Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đồng nghiệp “phản pháo” vụ Hiệu phó bị “tố” sao chép giáo trình

Thứ sáu, 13:29 10/10/2014 | Xã hội

GiadinhNet - “Có thể khẳng định cuốn tài liệu này không phải là giáo trình cũng không phải là tài liệu tham khảo", một giáo sư nhận định.

Liên quan đến đơn tố cáo PGS.TS Trần Văn Tớp - Phó Hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội sao chép giáo trình, GS. Lã Văn Út, nguyên Trưởng bộ môn Hệ thống điện ĐHBK nhận định PGS. Trần Văn Tớp chỉ cập nhật giáo trình. Theo TS. Bạch Quốc Khánh – Trưởng bộ môn hệ thống điện Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (ĐHBK), không có chuyện PGS.TS Trần Văn Tớp sao chép tập bài giảng.

Kế cận tài liệu cũ

Trong đơn gửi tới thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo mới đây, ông Nguyễn Ngọc Thành (giảng viên bộ môn Hàn- ĐHBK Hà Nội) cho biết, cuốn sách “Kỹ thuật điện cao áp” của PGS.TS Trần Văn Tớp (NXB Khoa học và Kĩ thuật phát hành năm 2007) đã có những sao chép gần như 100% cuốn giáo trình “Một số vấn đề kĩ thuật điện cao áp ở siêu cao áp và cực cao áp” của PGS. TS Võ Viết Đạn (xuất bản năm 1993).

Tuy nhiên, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, không thấy bản lưu của cuốn “Một số vấn đề kỹ thuật điện cao áp ở siêu cao áp và cực cao áp” của PGS.TS Võ Viết Đạn. Đây là tài liệu học tập biên soạn phục vụ cho đào tạo chuyên ngành của hệ thống điện trường ĐHBK Hà Nội.

Liên quan đến vấn đề này, TS. Nguyễn Huy Phương –Viện trưởng Viện điện cho biết viện đã có buổi họp với sự tham gia của các giảng viên trong bộ môn hệ thống điện và PGS.TS Trần Văn Tớp. PGS.TS Trần Văn Tớp cũng đã có biên bản giải trình.

Tập hợp buổi họp có 7 ý kiến về sự việc. Thứ nhất, PGS.TS Trần Văn Tớp biên soạn giáo trình là do yêu cầu của bộ môn và phân công trong nhóm chuyên môn nhằm đáp ứng nhu cầu cập nhật và phát triển giáo trình về kỹ thuật điện cao áp.

Thứ hai, giáo trình được PGS.TS Trần Văn Tớp biên soạn theo đề cương đã được nhóm chuyên môn và bộ môn thống nhất thông qua.

Thứ ba, về hình thức, có thể thấy một số chương, mục trong giáo trình của tác giả Trần Văn Tớp có giống với tài liệu số 2. Điều đó là đương nhiên vì các chương, mục này đều trình bày về các kiến thức nền tảng, cơ bản của chuyên ngành.

Thứ tư, tài liệu số 2 (năm 1993) mà GS Võ Viết Đạn làm chủ biên là tổng hợp đóng góp công sức chung của nhóm kỹ thuật điện cao áp nên được xem là công trình chung của cả nhóm chuyên môn trong đó có PGS.TS Trần Văn Tớp. Hơn nữa, tài liệu số 2 chỉ là bài tập giảng cho lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ vận hành đường dây 500kV của Trung tâm điều độ quốc gia, được đặt hàng bởi Tổng công ty Điện lực VN, chỉ được đánh máy, photo và lưu hành nội bộ nhóm chuyên môn của bộ môn hệ thống điện.

Thứ năm, Tài liệu số 2 đã được tác giả Trần Văn Tớp giới thiệu rõ ràng trong lời nói đầu và trong danh mục tài liệu tham khảo của giáo trình “Kỹ thuật điện cao áp: Bảo vệ và chống quá điện áp”. Thứ sáu, về chuyên môn giáo trình của tác giả Trần Văn Tớp đã mở rộng và phát triển thêm nhiều nội dung mới, cập nhật, đáp ứng được yêu cầu đối với công tác nâng cấp, phát triển giáo trình.

Thứ bảy, sau khi biên soạn, giáo trình của tác giả Trần Văn Tớp đã được nhóm chuyên môn và bộ môn hệ thống điện thẩm định kỹ trước khi xuất bản. Về cuốn tập bài giảng năm 1993 của PGS. Đạn không xuất bản, do đó không phải là tài liệu tham khảo. Như vậy cuốn giáo trình của PGS. Tớp không vi phạm bản quyền, việc được thực hiện đã có cả quy trình.

GS Lê Văn Út (bên trái) và PGS.TS Nguyễn Đình Thắng (bên phải)

GS Lê Văn Út (bên trái) và PGS.TS Nguyễn Đình Thắng (bên phải)

Không phải giáo trình

GS.TS Lã Văn Út - nguyên trưởng bộ môn Hệ thống điện (nay là Viện Điện) - ĐH Bách khoa Hà Nội, người chuyên theo dõi về giáo trình của bộ môn cho biết: Cuốn “Một số vấn đề kỹ thuật điện cao áp ở siêu cao áp và cực cao áp” của PGS.TS Võ Viết Đạn không phải là giáo trình và cũng không được thông qua theo đúng quy định về viết giáo trình.

Đây chỉ là một trong bốn cuốn tài liệu được viết ra nhằm phục vụ học viên của lớp bồi dưỡng cho các kỹ sư sẽ vận hành ở trung tâm Điện lực Quốc gia và các trạm 500 Kv. Sở dĩ như vậy là thời gian đó bộ môn có tham gia thiết kế đường dây 500Kv từ năm 1990 đến 1994.

Trước khi đưa đường dây này vào vận hành vào năm 1993, lúc đó Bộ Năng lượng có yêu cầu bộ môn bồi dưỡng cho một số lớp. Trong hợp đồng họ rất muốn “ăn chắc” nên có yêu cầu các thầy giảng thì có tài liệu phát đến từng học viên, nếu khó khăn trong in ấn thì sẽ hợp tác giúp đỡ.

Trên cơ sở yêu cầu này thì cuốn tài liệu của PGS.TS Võ Viết Đạn được hình thành. Ngoài các học viên của lớp học này thì một số thầy ở bộ môn cũng được tặng cuốn tài liệu này.

Được biết năm 1972, thầy Võ Viết Đạn có cuốn giáo trình “Kỹ thuật Điện cao áp”. Từ những năm 1990 đã có sự giao lưu tài liệu trong và ngoài nước, trong khi đó bộ môn điện tham gia thiết kế xây dựng đường dây siêu cao áp 500Kv, do đó bộ môn rất cần cập nhật những kiến thức về cao áp và siêu cao áp. Tài liệu “Một số vấn đề kỹ thuật điện cao áp ở siêu cao áp và cực cao áp” năm 1993 giống như một thành quả của việc tiếp thu kiến thức mới cập nhật mà cuốn giáo trình năm 1972 chưa có.

Vào thời điểm năm 1993 GS. Lã Văn Út có đề nghị tổ chuyên môn cho tái bản quyền giáo trình năm 1972 để cập nhật thông tin. Nhưng cho tới sau năm 1993 PGS.TS Võ Viết Đạn cũng chưa có ý muốn tái bản cuốn giáo trình của mình. Vào năm 2003, PGS.TS Võ Viết Đạn qua đời.

Không đồng tình với cách đặt vấn đề “đạo văn” hay sao chép giáo trình ở đây, GS.TS Lã Văn Út cho biết: Cuốn “Một số vấn đề kỹ thuật điện cao áp ở siêu cao áp và cực cao áp” của PGS.TS Võ Viết Đạn không phải là giáo trình mà chỉ là một trong 4 cuốn tài liệu được viết ra nhằm phục vụ học viên của lớp bồi dưỡng cho các kỹ sư sẽ vận hành ở Trung tâm Điện lực Quốc gia và các trạm 500 Kv. “Có thể khẳng định cuốn tài liệu này không phải là giáo trình cũng không phải là tài liệu tham khảo. Tên cuốn tài liệu thì bộ môn xác nhận là do thầy Võ Viết Đạn viết nhưng nói về bản quyền bảo hộ thì không đủ cơ sở pháp lý. Vì vậy, việc tố cáo nói là sao chép giáo trình là không đúng” - GS.TS Lã Văn Út phân tích.

Như vậy, cuốn giáo trình do PGS.TS Trần Văn Tớp biên soạn là do yêu cầu của Bộ môn và phân công của nhóm chuyên môn, nhằm đáp ứng nhu cầu cập nhật và phát triển giáo trình về kỹ thuật điện cao áp. Bên cạnh đó, cuốn giáo trình được PGS.TS Trần Văn Tớp biên soạn theo đề cương đã được nhóm chuyên môn thống nhất thông qua.

TS. Bạch Quốc Khánh – Trưởng bộ môn hệ thống điện cho biết: Sau khi biên soạn giáo trình “Kỹ thuật điện cao áp: Quá điện áp và bảo vệ chống quá điện áp” đã được nhóm chuyên môn và Bộ môn hệ thống điện thẩm định kỹ trước khi xuất bản.

Bảo Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Gã đàn ông lang thang giết người vì bị đánh

Gã đàn ông lang thang giết người vì bị đánh

Pháp luật - 3 phút trước

GĐXH - Sau khi bị đánh, Giang đem lòng ấm ức và ra tay sát hại người này

Giả danh Trung tướng công an lừa đảo hàng trăm triệu đồng

Giả danh Trung tướng công an lừa đảo hàng trăm triệu đồng

Pháp luật - 15 phút trước

GĐXH - Lê Văn Sự tự "khoe" với nhiều người rằng, bản thân có nguồn tiền lớn muốn chuyển từ nước ngoài về và cần tài khoản ngân hàng ở Việt Nam để nhận. Nếu giao dịch thành công chủ tài khoản hưởng 0,5% hoa hồng...

Vụ nữ sinh lớp 11 ở Gia Lai bị đâm tử vong: Lúc gây án mới biết mặt nhau

Vụ nữ sinh lớp 11 ở Gia Lai bị đâm tử vong: Lúc gây án mới biết mặt nhau

Pháp luật - 20 phút trước

Liên quan vụ nữ sinh lớp 11 tại Gia Lai bị đâm tử vong, Cơ quan điều tra cho biết, 2 nữ sinh này học tại 2 trường khác nhau, không quen biết nhau mà chỉ trao đổi qua mạng xã hội.

Miền Bắc bắt đầu gia tăng nắng nóng

Miền Bắc bắt đầu gia tăng nắng nóng

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết hôm nay, Bắc Bộ giảm mưa trời nắng, nhiệt độ trong ngày tăng nhanh. Trong khi Nam Bộ tiếp tục chuỗi ngày nắng nóng kéo dài.

Tin sáng 25/4: Từ 1/7/2024 nhiều lao động có thể được tăng lương 2 lần; 5 nhóm hành vi sẽ bị CSGT Hà Nội xử lý nghiêm dịp nghỉ lễ

Tin sáng 25/4: Từ 1/7/2024 nhiều lao động có thể được tăng lương 2 lần; 5 nhóm hành vi sẽ bị CSGT Hà Nội xử lý nghiêm dịp nghỉ lễ

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Ngoài việc được tăng lương tối thiểu vùng, nhiều lao động có thể được tăng lương thêm do điều chỉnh tiền lương tối thiểu theo vùng kể từ 1/7; Trong dịp nghỉ lễ, CSGT sẽ tập trung kiểm tra, xử lý vào 5 nhóm hành vi vi phạm...

CSGT Hà Nội sẽ xử lý nghiêm 5 nhóm hành vi vi phạm dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

CSGT Hà Nội sẽ xử lý nghiêm 5 nhóm hành vi vi phạm dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Đời sống - 2 giờ trước

Trong dịp nghỉ lễ, CSGT sẽ tập trung kiểm tra, xử lý vào 5 nhóm hành vi vi phạm gồm nồng độ cồn, ma túy, chở hàng quá tải trọng, chạy quá tốc độ, vi phạm về làn đường, sử dụng giấy tờ giả.

Xe máy lao như tên bắn ở làn 120km/h cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Xe máy lao như tên bắn ở làn 120km/h cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Thời sự - 2 giờ trước

Camera giám sát ghi lại hình ảnh xe máy phi như tên bắn ở làn 120km/h trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Hiện chưa xác định được người điều khiển phương tiện.

15 thí sinh bị đình chỉ sau 3 đợt thi Đánh giá năng lực của ĐHQGHN

15 thí sinh bị đình chỉ sau 3 đợt thi Đánh giá năng lực của ĐHQGHN

Giáo dục - 2 giờ trước

Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, sau 3 đợt thi Đánh giá năng lực đầu tiên của năm 2024 (tổ chức trong tháng 3 và 4), đã có 15 thí sinh bị đình chỉ thi vì vi phạm quy chế.

Người đàn ông để lại nhẫn cưới, điện thoại rồi nhảy xuống sông

Người đàn ông để lại nhẫn cưới, điện thoại rồi nhảy xuống sông

Xã hội - 10 giờ trước

GĐXH - Tại hiện trường, lực lượng chức năng phát hiện một đôi dép, chiếc áo, điện thoại và một nhẫn cưới do nạn nhân để lại.

Lừa đảo đưa 9 người dân ở Bắc Kạn sang Úc làm việc, một đối tượng quê Hải Dương bị bắt

Lừa đảo đưa 9 người dân ở Bắc Kạn sang Úc làm việc, một đối tượng quê Hải Dương bị bắt

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Do nợ nần, Đoàn Văn Trung quê ở Hải Dương lập tài khoản zalo thường xuyên đăng tải hình ảnh về công việc ở Úc với mức thu nhập cao. Khi nạn nhân tin tưởng và chuyển tiền thì chiếm đoạt.

Top