Hà Nội
23°C / 22-25°C

Có nên tiếp tục miễn học phí cho sinh viên sư phạm?

Thứ hai, 11:22 02/11/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Chính sách miễn học phí dành cho sinh viên sư phạm là một chủ trương hết sức nhân văn tồn tại đã 20 năm nay. Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn rằng, liệu có nên tiếp tục chính sách này khi đang “khủng hoảng thừa” giáo viên phổ thông? Nhiều em tốt nghiệp không có việc làm hoặc không thể vào công chức, trong khi “đầu ra” ở khối trường sư phạm ngày càng nhiều.

 


Bữa ăn tối bằng mì tôm của Huyền và các bạn cùng phòng. Ảnh: H.Nguyên

Bữa ăn tối bằng mì tôm của Huyền và các bạn cùng phòng. Ảnh: H.Nguyên

 

Một tháng chỉ được phép ăn 200.000 đồng

Miễn học phí cho sinh viên sư phạm là một trong những chính sách nhân văn, được đưa ra khi ngành sư phạm thiếu nhân lực trầm trọng. Tuy nhiên, hiện nay chính sách này đã có nhiều bất cập, nhất là khi lượng sinh viên sư phạm tốt nghiệp đang rơi vào “khủng hoảng thừa” và mùa tuyển sinh nào, Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu hạn chế chỉ tiêu vào các trường ĐHSP.

Chia sẻ với chúng tôi, một số sinh viên Trường ĐHSP I cho biết, nếu không có chính sách này, nhiều em đã không thể tiếp cận với cánh cửa đại học. Quang Thị Thanh Huyền, sinh viên lớp Giáo dục Công dân K65A cho biết, gia đình mình thuộc diện hộ nghèo ở huyện Thanh Oai (Hà Nội). Làm nghề nông nhưng bố Huyền bị di chứng chất độc da cam nên phải thuốc men hàng ngày. Ông không giúp gì được gia đình mà những hôm trở trời trái gió, bệnh nặng lên khiến ông đau đớn vật vã. Nhà Huyền có 3 chị em. Với số điểm gần 25 khi thi đầu vào, Huyền có thể chọn một loạt ngành khác như Ngoại giao, Hành chính... Cuối cùng, em phải chọn Sư phạm vì mình mẹ không thể gánh trên lưng 3 đứa con đang ăn học. Huyền cho biết, hai em của em đang học phổ thông, mỗi tháng, chi phí cho hai em gần 1 triệu đồng. “Mẹ không đủ tiền để cho em cả tháng như các bạn. Tiền ở KTX thì em đóng ngay từ khi mới vào. Còn tiền ăn, cứ 2 tuần em về quê một lần xin mẹ được 100.000 đồng để chi tiêu cho nửa tháng. Mẹ em quần quật suốt ngày, hết việc đồng áng thì đi làm đồng nát. Nhà đang nuôi được con lợn sề, mẹ tính bán để trả nợ ”, Huyền ứa nước mắt nói. Được biết, để chi tiêu vừa vặn số tiền 100.000đ/2 tuần, Huyền phải nhịn ăn sáng. Buổi trưa em ăn chung một suất cơm với bạn gái với giá 12.000 đồng, giá thấp nhất ở nhà bếp của trường. “Chúng em xin một suất nhiều cơm, cả hai ăn chung. Buổi tối, em với các bạn ăn mì tôm. Mấy hôm đầu ăn mỗi mì xót ruột quá, chúng em nghĩ cách luộc bánh đa trắng để trộn chung vào. Mỗi tháng như thế, mỗi đứa mua thêm 1kg bánh đa trắng với giá 18.000đ nữa là đủ”, Huyền cho biết.

Em Hoàng Thị Minh Hòa, Lớp trưởng lớp K65B, Khoa Lý luận Chính trị Giáo dục Công dân (ĐHSP I Hà Nội) cho biết gia đình mình có hai con đang học ĐH. Nếu học phí tăng, nuôi hai con học ĐH, bố mẹ Hòa phải mất 40 triệu đồng/năm, chưa kể chi phí sinh hoạt và đi lại. Thế nên, em chọn vào ĐHSP vì được miễn học phí. Mỗi tháng, bố mẹ cố gắng lắm cũng cho hai chị em, mỗi người 1,5 triệu đồng để chi tiêu. Để có thể tiếp tục việc học, hai chị em đang tính chuyện tìm việc làm thêm ở Hà Nội.

“Siết” đầu vào và cho vay vốn

Minh Hòa cho biết, hiện nhiều bạn có điều kiện chạy đua vào các ngành “thời thượng” như Kinh tế, Ngoại thương. Phần lớn các bạn vào Sư phạm vì chính sách miễn giảm học phí của ngành này. Vì thế, nhiều em mong muốn nên tiếp tục miễn học phí cho sinh viên sư phạm bởi nếu không có chính sách này, nhiều người ở vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn không có cơ hội tiếp cận với giảng đường ĐH. Tuy nhiên, Nhà nước cần có chính sách “siết” đầu vào thế nào để chỉ những người sau này hoạt động trong ngành giáo dục thì được hưởng chính sách này, còn những người theo ngành khác thì phải trả lại chi phí cho trường sư phạm. Sinh viên Huyền cũng mong muốn được tiếp tục miễn học phí cho sinh viên sư phạm nếu không chắc chắn nhiều sinh viên trường mình sẽ phải bỏ học, trong đó có cả em.

Chia sẻ với chúng tôi về việc có nên tiếp tục miễn học phí cho sinh viên sư phạm, GS Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết: “Chúng tôi ủng hộ việc bỏ quy định miễn học phí cho sinh viên sư phạm và cần thay nó bằng một cơ chế khác hữu hiệu hơn nhưng vẫn thể hiện được tinh thần tôn trọng của Nhà nước trong việc đào tạo giáo viên”. Theo GS Thi, chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm nhằm đề cao việc đào tạo giáo viên. Tuy nhiên, điều đáng băn khoăn là nhiều người trong số đó khi ra trường lại không phục vụ trong ngành Giáo dục. Vì vậy, theo ông, cần có cơ chế ưu việt hơn chính sách cũ. Đó có thể là cơ chế cho sinh viên sư phạm vay tín dụng để đi học. Nhà nước sẵn sàng xóa nợ nếu về sau sinh viên đó phục vụ ngành Giáo dục, không phân biệt khả năng kinh tế tốt hay không tốt, không phân biệt người đó học khá hay không khá. Còn nếu sinh viên đó không phục vụ trong ngành, các em sẽ phải hoàn trả lại tiền cho Nhà nước.

GS.TS Trần Hữu Nghị, Hiệu trưởng Trường ĐH Dân lập Hải Phòng cũng nhận xét, miễn học phí sư phạm là một chính sách hay, trong thời gian đầu đã làm được nhiều việc lớn cho giáo dục nhưng hiện nay cần phải có tính toán để đầu ra hợp lý. Một trong những giải pháp mà ông Nghị đưa ra là Bộ GD&ĐT cần có quy hoạch lại nguồn nhân lực. Bộ GD&ĐT có số liệu các trường ở trên khắp cả nước thì sẽ dễ dàng tính toán mỗi năm cần thêm bao nhiêu giáo viên. Từ đó, Bộ có thể siết đầu vào hợp lý hơn. Thậm chí việc giao chỉ tiêu đào tạo hàng năm cho các trường ĐHSP, theo ông Nghị, phải thật sát thì mới chấm dứt được “khủng hoảng thừa” giáo viên như hiện nay.

 

“Khi sửa đổi Luật Giáo dục vào năm 2009, vấn đề này đã được đưa ra. Lúc đầu, Bộ GD&ĐT cùng Ban soạn thảo đã đưa ra đề xuất không nên tiếp tục miễn học phí cho sinh viên sư phạm. Tuy nhiên, một số đại diện của các trường Sư phạm đề nghị vẫn giữ lại quy định này nên cuối cùng, Bộ GD&ĐT rút đề xuất ấy. Vì thế tôi nghĩ, trước mắt phải tìm được sự đồng thuận giữa những người trong cuộc mới đưa ra được quy định khác hợp lý hơn để trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung”.

(GS Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội)

Hạnh Nguyên/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vỉa hè ở Hà Nội vừa lát đá mới đã bị chiếm dụng làm nơi đỗ ô tô

Vỉa hè ở Hà Nội vừa lát đá mới đã bị chiếm dụng làm nơi đỗ ô tô

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Vỉa hè đường Lê Đức Thọ (quận Nam Từ Liêm); vỉa hè ngõ 78, 86, 15 phố Duy Tân (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy) đang được cải tạo, lát đá mới. Một số chỗ vừa mới lát xong đã bị chiếm dụng làm nơi đỗ xe ô tô.

Cảnh báo giả danh Chi cục thuế thành phố Huế để lừa đảo

Cảnh báo giả danh Chi cục thuế thành phố Huế để lừa đảo

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Bằng thủ đoạn làm giả giấy mời của Chi cục thuế TP Huế, đồng thời giả cán bộ thuế gọi điện, kết bạn zalo, cung cấp đường link và hướng dẫn nộp quyết toán thuế, các đối tượng lấy cắp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng để chiếm đoạt tài sản.

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Xã hội - 3 giờ trước

Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Năm ngày 25/4/2024

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Năm ngày 25/4/2024

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Năm ngày 25/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Tìm khóa học hè rèn luyện cho con, một phụ huynh ở Hà Nội bị lừa 600 triệu đồng

Tìm khóa học hè rèn luyện cho con, một phụ huynh ở Hà Nội bị lừa 600 triệu đồng

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Lên mạng xã hội Facebook để tìm cho con khóa học hè về "rèn kỹ năng, tăng trải nghiệm" cho con một phụ huynh ở Thanh Xuân, Hà Nội bị các đối tượng lừa chiếm đoạt 600 triệu đồng.

Cận cảnh những hiện vật quý trong chiến dịch Điện Biên Phủ được giới thiệu tại Hà Nội

Cận cảnh những hiện vật quý trong chiến dịch Điện Biên Phủ được giới thiệu tại Hà Nội

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu phản ánh về trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ năm 1954 đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, trong đó có nhiều hiện vật lần đầu được giới thiệu đến công chúng.

Ngày mai (26/4), hàng triệu tài xế được hỗ trợ kịp thời nếu gặp sự cố trên cao tốc

Ngày mai (26/4), hàng triệu tài xế được hỗ trợ kịp thời nếu gặp sự cố trên cao tốc

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, đường dây nóng tiếp nhận thông tin ùn tắc, sự cố... trên cao tốc sẽ chính thức hoạt động từ 26/4.

Đường dây đánh lô đề qua mạng với số tiền hơn 700 triệu đồng/ngày

Đường dây đánh lô đề qua mạng với số tiền hơn 700 triệu đồng/ngày

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Để đối phó với lực lượng chức năng, các đối tượng sử dụng sim rác, tài khoản không chính chủ để giao dịch trong đường dây đánh bạc.

Danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội, thí sinh và phụ huynh lưu ý

Danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội, thí sinh và phụ huynh lưu ý

Giáo dục - 5 giờ trước

GĐXH - Theo hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025, Sở GD&ĐT Hà Nội công bố toàn thành phố có 12 khu vực tuyển sinh. Dưới đây là danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội.

Bị tai nạn lao động, người lao động được hưởng những chế độ, quyền lợi gì?

Bị tai nạn lao động, người lao động được hưởng những chế độ, quyền lợi gì?

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động. Mức hưởng chế độ tai nạn lao động hiện nay được quy định thế nào?

Top