Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cô giáo cắm bản, nhọc nhằn không nản

Thứ bảy, 08:08 21/03/2020 | Xã hội

GiadinhNet - “Đồ đạc trong ngôi nhà lớp mái tranh chưa đầy 3m2 của em Lầu A Hù chỉ vỏn vẹn một cái giường và một cái nồi con. Tôi đến để thuyết phục gia đình cho Hù đến lớp và hỗ trợ học phí bằng chính thu nhập của mình nhưng 3 ngày sau bố em đến nhất quyết xin cho con nghỉ học…”, cô Lường Thị Ngọc - giáo viên cắm bản điểm trường Tà Té B (trường mầm non Nong U, huyện Điện Biện Đông, Điện Biên) nói. Suốt 10 năm với nhiều cuộc vận động như vậy nhưng cô chưa một lần bỏ cuộc.

Cô giáo cắm bản, nhọc nhằn không nản - Ảnh 1.

Học sinh của cô Ngọc tại điểm trường Tà Té B (ảnh do nhân vật cung cấp).

Từ yêu trẻ nhỏ đến "định mệnh" làm cô giáo

Sinh ra và lớn lên tại Điện Biên, cô Lường Thị Ngọc có 10 năm làm giáo viên tại Trường mầm non Nong U. Thế nhưng, chẳng mấy ai biết được cô Ngọc vốn không phải là một cô giáo.

Tốt nghiệp THPT, cô Ngọc thi vào Trường Trung cấp Thương mại Hải Dương. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành xăng dầu với tấm bằng loại A, cô được phân công tác về làm việc tại huyện Mường Tè. Trong một lần lên bản Tà Té chơi, cô gặp các em bé dân tộc Mông không nói được tiếng Việt, trong bản không có lớp học.

"Lúc đó như có một cảm giác đắng ngắt chạy vào trái tim tôi vậy. Tôi chỉ biết là tôi yêu trẻ nhỏ và luôn mong các con được đến trường như bao trẻ em khác. Khi đó, tôi nghĩ hay mình làm cô giáo của các con?", cô Ngọc chia sẻ.

Nghĩ là làm, sau đó cô Ngọc quyết định xin phép bố mẹ cho đi học sư phạm mầm non. "Khi tôi đề đạt ý kiến, bố mẹ ủng hộ ngay. Ngày thi vào Trường Cao đẳng sư phạm Điện Biên hồi hộp vô cùng và khi biết kết quả, tôi rất hạnh phúc. Đó như là một định mệnh vậy", cô Ngọc chia sẻ.

Trong thời gian theo học tại Trường Cao đẳng sư phạm Điện Biên, cô Ngọc vừa học, vừa làm để không phụ thuộc vào gia đình. Mặc dù có những lúc rất vất vả, nhưng chưa bao giờ cô nghĩ đến việc từ bỏ ý định làm giáo viên mầm non trên bản.

Những ngày đầu cắm bản

Cô giáo cắm bản, nhọc nhằn không nản - Ảnh 2.

Cô Lường Thị Ngọc trên đường đến điểm trường Tà Té B (ảnh do nhân vật cung cấp).

Tốt nghiệp Trường Cao đẳng sư phạm Điện Biên, cô giáo Lường Thị Ngọc về công tác tại Trường mầm non Nong U, sau đó được phân công dạy tại điểm trường Tà Té B. Đây là một bản đặc biệt khó khăn, cách trung tâm xã Nong U khoảng 35km.

"10 năm trước, điểm trường chỉ là một mái tranh được lợp vách nứa. Trong lớp vỏn vẹn chục học sinh dân tộc Mông và không biết nói tiếng Kinh. Tôi lại là người dân tộc Thái nên không biết tiếng Mông. Mặc dù học lỏm được vài câu nhưng không đủ giao tiếp. Ngay ngày đầu tiên tôi đi dạy thì có con khóc, tôi nói tiếng Mông bảo con nín đi thì lại phát âm thành con đi đại tiện đi. Người dân nghe được cười ồ lên trêu tôi, hỏi sao các con đang khóc lại bắt các con đi đại tiện", cô Ngọc chia sẻ.

Việc bất đồng trong ngôn ngữ đã khiến việc giảng dạy của cô Ngọc gặp khó khăn nên cô quyết định học thêm tiếng Mông để giao tiếp thuận lợi với các trò và phụ huynh. Nhờ sự chăm chỉ, cần mẫn, chỉ sau vài tháng cô Ngọc đã giao tiếp cơ bản được bằng tiếng Mông và nay đã thành thạo.

Mặc dù khoảng cách từ nhà cô Lường Thị Ngọc đến điểm trường Tà Té B chỉ hơn 35km nhưng toàn đường đất và đường rừng khiến việc đi lại vô cùng khó khăn. Chuyện cuốc bộ đến trường dạy học vào ngày mưa cô đã gặp nhiều lần.

Ở Nong U thời tiết khắc nghiệt, mùa đông nhiệt độ có lúc giảm xuống 00C. Cuộc sống sinh hoạt của các cô giáo cắm bản vô cùng khó khăn. Mọi chi phí sinh hoạt, ăn uống các cô đều phải tự cung, tự cấp. Những ngày đầu tuần có thực phẩm tươi từ nhà mang đến, hai ngày cuối tuần các cô đều phải ăn đồ khô, thậm chí là không có đồ ăn.

Cô giáo cắm bản, nhọc nhằn không nản - Ảnh 3.

Cô Ngọc (bên trái) cùng đồng nghiệp đến điểm trường Tà Té B ngày mưa (ảnh do nhân vật cung cấp).

Trung bình mỗi tuần cô Ngọc chỉ về thăm nhà một lần, vào mùa mưa lũ thì hai đến ba tuần một lần. Cô Ngọc nhớ vào mùa mưa năm 2013, bé Thu Minh - con gái của cô khi ấy chưa tròn 2 tuổi bị ốm nặng và phải đi viện nhiều ngày. Thương con đứt ruột nhưng Tà Té lúc ấy mưa nhiều, đường không đi nổi, hơn nữa nếu cô về thì phải bỏ lại vài chục em học sinh không ai chăm lo. Nghĩ đủ đường, cuối cùng cô quyết định nhờ chồng và ông bà chăm con hộ để có thể ở lại chăm lo cho các em học sinh.

Ngọc chia sẻ, ở điểm trường Tà Té, hầu hết các cô giáo đều độc thân, có cô giáo phải đánh đổi cả hạnh phúc của riêng mình. Cũng có nhiều thầy cô bỏ cuộc vì vất vả, nhưng suốt 10 năm nay, cô Ngọc chưa bao giờ có ý nghĩ bỏ cuộc và luôn biết ơn vì được gia đình ủng hộ.

Cô Ngọc bảo, việc nhận học sinh từ sớm tinh mơ đến tối muộn để phụ huynh lên nương làm rẫy cùng nhiều khó khăn khác cũng không bằng công cuộc vận động các em đến lớp. Suốt 10 năm, gần như ngày nào cô Ngọc cũng phải làm việc ấy. Cô kể: "Tôi nhớ ngày đến nhà em Lầu A Hù (bản Tà Tén). Trong mái nhà tranh 3m2 chỉ vỏn vẹn một cái giường và một cái nồi con, tôi phải thuyết phục mãi gia đình mới đồng ý cho con đến lớp. Dù tiền học phí do các cô giáo hỗ trợ nhưng 3 ngày sau, bố cháu nhất quyết xin cho con nghỉ học".

Có nhiều gia đình ở núi cao nhưng đến vận động lần nào cũng cửa đóng im ỉm. Qua nhiều năm, các gia đình ở bản Tà Té đã có nhận thức hơn về việc cho con em đến lớp. Đặc biệt, từ khi có dự án "Nuôi em", mỗi học sinh khó khăn được trợ cấp 150.000 đồng/tháng làm cho công việc vận động các em đến lớp trở nên đỡ vất vả hơn. Sau mỗi kỳ nghỉ, có những gia đình lên nương cả tuần chưa về, cô Ngọc cùng các cô giáo ở điểm trường lại bỏ ra 2-3 ngày lên nương vận động các em đến lớp.

Cuộc sống của giáo viên cắm bản luôn vất vả, song với cô Ngọc, được nhìn thấy các con đến lớp là hạnh phúc. Cô cười hồn hậu rằng: "Nghỉ dịch xong, mình lại lên nương đón các con về lớp!".

 Tạ Hiền

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4-1/5: Cả nước đón kiểu thời tiết đặc biệt nhất trong 10 năm qua

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4-1/5: Cả nước đón kiểu thời tiết đặc biệt nhất trong 10 năm qua

Thời sự - 50 phút trước

GĐXH - Theo chuyên gia dự báo thời tiết, kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay là kỳ nghỉ lễ có thời tiết đặc biệt. 10 năm qua, chưa năm nào cả 3 miền Bắc - Trung - Nam cùng xảy ra nắng nóng trong giai đoạn 30/4-1/5.

Tin sáng 26/4: Phát hiện tiệm vàng bán sản phẩm vàng giả nhãn hiệu Gucci, Dior, Louis Vuitton; nghỉ lễ 30/4-1/5, cả nước nắng nóng chưa từng có

Tin sáng 26/4: Phát hiện tiệm vàng bán sản phẩm vàng giả nhãn hiệu Gucci, Dior, Louis Vuitton; nghỉ lễ 30/4-1/5, cả nước nắng nóng chưa từng có

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Đoàn kiểm tra phát hiện doanh nghiệp đang bày bán 13 sản phẩm là trang sức kim loại màu vàng có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng; 10 năm qua, chưa có năm nào cả 3 miền Bắc - Trung - Nam cùng xảy ra nắng nóng trong giai đoạn 30/4-1/5.

Tuyên dương 200 'Chiến sĩ nhỏ Điện Biên' toàn quốc lần thứ V năm 2024

Tuyên dương 200 'Chiến sĩ nhỏ Điện Biên' toàn quốc lần thứ V năm 2024

Giáo dục - 1 giờ trước

Tuyên dương 200 “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ V nhằm biểu dương, tôn vinh và nhân rộng các điển hình thiếu nhi tiêu biểu trong các phong trào của Đội.

Vụ trẻ mầm non bị cô giáo tát, đè lên bụng: Sở GD&ĐT TP.HCM lên tiếng

Vụ trẻ mầm non bị cô giáo tát, đè lên bụng: Sở GD&ĐT TP.HCM lên tiếng

Giáo dục - 1 giờ trước

Qua vụ bạo hành xảy ra ở nhóm trẻ Tí Bo, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP.HCM xin rút kinh nghiệm và nhận trách nhiệm.

Vụ sà lan chìm trên biển Quảng Ngãi: Nghi 9 người gặp nạn

Vụ sà lan chìm trên biển Quảng Ngãi: Nghi 9 người gặp nạn

Thời sự - 1 giờ trước

Qua xác định danh tính 4 nạn nhân tử vong, cơ quan chức năng phát hiện cả 4 người này không có trong danh sách thuyền viên xuất bến. 5 người đăng ký đi trên tàu kéo sà lan đang mất liên lạc.

Vỉa hè ở Hà Nội vừa lát đá mới đã bị chiếm dụng làm nơi đỗ ô tô

Vỉa hè ở Hà Nội vừa lát đá mới đã bị chiếm dụng làm nơi đỗ ô tô

Đời sống - 12 giờ trước

GĐXH - Vỉa hè đường Lê Đức Thọ (quận Nam Từ Liêm); vỉa hè ngõ 78, 86, 15 phố Duy Tân (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy) đang được cải tạo, lát đá mới. Một số chỗ vừa mới lát xong đã bị chiếm dụng làm nơi đỗ xe ô tô.

Cảnh báo giả danh Chi cục thuế thành phố Huế để lừa đảo

Cảnh báo giả danh Chi cục thuế thành phố Huế để lừa đảo

Pháp luật - 14 giờ trước

GĐXH - Bằng thủ đoạn làm giả giấy mời của Chi cục thuế TP Huế, đồng thời giả cán bộ thuế gọi điện, kết bạn zalo, cung cấp đường link và hướng dẫn nộp quyết toán thuế, các đối tượng lấy cắp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng để chiếm đoạt tài sản.

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Xã hội - 14 giờ trước

Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Năm ngày 25/4/2024

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Năm ngày 25/4/2024

Xã hội - 14 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Năm ngày 25/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Tìm khóa học hè rèn luyện cho con, một phụ huynh ở Hà Nội bị lừa 600 triệu đồng

Tìm khóa học hè rèn luyện cho con, một phụ huynh ở Hà Nội bị lừa 600 triệu đồng

Pháp luật - 14 giờ trước

GĐXH - Lên mạng xã hội Facebook để tìm cho con khóa học hè về "rèn kỹ năng, tăng trải nghiệm" cho con một phụ huynh ở Thanh Xuân, Hà Nội bị các đối tượng lừa chiếm đoạt 600 triệu đồng.

Top