Hà Nội
23°C / 22-25°C

“Đại phẫu” giáo dục phổ thông: Nên thử nghiệm trước khi áp dụng đại trà?

Thứ tư, 12:20 28/10/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Mỗi năm một thay đổi, thậm chí có nhiều chương trình thí điểm khác nhau áp dụng cho các nhà trường. Các kỳ thi vẫn rất áp lực cho học sinh khiến nhiều phụ huynh, chuyên gia giáo dục hoài nghi. Cuộc “đại phẫu” chương trình giáo dục phổ thông sắp tới của Bộ GD&ĐT vì thế nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận.

 

Không ít chuyên gia, phụ huynh cho rằng Dự thảo Giáo dục phổ thông cần phải thử nghiệm trước khi áp dụng đại trà. Ảnh minh họa: Q.Anh
Không ít chuyên gia, phụ huynh cho rằng Dự thảo Giáo dục phổ thông cần phải thử nghiệm trước khi áp dụng đại trà. Ảnh minh họa: Q.Anh

 

Tiếp tục cải tiến, đổi mới

Nhiều người nói, hiếm có quốc gia nào trên thế giới có những hoạt động cải tiến, đổi mới phương pháp học, chương trình, sách giáo khoa như ở Việt Nam. Từ việc giảm tải, tới áp dụng những mô hình trường học mới (VNEN), rồi hệ thống trường chuyên, đào tạo riêng... Điều này khiến cho việc dạy và học mỗi năm một khác, học sinh năm sau nhiều khi không dùng được sách giáo khoa của năm trước.

Theo định hướng của Bộ GD&ĐT, trong tương lai học sinh phổ thông sẽ phải học rất ít môn chính, được lựa chọn một số môn học theo sở thích, được định hướng nghề từ sớm. Bên cạnh đó, một số môn học được lồng ghép, tích hợp trong một môn học chung. Theo GS Phạm Tất Dong - Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, khi phân luồng cần làm từ lớp 9, không nên đến lớp 12 mới làm vì như thế mới tạo điều kiện cho một số em định hướng trước là sẽ vào trung học học nghề, một số em vào trung học chuyên nghiệp, hay vào THPT.

“Nếu làm việc một cách khoa học, ngay từ khi các em học lớp 8 - 9 phải bắt đầu định hướng cho các em đi học nghề, đi học THPT... Thế nhưng tất cả những hướng đi ấy sau khi các em học xong đều phải có trong diện học không chính quy để các em bồi bổ kiến thức. Từ đó, dần dần đạt đến trình độ ĐH thì các em sẽ yên tâm vì đi theo luồng nào cũng được học ĐH. Còn nếu không thích học ĐH thì cứ luồng nào thích thì đi”, GS Phạm Tất Dong chia sẻ thêm.

Thi cử còn nặng nề

Theo Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam, việc đặt mục tiêu của cấp THPT là giúp học sinh hình thành phẩm chất và năng lực của người lao động là không hợp lý. Đối với một số môn học, việc chuyển dần từ tích hợp rộng, tích hợp vừa đến phân hóa là hợp lý. Tên các môn học tích hợp nên phù hợp với những quy định hiện hành của UNESCO. Lãnh đạo Hiệp hội cho biết, trong chương trình mới cần chú ý tới nội dung dạy tích hợp và phân hóa. Vì tích hợp kiến thức thì dễ, nhưng tích hợp 2 môn khoa học vào nhau là rất khó. Nếu không cẩn thận dạy tích hợp giáo viên sẽ dạy kém đi và điều này chúng ta cần cẩn trọng...

Ngoài chuyện học các môn tích hợp, đối với giáo viên dạy các môn tích hợp cũng sẽ là một bài toán nan giải. Một số nhà quản lí giáo dục nhận định, nếu xét về tỷ lệ giáo viên trên lớp thì các trường có thể đảm bảo đủ theo quy định, tuy nhiên do học sinh được quyền tự chọn môn học nên có thể sẽ dẫn đến tình trạng thiếu giáo viên ở những môn có nhiều học sinh chọn và thừa giáo viên ở những môn ít học sinh chọn. Điều này khó để lãnh đạo trường chủ động được nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu của học sinh thay đổi theo từng năm học.

Phụ huynh Đỗ Đức Hiếu (quận Hoàng Mai, Hà Nội) có con học THCS cho biết: “Dự thảo của Bộ GD&ĐT đưa ra, tôi chưa thấy thay đổi giảm được bao nhiêu. Chương trình giáo dục mới này thì chỉ có các trường ở thành phố mới có đủ điều kiện vật chất và trang thiết bị để thực hiện. Cái cần đổi mới ở đây là cách tư duy của người học, phương pháp giảng dạy của người dạy, cách giúp cho người học những kĩ năng cơ bản mà xã hội đang cần chứ không phải nay thay sách này, mai đổi mới chương trình nọ”.

Còn phụ huynh Lê Thị Hải (Khu tập thể Thanh Xuân Bắc, Hà Nội) có con học lớp 7 cho biết: “Chương trình học có thể được giảm nhẹ, nhưng tôi thấy thi cử vẫn còn nặng nề. Bởi thi cử vẫn còn nặng nề thì khó có thể “cởi trói” cho học sinh khỏi học thêm, học nhiều được. Hàng năm chương trình đều có điều chỉnh, thay đổi xoành xoạch khiến phụ huynh và học sinh không theo kịp. Bộ GD&ĐT cần có các hoạt động thử nghiệm trước khi áp dụng đại trà”.

 

Theo Dự thảo Giáo dục phổ thông do Bộ GD&ĐT xây dựng ở bậc trung học, thay vì học sinh phải học 13 môn như hiện nay, số môn học bắt buộc sẽ giảm nhiều, chỉ còn 7 - 8 môn đối với THCS và chỉ còn 4 môn đối với THPT. Các môn Ngữ văn, Toán, Công dân với Tổ quốc và Ngoại ngữ 1 (do trường chọn) là bốn môn bắt buộc đối với học sinh THPT. Bên cạnh đó, học sinh THPT có thể tự chọn trong các môn học, nhóm môn học nội dung học tập phù hợp với sở trường, định hướng nghề nghiệp.

Quang Anh/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nghe mẹ nói chuyện trong phòng kín, con gái kịp thời ngăn một vụ lừa đảo

Nghe mẹ nói chuyện trong phòng kín, con gái kịp thời ngăn một vụ lừa đảo

Pháp luật - 10 phút trước

Kẻ lạ mặt yêu cầu bà T. đóng kín cửa, ở trong phòng và không được đi ra ngoài. Phát hiện sự việc, cô con gái khuyên mẹ nên tắt điện thoại ngay và đi báo công an.

Video: Khoảnh khắc ô tô 'điên' tông loạt xe máy, húc đổ trụ bơm xăng

Video: Khoảnh khắc ô tô 'điên' tông loạt xe máy, húc đổ trụ bơm xăng

Đời sống - 21 phút trước

GĐXH - Chiếc xe ô tô con sau khi đổ xăng thì bất ngờ "mất lái" tông trúng nhiều xe máy đang dừng gần đó và chỉ dừng lại sau khi húc đổ một trụ bơm xăng.

Bộ LĐ-TB&XH chính thức ban hành lịch nghỉ lễ 30/4-1/5

Bộ LĐ-TB&XH chính thức ban hành lịch nghỉ lễ 30/4-1/5

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đề xuất hoán đổi ngày làm việc dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 năm 2024, LĐ,TB&XH đã chính thức ban hành lịch nghỉ lễ đối với cán bộ, công chức viên chức và người lao động.

TPHCM: Một người tử vong trong khuôn viên chung cư

TPHCM: Một người tử vong trong khuôn viên chung cư

Thời sự - 3 giờ trước

Từ tiếng động mạnh, người dân chạy đến thì thấy một thanh niên nằm bất động...

Chiêu lừa qua mạng khiến nhiều phụ nữ đơn thân sập bẫy

Chiêu lừa qua mạng khiến nhiều phụ nữ đơn thân sập bẫy

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Các đối tượng lừa đảo đóng giả là doanh nhân thành đạt, có cuộc sống giàu có, thường xuyên gọi điện, nhắn tin quan tâm đến các bị hại là những phụ nữ đơn thân.

9 trường hợp bắt buộc phải đổi giấy phép lái xe trong năm 2024 nếu không sẽ bị phạt rất nặng

9 trường hợp bắt buộc phải đổi giấy phép lái xe trong năm 2024 nếu không sẽ bị phạt rất nặng

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ, giấy phép lái xe là một trong những loại giấy tờ bắt buộc người tham gia giao thông phải có khi tham gia giao thông. Do đó, nhiều trường hợp bắt buộc phải đổi giấy phép lái xe người dân cần biết và thực hiện.

Kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội được công nhận nhãn hiệu độc quyền

Kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội được công nhận nhãn hiệu độc quyền

Giáo dục - 3 giờ trước

Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ Khoa học Công nghệ vừa công nhận đăng ký nhãn hiệu HSA kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) theo quyết định số 17203/QĐ-SHTT ngày 21/02/2024.

Ít ai biết được đây là nghề giúp các bạn trẻ kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm

Ít ai biết được đây là nghề giúp các bạn trẻ kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm

Giáo dục - 3 giờ trước

GĐXH - Nếu biết tận dụng lợi thế của thế giới kỹ thuật số, công nghệ, xu hướng với các chiến lược Digital Marketing hoàn hảo thì bạn có thể dễ dàng kiếm từ 50 - 100 triệu đồng mỗi tháng.

3 trường hợp sẽ được hoàn tiền đóng BHXH tự nguyện, người lao động cần chú ý

3 trường hợp sẽ được hoàn tiền đóng BHXH tự nguyện, người lao động cần chú ý

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH - Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là loại hình bảo hiểm mà người lao động tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Tuy nhiên, có 3 trường hợp được hoàn trả tiền BHXH tự nguyện mà ai cũng phải biết.

Cảnh sát phá cửa cuốn, cứu người đàn ông bất tỉnh trong đám cháy ở Phú Thọ

Cảnh sát phá cửa cuốn, cứu người đàn ông bất tỉnh trong đám cháy ở Phú Thọ

Thời sự - 5 giờ trước

Cảnh sát PCCC&CNCH Phú Thọ sử dụng các thiết bị chuyên dụng để phá cửa cuốn, đưa người đàn ông đang bất tỉnh trong ngồi nhà bị cháy ra ngoài cấp cứu.

Top