Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chương trình giáo dục phổ thông mới: Có những môn học, giáo viên không có việc

Chủ nhật, 14:30 13/01/2019 | Xã hội

GiadinhNet - Chương trình Giáo dục phổ thông mới, học sinh có quyền chọn môn học thì việc có những môn không có học sinh sẽ là tất yếu và giáo viên có nguy cơ thất nghiệp khi học sinh không lựa chọn môn đó.

Chương trình Giáo dục phổ thông mới trước nỗi lo về chất lượng và áp lực đối với giáo viên. Ảnh minh họa

Chương trình Giáo dục phổ thông mới trước nỗi lo về chất lượng và áp lực đối với giáo viên. Ảnh minh họa

“Giải thoát” sổ sách, hành chính cho giáo viên

Bộ GD&ĐT vừa triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới, Chương trình được chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12). Giai đoạn giáo dục cơ bản nhằm trang bị cho học sinh tri thức, kĩ năng nền tảng; hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi; Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp nhằm phát triển năng lực theo sở trường, nguyện vọng của từng học sinh, bảo đảm học sinh tiếp cận nghề nghiệp.

Theo Bộ GD&ĐT, việc hoàn thành biên soạn Chương trình được coi là thành công bước một. Bước tiếp theo rất quan trọng đó là chuẩn bị điều kiện triển khai chương trình, cụ thể là đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng, những yêu cầu với đội ngũ phải đi cùng với việc giảm áp lực và tạo động lực cho giáo viên. Việc đầu tiên nhằm giảm áp lực cho đội ngũ là giảm gánh nặng thủ tục hành chính, sổ sách, cắt giảm những thủ tục không cần thiết, rà soát đăng ký thi đua trên cơ sở thiết thực. Tới đây sẽ tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tạo môi trường giáo dục thân thiện, đổi mới, tránh gây bức xúc, dồn nén cho thầy cô.

Ông Nguyễn Thanh Giang, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu bày tỏ băn khoăn: “Việc tuyển giáo viên mới thì hiện tỉnh đang lúng túng khi đưa ra tiêu chí, tiêu chuẩn trong tuyển dụng như thế nào để tránh việc tuyển xong lại đưa đi đào tạo, bồi dưỡng lại. Hiện chúng ta đang thực hiện tinh giản biên chế thì phải sắp xếp làm sao để không xảy ra thừa thiếu giáo viên. Ngoài ra, các trường còn đang lúng túng về việc giảng dạy tích hợp liên môn và việc bổ sung trang thiết bị như thế nào để tránh sự lãng phí”.

Sau khi Chương trình Giáo dục phổ thông mới được chính thức ban hành, nhiều nhà giáo lo lắng bởi công việc dạy học sắp tới sẽ không giảm áp lực mà còn thêm nhiều việc để làm, bởi đòi hỏi của Chương trình mới khá “mở”, người giáo viên sẽ phải thay đổi cách truyền thụ cho học sinh dựa trên nền cơ bản của Chương trình đưa ra. “Ở Chương trình mới, học sinh có quyền chọn môn học thì việc có những môn không có học sinh sẽ là tất yếu và giáo viên có nguy cơ thất nghiệp khi học sinh không lựa chọn môn đó. Ngoài ra, Chương trình chỉ giảm tải về mặt số lượng môn học nhưng về khối lượng công việc cho giáo viên sẽ tăng lên rất nhiều, đặc biệt là phải trau dồi liên tục kiến thức liên ngành”, ThS Nguyễn Sóng Hiền - nghiên cứu sinh Tiến sĩ Trường ĐH Newcastle (Australia) nhận xét.

Nhiều phần việc địa phương… tự lo

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tính đến thời điểm hiện tại, cả nước mới có 424.757 phòng học kiên cố trên tổng số 567.012 phòng học hiện có, đạt tỷ lệ 75%, điều này cũng đồng nghĩa với việc vẫn còn thiếu khoảng 142.000 phòng học kiên cố, đủ điều kiện để triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới. Ngay tại Hà Nội, thành phố cũng tích cực xây mới phòng học phục vụ học do sỹ số quá đông. Ông Chử Xuân Dũng, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết: Cách đây 1 năm, Hà Nội đã rà soát đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất trên địa bàn để có thể đáp ứng được Chương trình mới. Hà Nội đầu tư xây mới 22 trường với hàng trăm phòng học; bên cạnh đó tiếp tục đầu tư hàng năm cho cơ sở vật chất trường lớp hiện có.

Dù không thiếu phòng học kiên cố, song ông Chử Xuân Dũng cũng đề nghị Bộ GD&ĐT sớm ban hành các quy định tiêu chuẩn tối thiểu về cơ sở vật chất, phòng học bộ môn để các địa phương có sự chủ động. Bên cạnh đó, lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội cũng mong muốn Bộ GD&ĐT chia sẻ, có định hướng với một số địa phương sĩ số học sinh/lớp còn đông như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Nhiều địa phương khác như: Lào Cai, Phú Thọ… cho rằng, để kịp cho Chương trình Giáo dục phổ thông mới áp dụng từ năm 2020, các địa phương đã tích cực xóa phòng học tạm, ưu tiên cho lớp 1. Song các năm tiếp theo cũng cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, nhất là các bộ môn như Tin học, Ngoại ngữ.

Chia sẻ băn khoăn về thời gian, nội dung Chương trình học mới ông Nguyễn Anh Ninh, Giám đốc Sở GD&ĐT Lào Cai cho rằng, trong Chương trình đã rút ngắn thời gian của mỗi tiết học, cụ thể đối với học sinh học cấp tiểu học sẽ rút ngắn xuống khoảng 1 giờ, hết giờ chính khóa về như vậy là sớm, gây khó khăn cho phụ huynh trong việc đón con. “Nếu như trường sử dụng thời gian đó để dạy kỹ năng sống, hoạt động thể dục thể thao có được không? Ngoài ra, có môn học về địa phương, nhưng chưa biết sẽ đưa nội dung nào để dạy cho học sinh. Bộ GD&ĐT cần có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này”, ông Nguyễn Anh Ninh chia sẻ thêm.

Trước băn khoăn của các địa phương, GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên Chương trình Giáo dục phổ thông mới cho biết, các địa phương được chủ động trong thiết kế nội dung mang tính địa phương, lựa chọn các yếu tố thời sự nào của địa phương như kinh tế - xã hội, lịch sử là địa phương tự chọn. Ví dụ, TP HCM thì dạy các em về phát triển kinh tế, còn ở các tỉnh Tây Nguyên dạy về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, văn hóa cồng chiêng… Đối với thời gian trống sau ngày học, các trường, địa phương có thể thiết kế dạy kỹ năng sống, văn hóa văn nghệ cho học sinh. Bộ GD&ĐT sẽ có hướng dẫn các địa phương thực hiện”.

“Thời gian tới đây, các Vụ, Cục sẽ có hướng dẫn rất cụ thể công việc cần phải làm, lộ trình phân công, phân cấp, phối hợp một cách tường minh để có thể triển khai nhịp nhàng. Thành công của việc triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới phụ thuộc vào sự hợp tác, cộng đồng trách nhiệm của các Bộ, ngành liên quan, của lãnh đạo địa phương, lãnh đạo Sở, Phòng Giáo dục, Hiệu trưởng các trường phổ thông. Riêng về đội ngũ Hiệu trưởng, tới đây, Bộ GD&ĐT sẽ dành nhiều thời gian hơn để bồi dưỡng cho đội ngũ này. Bởi Hiệu trưởng tốt thì trường học sẽ tốt”.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ

Triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới: Học sinh sẽ “làm được gì” thay vì “biết gì”? Triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới: Học sinh sẽ “làm được gì” thay vì “biết gì”?

GiadinhNet - Nhiều ý kiến từ các địa phương cho rằng, thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới cần phải nỗ lực đầu tư nhiều hơn nữa về nguồn lực đội ngũ giáo viên, đặc biệt là về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học, để chương trình chính thức đi vào áp dụng từ năm 2020.

Quang Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vụ nam sinh lớp 8 bị đánh chết não: Điều tra nghi vấn có đồng phạm

Vụ nam sinh lớp 8 bị đánh chết não: Điều tra nghi vấn có đồng phạm

Pháp luật - 1 giờ trước

Cơ quan chức năng đang xác minh, điều tra, làm rõ vấn đề có đồng phạm hay không trong vụ việc nam sinh lớp 8 ở quận Long Biên bị đánh đến chấn thương sọ não.

Hôm nay (28/3) có tới 2 người trúng Vietlott, cùng chia nhau số tiền ai cũng mong ước

Hôm nay (28/3) có tới 2 người trúng Vietlott, cùng chia nhau số tiền ai cũng mong ước

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Tối 28/3, Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) thông báo đã tìm ra 2 tấm vé trúng giải Jackpot 2 của xổ số Power 6/55.

Lên mạng tìm 'của lạ' người đàn ông mất hơn nửa tỷ đồng

Lên mạng tìm 'của lạ' người đàn ông mất hơn nửa tỷ đồng

Pháp luật - 2 giờ trước

Một người đàn ông ở tỉnh Gia Lai lên mạng tìm "của lạ" đã bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt số tiền hơn nửa tỷ đồng.

Thương tâm: Va chạm với ô tô đầu kéo, người phụ nữ đi xe máy tử vong

Thương tâm: Va chạm với ô tô đầu kéo, người phụ nữ đi xe máy tử vong

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình điều khiển xe máy lưu thông trên QL18 đoạn chạy qua địa phận phường Yên Thanh, chị T. bất ngờ va chạm với ô tô đầu kéo đi cùng chiều. Cú va chạm khiến chị T. cùng xe máy ngã ra đường và bị ô tô đầu kéo chèn qua tử vong.

Bắt một giám đốc doanh nghiệp lừa đảo chiếm đoạt gần 987 lượng vàng

Bắt một giám đốc doanh nghiệp lừa đảo chiếm đoạt gần 987 lượng vàng

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Với thủ đoạn tinh vi, một giám đốc doanh nghiệp đã lừa đảo, chiếm đoạt gần 987 lượng vàng 18k, tương đương số tiền hơn 35 tỷ đồng của nhiều người.

Bắt thanh niên 18 tuổi lừa đảo hàng trăm người

Bắt thanh niên 18 tuổi lừa đảo hàng trăm người

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Sau khi lập Facebook, Quý đăng tải bài viết về cho vay online với thủ tục đơn giản, giải ngân nhanh rồi yêu cầu người vay đóng phí. Bằng thủ đoạn này, đối tượng lừa đảo 162 nạn nhân.

Truy đến cùng thông tin xấu độc vụ nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não

Truy đến cùng thông tin xấu độc vụ nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Chiều 28/3, tại cuộc họp báo thông tin kinh tế - xã hội Quý I/2024 của Hà Nội, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội đã thông tin về vụ nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não xảy ra trên địa bàn quận Long Biên.

Công an vào cuộc vụ cây sao đen trăm tuổi bị chặt hạ trên phố Lò Đúc

Công an vào cuộc vụ cây sao đen trăm tuổi bị chặt hạ trên phố Lò Đúc

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Mới đây, UBND TP Hà Nội đã giao Công an TP làm rõ những vấn đề liên quan đến thông tin phản ánh 3 cây sao đen trăm tuổi trước các ngôi nhà mới xây trên phố Lò Đúc bị chết bất thường.

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Năm ngày 28/3/2024

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Năm ngày 28/3/2024

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Năm ngày 28/3/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Khối không khí lạnh tăng cường đêm nay miền Bắc có mưa rất to

Khối không khí lạnh tăng cường đêm nay miền Bắc có mưa rất to

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, miền Bắc đón đợt không khí lạnh tăng cường yếu nên từ chiều tối và đêm nay có mưa rào và rải rác có dông. Cục bộ mưa to đến rất to.

Top