Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khi trẻ vị thành niên ghiền Facebook

Thứ ba, 11:00 20/10/2015 | Xã hội

Mới đây, các giảng viên khoa tâm lý - giáo dục Trường ĐH Sư phạm TP.HCM khảo sát 600 trẻ vị thành niên thì có hơn 97% trẻ đang sử dụng Facebook.

Trong đó có 94,4% trẻ đang rơi vào xu hướng ghiền, ghiền nhẹ, ghiền vừa và ghiền nặng. Bên cạnh những mặt lợi thì Facebook (FB) cũng đang khiến nhiều bạn trẻ bị nhiễm từ ngữ lóng, ăn nói thô tục, sa sút học tập và sao nhãng việc nhà.

Không thể sống thiếu Facebook

Thạc sĩ tâm lý Mai Mỹ Hạnh, giảng viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết: “Sử dụng FB quá mức dẫn đến ghiền FB đang dần trở nên đáng báo động. Hành vi ghiền FB thật sự ảnh hưởng tiêu cực và xã hội, nhà trường cùng gia đình hết sức lo lắng”.

Một nhóm bạn trẻ sử dụng điện thoại hầu hết đều online Facebook khi đi chơi tại công viên 30-4, Q.1, TP.HCM, chiều 18-10 - Ảnh: Quang Định
Một nhóm bạn trẻ sử dụng điện thoại hầu hết đều online Facebook khi đi chơi tại công viên 30-4, Q.1, TP.HCM, chiều 18-10 - Ảnh: Quang Định

 

Khảo sát cũng cho thấy có đến 276 trẻ vị thành niên, chiếm 65% (15 - 18 tuổi), cho rằng “FB là một trong những trang giải trí hàng đầu hiện giờ của trẻ vị thành niên”.

Cũng theo một kết quả khảo sát từ phụ huynh cho biết có đến 34,3% con em mình xem FB là trang giải trí hàng đầu hiện nay. Từ đó cho thấy trẻ vị thành niên rất có hứng thú với FB, ưu tiên lựa chọn trang mạng xã hội FB để giải trí mặc dù có rất nhiều trang mạng xã hội và những kênh giải trí khác.

Em N.H.T., học sinh lớp 7 Trường THCS Cầu Kiệu (Q.Phú Nhuận), hồn nhiên trả lời: “Em không thể sống thiếu FB. Một ngày em thường lên FB gần như 24/24 giờ. Em thường lên để chat với bạn em. FB có nhiều cái xấu mà cũng nhiều cái tốt. Cái xấu là nhiều người lớn chia sẻ những ảnh bậy bạ, nhiều bạn đăng FB rủ đánh lộn, nói sốc nhau và gửi clip chửi nhau tùm lum”.

Còn N.T.U., học sinh khác Trường THCS Cầu Kiệu, thừa nhận: “Một ngày em vào FB khá nhiều, những lúc rảnh là em vào FB, cái hại của FB là có những bạn lên đó sống ảo, rồi đăng những cái bậy bạ lên. Có những lúc em cũng phải lên đó để xem ai chửi mình”.

“Một ngày tôi thường vào FB trên 10 giờ, rảnh lúc nào là lên liền. Lên để chat với bạn bè và chia sẻ những cảm xúc của mình, đăng những ảnh mình đi chơi cho mọi người cùng biết cùng chung vui, khi nào buồn thì đăng để chia sẻ tâm trạng” - Nguyễn Thị Thúy Hằng, sinh viên Trường ĐH Lao động xã hội, chia sẻ.

Xao nhãng học hành, nhiễm từ “thô tục”

Từ kết quả nghiên cứu còn cho thấy: đối với giới trẻ hiện nay, FB chính là niềm vui, nỗi buồn và là niềm đam mê chính “tìm hiểu xã hội”.

 

 

* Ông Võ Văn Quang (Q.10) cho biết: “Việc chơi FB của con là xu hướng của giới trẻ, nên mình vẫn cho trẻ chơi nhưng phải kiểm soát tác dụng của nó như thế nào, phải giới hạn thời gian”.

* Ông Trần Quang Minh, phụ huynh một học sinh, nói: “Tôi nhất quyết không cho con chơi FB. Nếu sử dụng đúng mực thì nó có nhiều mặt tốt, còn lạm dụng quá thì ảnh hưởng đến việc học hành”.

 

Tuy nhiên khi lạm dụng thái quá sự đam mê ấy lại trở thành tiêu cực, ảnh hưởng không ít đến học tập. Thực tế cho thấy có nhiều trẻ vị thành niên mê FB đến nỗi quên cả việc nhà, trì hoãn việc học hành. Nhiều trẻ vị thành niên sau khi quay lại bàn học vẫn lưu luyến FB mà không thể tập trung được.

Chị N.T.H., phụ huynh em T.V.T., cho biết: “Nhiều lúc có chuyện, khi cần con phụ giúp phải kêu năm lần bảy lượt mới chịu đi. Tôi bực mình quá nên tới xem con làm gì mà say mê với máy vi tính như vậy thì thấy con đang chat với bạn trên FB”.

Bạn N.H.P., học sinh lớp 8, thừa nhận: “Từ khi lên FB nhiều em cảm thấy việc học của mình ngày càng sa sút. Nhiều khi em không muốn lên, nhưng dường như một ngày mà không lên nó làm sao ấy. Nhiều lúc thức đêm mình muốn ngủ nhưng mấy bạn cứ nhắn tin hoài nên em trả lời, cứ thế thời gian qua nhanh lắm, có khi đến 3g, 4g sáng”.

Một trong những vấn đề đáng quan tâm khác khi trẻ vị thành niên sử dụng FB là lời nói và từ ngữ không phù hợp. Trẻ có xu hướng sử dụng từ “lóng”, từ thô tục, từ liên quan đến giới tính, tình dục mà trẻ ít dám sử dụng trong đời sống hằng ngày. Với ý nghĩ có thể tự do viết những gì mình thích mà không bị kiểm soát, trẻ vô tư chia sẻ và bình luận bằng những từ ngữ đó.

“Các em cần có cha mẹ, thầy cô định hướng trong việc lựa chọn những kênh giải trí nhằm giúp chọn lựa các loại hình phù hợp, góp phần hình thành cũng như phát triển được những đặc điểm tâm lý của trẻ vị thành niên” - thạc sĩ Mai Mỹ Hạnh nhận xét.

 

 

Thế nào là ghiền FB?

- Chưa đủ dấu hiện ghiền: có khả năng điều phối thời gian cho việc học hành, công việc, cuộc sống gia đình cùng các việc cá nhân khác hợp lý.

- Có xu hướng ghiền: Thời gian sử dụng mạng xã hội FB có thể kéo dài hơn lúc trước, nhưng công việc và học tập phần lớn vẫn được kiểm soát. Ở giai đoạn này, nếu có sự giáo dục và quan tâm hợp lý, người sử dụng vẫn có những thay đổi rất tích cực để không chuyển sang giai đoạn ghiền nhẹ.

- Ghiền nhẹ: Dần trở nên thích thú hơn với mạng xã hội FB.

- Ghiền vừa: Xuất hiện những biểu hiện bất thường như giận dữ, căng thẳng, thậm chí trầm cảm khi không thể vào được FB, sức khỏe giảm sút từ việc thức khuya liên tục, sụt cân, mệt mỏi.

- Ghiền nặng: Không thể kiểm soát hành vi của mình, cuộc sống hầu như phụ thuộc vào FB, xuất hiện những hành vi lệch chuẩn để thỏa mãn “cơn khát” như ăn trộm tiền bạc, sa chân vào các con đường phạm pháp, tự sát...

Một cái bánh xốp nhỏ ở CHDCND Triều Tiên giá bao nhiêu? Giá niêm yết là 2.000 won Triều Tiên, tương đương 20 USD Mỹ hay 133 nhân dân tệ theo tỉ giá hối đoái chính thức, khiến quốc gia này có lẽ là đất nước đắt đỏ nhất thế giới.

Biểu hiện hành vi ghiền FB trong chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ vị thành niên
(theo kết quả khảo sát)

1. Vừa ăn vừa sử dụng FB.

2. Thức khuya để sử dụng FB.

3. Dùng bữa qua loa.

4. Đình trệ việc sinh hoạt cá nhân để tiếp tục sử dụng FB.

5. Đảo lộn trật tự sinh hoạt thường ngày.

Các hành vi sử dụng FB của trẻ vị thành niên (theo kết quả khảo sát)

1. Sử dụng những từ ngữ thô tục khi “comment”.

2. Nói dối với gia đình và người thân để sử dụng FB.

3. Giận hoặc cáu gắt khi ba mẹ không cho sử dụng FB.

4. Tham gia các nhóm phản động, nhóm sex...

5. Bịa đặt câu chuyện để câu “like”.

6. Xúc phạm những người mình không thích trên FB.

7. Hẹn gặp mặt để “tính sổ” về một sự việc trên FB.

8. Vô lễ với người lớn trên FB.

9. Đăng clip và hình ảnh không lành mạnh, phù hợp với lứa tuổi.

10. Đăng hình không kín đáo của bản thân.

 

Theo Chế Thân - A.Thoa (Tuổi Trẻ)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Xã hội - 7 giờ trước

GĐXH - Khi chạy tới cổng tỉnh ủy Hải Dương, xe ô tô do ông H. điều khiển bất ngờ lao qua vỉa hè rơi xuống sông Sặt khiến tài xế tử vong.

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Cửa hàng kinh doanh vàng giả nhãn hiệu Chanel tại huyện Diễn Châu (Nghệ An) vừa bị lực lượng chức năng lập biên bản đề nghị xử phạt số tiền 85 triệu đồng.

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Pháp luật - 9 giờ trước

GĐXH - Với thủ đoạn tinh vi, nhóm đối tượng đã tạo dựng màn kịch lừa kết hôn với người Trung Quốc để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Chợ tự phát (chợ cóc, chợ tạm) đang mọc lên dày hơn ở nhiều khu đông dân cư tại các đường phố Hà Nội. Con đường nơi có chợ cóc họp thường xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân xung quanh.

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Mặc dù được đầu tư hơn 1 nghìn tỉ đồng, thế nhưng sau nhiều năm hoạt động, tuyến xe buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng về giảm thiểu ùn tắc. Vừa qua, UBND TP Hà Nội đã có đề xuất "khai tử" tuyến buýt nhanh BRT để thay bằng đường sắt đô thị.

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Xã hội - 12 giờ trước

GĐXH - Ra đầm nuôi trồng thủy sản của người thân chơi, thấy em bị ngã xuống nước, chị gái đã lao xuống cứu em. Do không biết bơi, cả 2 chị em cháu D. bị đuối nước.

Hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp dồn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày oi nóng

Hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp dồn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày oi nóng

Thời sự - 12 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, tuần tới miền Bắc chuẩn bị đón hai đợt gió mùa Đông Bắc khiến nền nhiệt độ giảm nhẹ và trời đỡ nóng.

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024

Xã hội - 12 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Sáu ngày 19/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Lại xảy ra đuối nước thương tâm tại Quảng Bình

Lại xảy ra đuối nước thương tâm tại Quảng Bình

Thời sự - 12 giờ trước

GĐXH - Trong lúc tắm ở khe suối, nam sinh sinh lớp 9 lặn xuống đáy rồi mắc kẹt vào đá dẫn đến đuối nước.

Liên tiếp xảy ra giông lốc gây thiệt hại về nhà dân, hoa màu

Liên tiếp xảy ra giông lốc gây thiệt hại về nhà dân, hoa màu

Thời sự - 12 giờ trước

GĐXH - Giông lốc liên tiếp xảy ra ở Quảng Trị khiến nhiều nhà dân bị tốc mái, hư hỏng, hàng chục hecta lúa bị đổ gãy...

Top