Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cô giáo khi thương, giận học trò đành “tự hét toáng lên cho mình nghe”

Thứ năm, 10:40 28/11/2019 | Xã hội

Mỗi khi tức giận, hay có lúc vì thương các em quá, cô Lan đành la, hét toáng lên. Ở lớp học khác, điều này thật khủng khiếp nhưng ở đây, cô la cho chính mình nghe, cho vơi nỗi lòng mình chứ các em chỉ cười.

Trong giờ học, tiếng giáo viên vang lên chỉ để phụ họa cho bài giảng, chứ không phải nói cho học trò nghe. Và vài học trò được xem là "khá" nhất lớp cố phát ra những âm thanh nặng nhọc ú ớ. Còn lại, cô trò trao đổi với nhau bằng ký hiệu ngôn ngữ dành cho trẻ đặc biệt.

Qua ký hiệu ngôn ngữ, cô giáo Phạm Thị Mộng Lan đang cố gắng dạy học trò phép tính nhân. Cô khen ngợi khi học sinh làm đúng và bạn nào làm sai, cô nhờ học trò khác hỗ trợ... Tất cả đều được thể hiện bằng động tác qua tay.

Cô Lan dạy lớp 2 tại Trường Hy Vọng (quận 6, TPHCM) là nơi dạy học trẻ em khuyết tật. Sĩ số lớp chỉ 7 em thôi nhưng để các em tiến bộ là chuyện không hề đơn giản. Các em có chung hoàn cảnh là trẻ đặc biệt, câm điếc nhưng lứa tuổi khác nhau, tình trạng khác nhau và những khó khăn cũng khác nhau. Nhiều em không hề phát ra được âm thanh nào, không nghe được dù sử dụng máy trợ thính.

 Cô giáo khi thương, giận học trò đành “tự hét toáng lên cho mình nghe”  - Ảnh 1.

Học sinh lớn tuổi nhất là 14, em nhỏ như cái kẹo, câm điếc lại thêm bị tim bẩm sinh. Có khi bài toán 1 1 thôi nhưng vừa học xong, hỏi lại em không trả lời được nữa. Bố mẹ đưa vào trường khi em đã lớn tuổi nên em học muộn.

Cách đây 18 năm, khi ra trường, có người bạn rủ về ngôi trường đặc biệt này dạy học. Cô Lan gật đầu rồi gắn bó cho đến giờ, cũng đã 18 năm cho dù cô không được đào tạo chuyên ngành Sư phạm đặc biệt. Ban đầu, cô tự mày mò học ngôn ngữ ký hiệu, học cách hiểu học trò, rồi qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng, sau nhiều năm khi có điều kiện, cô học thêm về giáo dục đặc biệt.

Khi buồn cô chỉ biết "hét với lòng mình"

Nơi đây, cô dạy đã khó, các em học còn khó hơn gấp bội. Lên lớp hàng ngày, bên cạnh những niềm vui cùng học trò thì không ít lúc cô buồn và giận vô cùng. Trao được một con chữ cho các em, có khi cô phải làm đi làm lại có chục lần không được. Có những con chữ, bài toán đơn giản lắm, học đi học lại bao nhiêu lần rồi... trả lại cô luôn.

 Cô giáo khi thương, giận học trò đành “tự hét toáng lên cho mình nghe”  - Ảnh 2.

Chưa kể, cũng có tình trạng nhiều gia đình thấy con bị vậy nên họ cũng mặc kệ luôn, thiếu sự quan tâm. Nên các em sinh ra đã thiệt thòi lại càng thiếu sự hỗ trợ từ chính người thân.

Có lúc cô Lan giận, cô bực vì thương các em lắm. Những việc bình thường đối với các em sao quá khó khăn. Có lúc, buồn quá, bực quá cô la, hét toáng lên.

Cô hét cho chính mình nghe, để vơi đi nỗi buồn và cả sự căng thẳng trong lòng mình thôi. Chứ các em đâu nghe, đây hay, thậm chí còn cười.

Sáng kiến từ những khó khăn của học trò

Với trẻ đặc biệt câm điếc, theo cô Lan, khó khăn chính là ngôn ngữ, các em bị hạn chế về ngôn ngữ. Các em không hiểu được ý người khác và người khác cũng không hiểu được các em dễ dẫn đến những tình huống không hay.

Dạy học ở đây, có khi 10, 11 giờ đêm, phụ huynh vẫn gọi điện để "cầu cứu" cô vì họ không hiểu con mình nói gì, muốn gì.

Cô Phạm Thị Mộng Lan là một trong hai gương mặt nhà giáo dạy trẻ đặc biệt tại TPHCM được trao giải thưởng Võ Trường Toản 2019 - giải thưởng tôn vinh những nhà giáo tiêu biểu, là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo của ngành giáo dục thành phố.

Nhiều năm qua, sau hành trình dài dạy trẻ đặc biệt, cô Phạm Thị Mộng Lan có nhiều sáng kiến trong dạy học trẻ đặc biệt. Năm 2017là  sáng kiến rèn kỹ năng thực hiện phép chia cho học sinh khiếm thính trung bình, yếu lớp 4; 2018 là sáng kiến về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh khiếm thính bậc tiểu học. Và gần nhất là sáng kiến một số biện pháp giúp học sinh khiếm thính học tốt phân môn luyện từ và câu...

Các sáng kiến này được đưa vào áp dụng, phần nào giúp cho việc dạy học của trò ở ngôi trường đặc biệt trở nên thuận lợi hơn.

 Cô giáo khi thương, giận học trò đành “tự hét toáng lên cho mình nghe”  - Ảnh 3.

Cô Mộng Lan chia sẻ, những sáng kiến của mình xuất phát từ chính những khó khăn thực tế mà học sinh gặp phải trong quá trình học, cô mong muốn khắc phục, hỗ trợ các em chút nào hay chút nào.

Hạnh phúc của cô giản dị lắm. Đó là khi một học trò nào đó tìm được một công việc, hay có em lập gia đình, quay lại mời cô đến dự đám cưới... Chuyện bình thường với mọi người nhưng với học trò của cô, đó là kỳ tích.

Theo Dân Trí

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Trường dạy bù trong ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương vì đám cưới con gái hiệu trưởng?

Trường dạy bù trong ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương vì đám cưới con gái hiệu trưởng?

Giáo dục - 21 phút trước

Để có thời gian dự đám cưới nhà hiệu trưởng, Trường Tiểu học và THCS Hiệp Hòa, huyện Vũ Thư, Thái Bình đã tổ chức dạy học vào ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương khiến phụ huynh bức xúc.

Đại học Hàng hải Việt Nam mở thêm 2 ngành học mới với nhiều cơ hội cho các bạn trẻ

Đại học Hàng hải Việt Nam mở thêm 2 ngành học mới với nhiều cơ hội cho các bạn trẻ

Giáo dục - 1 giờ trước

GĐXH - Năm 2024, trường Đại học Hàng hải Việt Nam mở thêm 2 ngành mới nhất là Luật Kinh doanh và Quản trị kinh doanh thương mại điện tử.

Từ 2024, Hàn Quốc miễn visa (thị thực) cho công dân Việt Nam nếu đến những nơi này

Từ 2024, Hàn Quốc miễn visa (thị thực) cho công dân Việt Nam nếu đến những nơi này

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH – Công dân Việt Nam được nhập cảnh vào Hàn Quốc mà không cần visa (thị thực) nếu đến những nơi này.

Bật mí 4 cách tra cứu giấy phép lái xe theo tên nhanh chóng, chính xác nhất 2024, lái xe có thể biết ngay thật giả

Bật mí 4 cách tra cứu giấy phép lái xe theo tên nhanh chóng, chính xác nhất 2024, lái xe có thể biết ngay thật giả

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Tra cứu giấy phép lái xe giúp chủ phương tiện hoặc cơ quan chức năng có thể phát hiện bằng lái xe thật hay giả. Dưới đây là cách tra cứu giấy phép lái xe theo tên nhanh chóng, chính xác nhất bạn đọc nên tham khảo.

Video: Ô tô con bất ngờ lao xuống hồ Định Công, hàng chục người 'hò dô' kéo lên bờ

Video: Ô tô con bất ngờ lao xuống hồ Định Công, hàng chục người 'hò dô' kéo lên bờ

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Chiếc xe ô tô con không rõ vì lý do gì mà bất ngờ lao xuống hồ Định Công. Hàng chục người dân sau đó đã giúp chủ xe kéo chiếc ô tô từ dưới nước lên bờ.

Các trường hợp không được bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất

Các trường hợp không được bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Luật Đất đai mới nhất 2024 (có hiệu lực từ 1/1/2025) quy định cụ thể, rõ ràng các trường hợp không được bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất.

Thêm một cơ sở nhà sách Tiến Thọ vi phạm PCCC vẫn ngang nhiên mở cửa đón khách

Thêm một cơ sở nhà sách Tiến Thọ vi phạm PCCC vẫn ngang nhiên mở cửa đón khách

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng quận Hoàng Mai (Hà Nội) chỉ tên hàng trăm công trình vi phạm về phòng cháy chữa cháy, trong đó có nhà sách Tiến Thọ số 695 – 697 Giải Phóng (Hoàng Mai, Hà Nội).

Bắt 6 thanh niên trong vụ 2 học sinh bị đánh nhầm

Bắt 6 thanh niên trong vụ 2 học sinh bị đánh nhầm

Pháp luật - 5 giờ trước

Hai học sinh lớp 11 đang trên đường về nhà thì bị nhóm thanh niên dùng gạch đá, dao phóng lợn, gậy gộc tấn công, bị thương nặng.

Sân bay Nội Bài lọt Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Sân bay Nội Bài lọt Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Thời sự - 6 giờ trước

Đại diện sân bay Nội Bài cho biết đơn vị vừa được tổ chức Skytrax bình chọn là sân bay tốt nhất thế giới năm 2024. Cụ thể, Nội Bài xếp thứ 96, tăng 31 bậc so với năm 2023.

Xịt hơi cay vào mặt chủ tiệm để cướp vàng

Xịt hơi cay vào mặt chủ tiệm để cướp vàng

Pháp luật - 6 giờ trước

Khi chủ tiệm ở TP Phan Thiết (Bình Thuận) vừa lấy vàng từ trong tủ ra, nam thanh niên dùng bình hơi cay xịt thẳng vào mặt. Kẻ gây án cùng đồng bọn cướp đi khoảng 2 cây vàng.

Top