Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khóc - cười chuyện du học (1): Hết mơ mộng là căng mình làm thêm

Thứ sáu, 14:00 23/09/2016 | Xã hội

GiadinhNet - Du học được nhiều bạn trẻ Việt Nam hướng tới như là một giấc mơ học trong môi trường tiên tiến, ra trường làm việc lương cao… Tuy nhiên, du học cũng đầy gian nan, vất vả và đòi hỏi những nỗ lực không mệt mỏi.

Du học - "miền đất hứa" đầy mộng mơ

Nếu có hỏi một học sinh THCS, hay THPT về những ấp ủ tương lai, chắc chắn đa số câu trả lời sẽ là giấc mơ được du học trời Tây thành hiện thực. Được ra "biển lớn", đến với những miền đất mới lạ, được tiếp thu nền giáo dục, có thể là một nền văn minh, văn hóa lớn, là điều không ít bạn trẻ mơ ước, khát khao khi du học.

Với nhiều người, để được xuất ngoại tu nghiệp không phải là một giấc mơ nào đó quá viển vông, thực tế là bằng nỗ lực của bản thân và biết cách lựa chọn hay “săn” được các suất học bổng để du học cũng là điều không khó.

Thậm chí, những học sinh gia đình khả năng tài chính đảm bảo trang khải chi phí đắt đỏ thì để có được suất du học ngoài nước cũng phải tốn nhiều công sức.

Du học sinh Việt Nam tại Nhật tranh thủ ngủ khi đi làm thêm.
Du học sinh Việt Nam tại Nhật tranh thủ ngủ khi đi làm thêm.

Đã trải qua 8 năm du học và làm việc trên đất Pháp, Trần Bách - cựu sinh viên tại Paris cho biết, hiện nay trong bối cảnh giáo dục trong nước chưa thực sự tạo tin tưởng đối với các bậc phụ huynh thì việc cho con đi “gửi gắm” nước ngoài thông qua con đường du học là dễ hiểu.

Không quá khó để được du học, ngoài các nước Âu - Mỹ có đôi chút khó đòi hỏi về tài chính, trình độ tiếng Anh, du học các nước chấu Á lại tương đối dễ dàng.

Cũng theo Trần Bách: “Khá nhiều bạn trẻ còn mơ hồ về du học, nghĩ rằng đi du học là dễ, là học xong ai cũng giỏi như… Tây. Tuy nhiên, thực tế lại rất khác. Đầu tiên là chi phí, dù có học bổng một phần hay toàn phần thì các khoản thuê nhà, ăn uống, đi lại, mua sắm sách vở… ở nước ngoài khá đắt đỏ. Nếu gia đình không gửi tiền, hoặc tăng cường làm thêm thì khó mà trụ được”.

Phải nói là thời gian đầu hầu như ai cũng gặp khó khăn về ngôn ngữ, học hành không hiểu gì. Phải chịu khó giao tiếp, được các bạn quốc tế giúp đỡ mới quen dần và bắt kịp. Ở Pháp họ dạy rất cơ bản, khoa học nên nếu không tập trung thì vẫn thiếu kỹ năng, kiến thức để ra trường đi làm theo đúng nghề học” - Bách tâm sự.

Vừa học, vừa “bục mặt” làm thêm

Chia sẻ về chuyện du học, Thu Phương đang học đại học ở Vương quốc Anh cho biết, du học Anh thuộc hàng cao nhất thế giới về học phí, sinh hoạt phí. Nếu như được học bổng toàn phần, du học sinh có thể tiết kiệm được khoảng 9.000 - 20.000 bảng mỗi năm, nhưng sinh hoạt phí cũng ở mức tương đương này. Nghĩa là, nếu có được học bổng thì hàng năm vẫn phải tiêu tốn khoảng 500 - 700 triệu đồng.

Theo Thu Phương: “Nếu không tìm hiểu kỹ, sẽ cảm thấy sốc vì qua đó sẽ biết mọi thứ đắt đỏ thế nào. Thời gian đầu phải học nhiều, làm quen nhiều nên sẽ phải tiêu tiền ở nhà gửi sang. Một thời gian quen môi trường, thạo tiếng có thể làm thêm trong trường hoặc bên ngoài, nhưng mức lương cũng chỉ tạm để thanh toán một số khoản”.


Hình ảnh nữ sinh Việt Nam ở Nhật bán chè để có thêm thu nhập khiến nhiều người phải suy ngẫm.

Hình ảnh nữ sinh Việt Nam ở Nhật bán chè để có thêm thu nhập khiến nhiều người phải suy ngẫm.

Du học được coi là “thiên đường”, nhưng thời gian gần đây hình ảnh của những du học sinh ở Nhật Bản phải ra đường bán chè trên đường phố, hay ngủ vùi mệt nhoài tại nơi làm thêm… trên các trang mạng xã hội khiến người xem không khỏi chạnh lòng.

Thanh Nam, cựu du học sinh tại Nhật Bản chia sẻ: “Khá nhiều bạn ảo tưởng là dành học bổng, sang Nhật vừa học vừa làm cũng có tiền gửi về. Sang đây mới biết chi phí tiền thuê nhà, ăn uống, đi lại thì rất tốn kém. Để có tiền trang trải chuyện học tập, nhiều sinh viên đã phải vùi mình đi làm thêm. Nếu làm bồi bàn không vất vả nhưng lương thấp, còn làm công nhân cơm hộp, xây dựng… lương cao hơn chút”.

Nhưng theo Thanh Nam, công việc làm thêm cũng không dễ dàng, vì đối với sinh viên chỉ được làm thêm khoảng 20 giờ mỗi tuần. Nếu vậy không đáng là bao, nên hầu như muốn có tiền trang trải chi phí ít nhất phải “xé rào” làm khoảng 40 giờ mỗi tuần.

Một giờ lương khoảng 800 - 1.000 Yên, trong khi riêng tiền thuê nhà sẽ khoảng 30.000 Yên. Hầu như không ai gửi được tiền về mà vẫn phải xin thêm.

Quang Huy

Ngô Quang Huy
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ngày mai (26/4), hàng triệu tài xế được hỗ trợ kịp thời nếu gặp sự cố trên cao tốc

Ngày mai (26/4), hàng triệu tài xế được hỗ trợ kịp thời nếu gặp sự cố trên cao tốc

Đời sống - 1 phút trước

GĐXH - Đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, đường dây nóng tiếp nhận thông tin ùn tắc, sự cố... trên cao tốc sẽ chính thức hoạt động từ 26/4.

Đường dây đánh lô đề qua mạng với số tiền hơn 700 triệu đồng/ngày

Đường dây đánh lô đề qua mạng với số tiền hơn 700 triệu đồng/ngày

Pháp luật - 58 phút trước

GĐXH - Để đối phó với lực lượng chức năng, các đối tượng sử dụng sim rác, tài khoản không chính chủ để giao dịch trong đường dây đánh bạc.

Danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội, thí sinh và phụ huynh lưu ý

Danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội, thí sinh và phụ huynh lưu ý

Giáo dục - 1 giờ trước

GĐXH - Theo hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025, Sở GD&ĐT Hà Nội công bố toàn thành phố có 12 khu vực tuyển sinh. Dưới đây là danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội.

Bị tai nạn lao động, người lao động được hưởng những chế độ, quyền lợi gì?

Bị tai nạn lao động, người lao động được hưởng những chế độ, quyền lợi gì?

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động. Mức hưởng chế độ tai nạn lao động hiện nay được quy định thế nào?

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

Pháp luật - 1 giờ trước

Theo HĐXX, bị cáo Trần Quí Thanh chiếm đoạt số tiền lớn, nhưng có nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, có nhiều đóng góp cho xã hội, khắc phục một phần thiệt hại...nên tuyên phạt 8 năm tù.

Chìm sà lan ở biển Quảng Ngãi: Vớt được 4 thi thể, đang dùng flycam, thợ lặn tìm người mất tích

Chìm sà lan ở biển Quảng Ngãi: Vớt được 4 thi thể, đang dùng flycam, thợ lặn tìm người mất tích

Thời sự - 3 giờ trước

Trực tiếp chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu nạn các thuyền viên trong vụ chìm sà lan trên vùng biển Quảng Ngãi, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang đề nghị huy động tối đa mọi nguồn lực, mở rộng phạm vi tìm kiếm nạn nhân đang mất tích.

Luật Đất đai 2024: Hàng triệu phụ nữ sẽ được hưởng lợi nếu nắm được quy định này

Luật Đất đai 2024: Hàng triệu phụ nữ sẽ được hưởng lợi nếu nắm được quy định này

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, việc nghiêm cấm hành vi “Phân biệt đối xử về giới trong quản lý, sử dụng đất đai” của Luật Đất đai 2024 là điều hết sức cần thiết, được người dân đồng tình, ủng hộ (trong đó có lực lượng yếu thế là phụ nữ).

Không cần xin visa (thị thực), người Việt Nam có thể nhập cảnh vào những quốc gia nào trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5?

Không cần xin visa (thị thực), người Việt Nam có thể nhập cảnh vào những quốc gia nào trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5?

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5, nếu người dân có ý định di lịch nước ngoài thì dưới đây là những quốc gia và vùng lãnh thổ miễn visa (thị thực) cho công dân Việt Nam khi nhập cảnh.

Biến động điểm chuẩn trường đại học có tỷ lệ cạnh tranh không kém các trường công an, quân đội

Biến động điểm chuẩn trường đại học có tỷ lệ cạnh tranh không kém các trường công an, quân đội

Giáo dục - 4 giờ trước

GĐXH - Để phục vụ cho phụ huynh và thí sinh tham khảo, dưới đây là bảng điểm chuẩn trong 3 năm gần đây của một trường đại học ở Hà Nội có tỷ lệ cạnh tranh được đánh giá là không kém các trường công an, quân đội.

Ngủ 5 ngày 5 đêm dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Thử thách hay trào lưu du lịch kiểu mới?

Ngủ 5 ngày 5 đêm dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Thử thách hay trào lưu du lịch kiểu mới?

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Với khoảng thời gian nghỉ lễ là 5 ngày, cư dân mạng đua nhau thực hiện thử thách "Ngủ 5 ngày 5 đêm" nhân kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Sự kiện này đang được cư dân mạng bàn luận khá sôi nổi.

Top