Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giáo dục cần chú trọng kỹ năng hơn là kiến thức hàn lâm

Thứ ba, 08:53 24/04/2018 | Xã hội

GiadinhNet - Thời gian qua, nhiều vụ việc học sinh căng thẳng, thậm chí dẫn đến tự tử vì áp lực học hành... Xung quanh vấn đề này, PV Báo GĐ&XH đã có cuộc trao đổi với ThS Nguyễn Sóng Hiền - nghiên cứu chuyên ngành Giáo dục tại ĐH Newcastle, Australia và là thành viên Hiệp hội các nhà giáo dục quốc tế (NAFSA).


Học sinh phải được đào tạo một cách toàn diện mới mong bắt kịp với các nền giáo dục tiến bộ khác.     Ảnh: Chí Cường

Học sinh phải được đào tạo một cách toàn diện mới mong bắt kịp với các nền giáo dục tiến bộ khác. Ảnh: Chí Cường

Nặng nề sức ép thi cử, bằng cấp

Thời gian gần đây có nhiều vụ việc học sinh Việt Nam bị trầm cảm, sợ đi học, thậm chí quyên sinh vì bị áp lực học tập, bị sức ép từ gia đình... Ông đánh giá vấn đề này thế nào?

- Nhiều người lạc quan cho rằng, đó chỉ là những vết đen trên tờ giấy trắng. Và cũng đừng vì một vài vết đen này mà vứt đi cả một tờ giấy... Nhưng tôi thì bi quan hơn.

Rốt cục, nhà trường chúng ta đang làm gì? Những nhà quản lý giáo dục đang làm gì và giáo dục của chúng ta vì cái gì? Đó là những câu hỏi không ít người quan tâm đến giáo dục trăn trở, băn khoăn của nền giáo dục Việt Nam hiện nay. Nhiều người cho rằng, hãy làm một cuộc cách mạng trong giáo dục.

Thiết nghĩ, từ cách mạng có lẽ là hợp lý nhất nên dùng cho công cuộc cải cách giáo dục Việt Nam hiện nay. Trước hết là về nhận thức, về tư duy giáo dục nhưng phải triệt để chứ đừng làm nửa vời. Phải có tính hệ thống, không nên chắp vá. Để làm được điều này, nhiều Bộ phải ngồi lại với nhau.

Ông có thể chỉ ra những nguyên nhân chính nào dẫn đến hiện tượng này?

- Trước khi đưa ra đánh giá, chúng ta cần có một cái nhìn tổng thể hơn nền giáo dục nước nhà để tìm ra nguyên nhân. Trước hết, giáo dục Việt Nam chịu ảnh hưởng tư tưởng của giáo dục Nho giáo với tiêu chí lấy khoa cử làm trọng, dùng khoa cử để chọn người tài mà không chú trọng đến phát triển năng lực của mỗi cá nhân. Tư tưởng này cho đến thời kỳ Pháp thuộc khoảng nửa đầu của thế kỷ 19 vẫn được chính quyền thực dân Pháp duy trì trong hệ thống trường học ở Việt Nam.

Về sau, giáo dục vẫn chỉ chú trọng kiến thức mà không chú trọng đến phát triển các kỹ năng sống. Nặng về chương trình học thuật mà thiếu chú trọng giáo dục nghề nghiệp. Đánh giá học sinh qua bài kiểm tra hơn là đánh giá linh hoạt và theo quá trình. Chú trọng đến bài tập về nhà và cạnh tranh giữa các học sinh hơn là các hoạt động ngoại khóa và hơn là sự phát triển của mỗi học sinh.

Dù trải qua nhiều lần cải cách nhưng tư duy giáo dục Việt Nam vẫn chưa thoát ly ra khỏi những tư duy giáo dục nói trên. Bên cạnh đó, giáo dục gia đình cũng là một trong những nguyên nhân góp phần cho những hệ lụy mà chúng ta đang mong muốn thay đổi.

Một phần nguyên nhân từ gia đình


ThS Nguyễn Sóng Hiền -nghiên cứu chuyên ngành Giáo dục tại ĐH Newcastle, Australia, ông Hiền cũng là người có nhiều bài viết đăng trên các báo nhằm góp ý cho Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể...

ThS Nguyễn Sóng Hiền -nghiên cứu chuyên ngành Giáo dục tại ĐH Newcastle, Australia, ông Hiền cũng là người có nhiều bài viết đăng trên các báo nhằm góp ý cho Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể...

Ông đánh giá thế nào về sức ép học tập, thi cử, đỗ đạt của cha mẹ, gia đình học sinh hiện nay vẫn còn nặng nề?

- Cha mẹ học sinh vẫn chưa thoát ra khỏi những định kiến Nho giáo khi vẫn coi trọng chuyện học để làm quan, học cao để nhàn thân nên một hai ép buộc con mình phải học thật giỏi, phải hơn chúng bạn, mà quên đi rằng mỗi trẻ em đều có một năng lực riêng. Chúng không giỏi về học thuật thì có thể giỏi về tay nghề. Chúng không giỏi về môn Toán nhưng chúng lại giỏi môn vẽ...

Bố mẹ phải hiểu rõ những đam mê và năng lực của con để định hướng cho nó thay vì áp đặt và chạy đua theo trào lưu của xã hội. Nhiều doanh nhân thành đạt, nhiều Tổng thống, Thủ tướng trên thế giới đâu có bằng đại học. Đừng vì chú trọng bằng cấp mà đánh mất tài năng khác của các em.

So với các nước giáo dục phát triển, học sinh Việt Nam hiện nay có đáng lo ngại vì áp lực học tập?

- So với những nền giáo dục phát triển, như Australia chẳng hạn, học sinh hoàn toàn không bị áp lực thi cử. Đánh giá học sinh rất linh hoạt và đa dạng có thể là bài thi, có thể qua hoạt động ngoại khóa, có thể qua trò chơi... Ở các cấp học phổ thông, chương trình học rất nhẹ, học sinh có quyền lựa chọn môn học mình thích mà không bị áp đặt.

Giáo dục Australia chú trọng giáo dục các kỹ năng sống hơn là kiến thức hàn lâm. Chú trọng phát triển năng lực riêng của mỗi em chứ không chú trọng tới điểm số. Chú trọng học qua hoạt động vui chơi hơn là ngồi lớp nghe giảng. Có một điều thú vị là học sinh lớp 3 học ở Việt Nam khi qua đây học thì có thể giải được Toán của chương trình lớp 5 ở Australia. Tuy nhiên, lại rất rụt rè, không tự tin, ít dám bày tỏ ý kiến của mình và rất kém về các kỹ năng giao tiếp.

Để thay đổi những bất cập trong giáo dục, giảm sức ép học tập tới học sinh, ngành Giáo dục cũng như các bậc phụ huynh cần làm những gì?

- Đó là một triết lý giáo dục làm nền tảng căn bản để định hướng cho tất cả các nguồn lực trong giáo dục hướng tới.

Khi chúng ta chưa minh định được một cái đích rõ ràng để từ đó mỗi học sinh, mỗi người thầy, người cô, mỗi phụ huynh, mỗi lớp học, mỗi nhà trường, mỗi nhà quản lý giáo dục và rộng ra là cả xã hội cùng nhau để nhìn về, để hướng tới, để vun đắp, để xây và cùng nhau gánh vác và sẻ chia để đạt đến đích mà nền giáo dục muốn hướng tới.

Lối giáo dục dựa trên thi cử và nhấn mạnh bằng cấp đến lúc cần phải xóa bỏ. Học sinh phải thật sự là trung tâm của tất cả quá trình giáo dục, như vậy chúng ta mới mong có một nền giáo dục bắt kịp với các nền giáo dục tiến bộ khác.

Xin cảm ơn ông về những chia sẻ tâm huyết!

Quang Anh (Thực hiện)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vỉa hè ở Hà Nội vừa lát đá mới đã bị chiếm dụng làm nơi đỗ ô tô

Vỉa hè ở Hà Nội vừa lát đá mới đã bị chiếm dụng làm nơi đỗ ô tô

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Vỉa hè đường Lê Đức Thọ (quận Nam Từ Liêm); vỉa hè ngõ 78, 86, 15 phố Duy Tân (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy) đang được cải tạo, lát đá mới. Một số chỗ vừa mới lát xong đã bị chiếm dụng làm nơi đỗ xe ô tô.

Cảnh báo giả danh Chi cục thuế thành phố Huế để lừa đảo

Cảnh báo giả danh Chi cục thuế thành phố Huế để lừa đảo

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Bằng thủ đoạn làm giả giấy mời của Chi cục thuế TP Huế, đồng thời giả cán bộ thuế gọi điện, kết bạn zalo, cung cấp đường link và hướng dẫn nộp quyết toán thuế, các đối tượng lấy cắp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng để chiếm đoạt tài sản.

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Xã hội - 4 giờ trước

Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Năm ngày 25/4/2024

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Năm ngày 25/4/2024

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Năm ngày 25/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Tìm khóa học hè rèn luyện cho con, một phụ huynh ở Hà Nội bị lừa 600 triệu đồng

Tìm khóa học hè rèn luyện cho con, một phụ huynh ở Hà Nội bị lừa 600 triệu đồng

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Lên mạng xã hội Facebook để tìm cho con khóa học hè về "rèn kỹ năng, tăng trải nghiệm" cho con một phụ huynh ở Thanh Xuân, Hà Nội bị các đối tượng lừa chiếm đoạt 600 triệu đồng.

Cận cảnh những hiện vật quý trong chiến dịch Điện Biên Phủ được giới thiệu tại Hà Nội

Cận cảnh những hiện vật quý trong chiến dịch Điện Biên Phủ được giới thiệu tại Hà Nội

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu phản ánh về trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ năm 1954 đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, trong đó có nhiều hiện vật lần đầu được giới thiệu đến công chúng.

Ngày mai (26/4), hàng triệu tài xế được hỗ trợ kịp thời nếu gặp sự cố trên cao tốc

Ngày mai (26/4), hàng triệu tài xế được hỗ trợ kịp thời nếu gặp sự cố trên cao tốc

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, đường dây nóng tiếp nhận thông tin ùn tắc, sự cố... trên cao tốc sẽ chính thức hoạt động từ 26/4.

Đường dây đánh lô đề qua mạng với số tiền hơn 700 triệu đồng/ngày

Đường dây đánh lô đề qua mạng với số tiền hơn 700 triệu đồng/ngày

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Để đối phó với lực lượng chức năng, các đối tượng sử dụng sim rác, tài khoản không chính chủ để giao dịch trong đường dây đánh bạc.

Danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội, thí sinh và phụ huynh lưu ý

Danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội, thí sinh và phụ huynh lưu ý

Giáo dục - 7 giờ trước

GĐXH - Theo hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025, Sở GD&ĐT Hà Nội công bố toàn thành phố có 12 khu vực tuyển sinh. Dưới đây là danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội.

Quy định về chế độ tai nạn lao động được hưởng, có thể nhiều người người chưa nắm rõ

Quy định về chế độ tai nạn lao động được hưởng, có thể nhiều người người chưa nắm rõ

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động. Mức hưởng chế độ tai nạn lao động hiện nay được quy định thế nào?

Top