Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lạm phát học sinh giỏi: Lỗ hổng của giáo dục toàn diện

Chủ nhật, 10:38 23/06/2019 | Xã hội

Trường học nếu chỉ chú trọng một cách phiến diện học sinh giỏi sẽ để lại một lỗ hổng lớn trong quan điểm giáo dục, trong chiến lược phát triển con người toàn diện cả về năng lực và phẩm chất

Trong khi nền giáo dục ở các nước phát triển trong khu vực như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore luôn coi trọng nhân cách hơn kết quả học tập của người học thì ở Việt Nam, danh hiệu "học sinh (HS) giỏi" lại trở thành cơn sốt "khoe thành tích học tập" mỗi kỳ tổng kết. HS chúng ta đã thật sự giỏi đến thế chăng?

Áp lực từ cha mẹ

Có lần một nữ HS - là người sau cùng buồn bã rời khỏi lớp học sau khi nhận kết quả điểm thi cuối kỳ rất tệ - nhìn tôi với đôi mắt ướt đẫm: "Em ước gì chiều nay mẹ có thể ôm em vào lòng và an ủi em: Điểm thấp ư? Không sao, con có thể làm những việc khác tốt hơn". Tôi xót xa nhận ra ước mong tha thiết của cô học trò bé bỏng chỉ là thái độ chia sẻ, cảm thông của cha mẹ chứ có gì lớn lao đâu nhưng sao với em, nó khó khăn và xa vời đến thế!

Hầu hết các bậc phụ huynh đặt ra mục tiêu con đến trường thì phải học giỏi, thậm chí bất chấp cuộc hành trình quá sức đã khiến con họ cạn kiệt về sức lực và trí tuệ. Học tập không còn là mục đích tự thân của trẻ nữa. Các em bị buộc "phải học" và "phải giỏi" như mong muốn của cha mẹ. Các em không được cha mẹ tìm hiểu, quan tâm rằng con đang là một đứa trẻ hạnh phúc hay bất hạnh. Cha mẹ chỉ đặc biệt quan tâm đến sổ liên lạc, phiếu báo điểm và thông báo kết quả học tập của con trong các kỳ họp phụ huynh. Khi giáo dục gia đình bị xem nhẹ thì thành tích học tập của con ở trường trở thành mục tiêu tối ưu cuốn hút sự quan tâm của cha mẹ. Vô tình, đứa trẻ trở thành mục tiêu và phương tiện thỏa mãn nhu cầu, mong muốn "khoe con" của cha mẹ. Vì thế, nhiều phụ huynh không chấp nhận sự yếu kém hay tình trạng sa sút trong học tập của con. Rất ít phụ huynh thực sự quan tâm đến khả năng sẵn có, cảm xúc, tâm lý và nhu cầu tự nhiên của con mình. Dẫn đến trường hợp một số HS bị trầm cảm, tự tử vì áp lực học tập căng thẳng hoặc kết quả học tập không được như kỳ vọng của cha mẹ, thầy cô.

Thành tích trong học tập không phải là toàn bộ thành phẩm của quá trình giáo dục con người. (Ảnh chỉ có tính minh họa) Ảnh: Tấn Thạnh
Thành tích trong học tập không phải là toàn bộ thành phẩm của quá trình giáo dục con người. (Ảnh chỉ có tính minh họa) Ảnh: Tấn Thạnh

Áp lực từ thầy cô và nhà trường

Hào quang của thành tích đã đẩy thầy cô giáo về phía quan điểm giáo dục thực dụng, chú trọng điểm số, tỉ lệ điểm thi của HS cao hay thấp, có nhiều HS giỏi hay không, bảng xếp hạng thi đua ở vị thứ nào... Từ đó, giáo viên (GV) buộc phải áp dụng các phương pháp dạy học thiếu tích cực như truyền thụ, thuyết giảng một chiều, dạy học áp đặt, nhồi nhét. Người học lại tiếp tục trở thành phương tiện để GV khẳng định danh hiệu "GV giỏi". Vì vậy, không ít GV chọn giải pháp tiêu cực như "nhá" đề thi, bắt HS thuộc lòng, học bài mẫu, bài "tủ"... Cách dạy học này biến HS thành người phục tùng, thụ động, lười suy nghĩ, ỷ lại, chẳng khác gì những cái "máy chép", "máy đọc". Những hệ lụy về phẩm chất mà đứa trẻ phải mang theo trong suốt cuộc đời là không thể phủ nhận.

Thành - bại không phải do điểm số

Trong một xã hội thịnh vượng, nhân phẩm mới là thước đo cao nhất. Thành tích trong học tập không phải là toàn bộ thành phẩm của quá trình giáo dục con người. Bởi giáo dục là đào tạo ra sản phẩm con người với đầy đủ năng lực và phẩm chất; là hoạt động đánh thức, bồi dưỡng nhân cách, trí tuệ, cảm xúc của con người. Thành - bại của một người hoàn toàn không phải do bảng thành tích, điểm số quyết định.

Nhà trường là môi trường giáo dục có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc đời con người. Ở đó, HS được hình thành, phát triển các năng lực cùng các kỹ năng mềm; được rèn giũa, uốn nắn từng hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp, ứng xử; được phát huy thế mạnh, được tôn trọng về năng khiếu, sở trường và những cá tính khác biệt; được đánh giá cao từ những hành vi, phẩm chất đạo đức đẹp đẽ. Ở đó, HS sẵn sàng đương đầu và biết xử lý mọi khó khăn, tình huống phức tạp của cuộc sống, biết giải quyết mâu thuẫn, xung đột và cân bằng trạng thái tâm lý, cảm xúc; được phát hiện và bồi dưỡng tiềm năng, năng khiếu bẩm sinh, không cảm thấy bị lạc lõng và cô độc giữa tập thể khi không được đánh giá là HS giỏi. Mọi nỗ lực cố gắng, kết quả thành hay bại, không dựa vào tiêu chí đạt được danh hiệu này hay thành tích kia.

Trường học nếu chỉ chú trọng một cách phiến diện HS giỏi sẽ để lại một lỗ hổng lớn trong quan điểm giáo dục, trong chiến lược phát triển con người toàn diện cả về năng lực và phẩm chất. Giáo dục không thể nói là thành công khi trường học không phải là không gian lý tưởng để mỗi ngày đứa trẻ thực sự chủ động và hứng thú khi đến trường.

Sự quá tải của chương trình học cùng với sự “kỳ vọng” của gia đình và nhà trường làm cho HS phải gánh chịu nhiều áp lực.

Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hiền (Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ; quận 4, TP HCM)

Theo NLĐ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ngành học nào vừa được nhiều người ngưỡng mộ lại giúp sinh viên có cơ hội việc làm rộng mở?

Ngành học nào vừa được nhiều người ngưỡng mộ lại giúp sinh viên có cơ hội việc làm rộng mở?

Giáo dục - 59 phút trước

GĐXH - Ngành học có vai trò quan trọng trong đời sống sẽ giúp sinh viên không phải lo lắng về việc làm, đặc biệt là những công việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng.

Từ 4/4, ô tô khách trên 30 chỗ, xe tải nặng không vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Từ 4/4, ô tô khách trên 30 chỗ, xe tải nặng không vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Thời sự - 1 giờ trước

Từ ngày 4/4, xe khách trên 30 chỗ, xe đầu kéo, xe tải nặng từ 6 trục (tải trọng trên 30 tấn) trở lên sẽ không lưu thông trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn.

Ngày làm việc cuối tuần có thêm giải độc đắc gần 25 tỷ tìm về chủ

Ngày làm việc cuối tuần có thêm giải độc đắc gần 25 tỷ tìm về chủ

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Mới đây, Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) thông báo đã tìm ra tấm vé trúng giải Jackpot của xổ số Mega 6/45.

Lái xe bằng chân, thiếu niên 16 tuổi bị phạt 2,7 triệu

Lái xe bằng chân, thiếu niên 16 tuổi bị phạt 2,7 triệu

Pháp luật - 2 giờ trước

Nam thiếu niên 16 tuổi dùng chân lái xe máy ở huyện Tuy An bị công an phạt hơn 2,7 triệu đồng.

Lắp camera xử phạt nguội trên đường Vành đai 3 trên cao

Lắp camera xử phạt nguội trên đường Vành đai 3 trên cao

Thời sự - 2 giờ trước

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội cho biết, thời gian tới Công an thành phố sẽ báo cáo cấp trên để lắp đặt thêm camera phạt nguội trên tuyến Vành đai 3.

Nguyên Chủ tịch xã ở Quảng Bình bị khởi tố

Nguyên Chủ tịch xã ở Quảng Bình bị khởi tố

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Ông Vinh là người trực tiếp ký vào các hóa đơn thu tiền từ người đấu giá, giấy tờ thanh toán công trình do Nguyễn Thị Loan lập khống, dẫn đến ngân sách Nhà nước bị chiếm đoạt.

Sau hơn một năm thi công, cầu vượt sông lớn ở Nam Định lộ diện ra sao?

Sau hơn một năm thi công, cầu vượt sông lớn ở Nam Định lộ diện ra sao?

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Cầu Đống Cao nối liền giữa huyện Ý Yên - Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định sau hơn 1 năm thi công, các trụ cầu đã nhô khỏi mặt nước, nhiều nhịp cầu đã lắp dầm kết nối.

Miền Bắc xuất hiện nắng nóng gay gắt sau không khí lạnh gây mưa đá, dông lốc

Miền Bắc xuất hiện nắng nóng gay gắt sau không khí lạnh gây mưa đá, dông lốc

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết ngày mai, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ và vùng núi phía Tây của Bắc và Trung Trung Bộ bắt đầu có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất ngày có nơi trên 35 độ. Dự báo mùa hè năm nay, nắng nóng gay gắt hơn so với trung bình nhiều năm.

Không có loại giấy tờ đặc biệt quan trọng này, tài xế vẫn lái xe đầu kéo 'cõng' hàng siêu trường ra đường và cái kết

Không có loại giấy tờ đặc biệt quan trọng này, tài xế vẫn lái xe đầu kéo 'cõng' hàng siêu trường ra đường và cái kết

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH - Xe đầu kéo chờ hàng siêu trường xuất phát từ TP Đà Nẵng đến Huế để phục vụ thi công dự án. Tuy nhiên, khi lực lượng chức năng kiểm tra, tài xế không cung cấp được giấy tờ liên quan.

Hàng triệu phụ huynh Hà Nội đón nhận tin vui khi mức học phí giảm mạnh!

Hàng triệu phụ huynh Hà Nội đón nhận tin vui khi mức học phí giảm mạnh!

Giáo dục - 4 giờ trước

GĐXH - Chính sách học phí đã được HĐND TP Hà Nội thông qua. Theo đó, mức thu học phí năm học 2023-2024 ở Hà Nội là 24.000-217.000 đồng một tháng, giảm gần một nửa so với mức cũ.

Top