Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chín điều khác biệt giữa đại học Mỹ xưa và nay

Chủ nhật, 11:15 11/11/2018 | Xã hội

Tỷ lệ trúng tuyển giảm mạnh, học phí và tiền sách giáo khoa tăng cao, sinh viên đối mặt với nhiều áp lực hơn trước.

1. Nhiều người vào đại học hơn

Lượng sinh viên trúng tuyển đại học ở Mỹ tăng gấp đôi từ năm 1970 đến 2009. Theo Bộ Giáo dục, mùa thu năm 2017, các đại học Mỹ chào đón tổng cộng 20,4 triệu tân sinh viên, nhiều hơn mùa thu năm 2000 khoảng 5,1 triệu người.

Richard Vedder, tác giả và giáo sư danh dự nổi tiếng ở Đại học Ohio nhận xét, do nhu cầu tăng cao, ưu đãi dành cho đại học trong thập kỷ qua đã giảm dần.

Ảnh: Getty Images
Ảnh: Getty Images

2. Tính cạnh tranh cao hơn

Năm 1988, tỷ lệ chấp nhận của Đại học Columbia là 65% nhưng năm 2014 chỉ là 7%, theo US News & World Report. Tương tự, tỷ lệ chấp nhận của Đại học Michigan giảm từ 52% xuống còn 33% trong cùng khoảng thời gian.

Tuy nhiên, tác giả Jacoba Urist của The Atlantic nhận định: “Thực ra, ngày nay vào đại học không khó hơn thập kỷ trước. Chỉ là tỷ lệ trúng tuyển vào trường đại học mà bạn chọn có thể đã giảm”.

3. Học phí đắt hơn

Từ cuối thập niên 80 đến năm học 2017-2018, chi phí của một tấm bằng cử nhân ở đại học công lập tăng 213%, điều chỉnh theo lạm phát.

Lúc trước, học phí trung bình hàng năm cho đại học công lập chỉ là 1.490 USD (hoặc 3.190 USD ngày nay), nhưng hiện là 9.970 USD, theo Student Loan Hero.

Trong cùng giai đoạn, học phí ở đại học tư thục tăng 129%, điều chỉnh theo lạm phát. Cuối những năm 1980, sinh viên đại học tư thục phải bỏ ra 7.050 USD (15.160 USD ngày nay) cho một tấm bằng cử nhân. Hiện chi phí trung bình là 34.740 USD.

4. Sách giáo khoa cũng đắt hơn

Số liệu từ cơ quan kiểm toán tối cao GAO của Mỹ cho thấy, so với 30 năm trước, sách giáo khoa đại học hiện nay đắt hơn 812%. Một cuốn có thể có mức giá lên đến 300 USD và trung bình mỗi sinh viên sẽ phải chi hơn 1.200 USD mỗi năm để mua sách.

Trong bối cảnh đó, sách giáo khoa điện tử ngày càng phát triển, nhằm tiết kiệm đến 1,42 tỷ USD mỗi năm, theo Huffington Post.

5. Áp dụng công nghệ

Thế hệ Y (sinh năm 1981 đến 2000) được hưởng nhiều tiện ích về công nghệ hơn bố mẹ, nhất là so với khi Internet chưa ra đời. Thiết bị di động và máy tính xách tay đang thống trị giảng đường, nhưng chúng cũng gây xao nhãng trong nhiều trường hợp.

Ảnh: Getty Images
Ảnh: Getty Images

Sinh viên ngày nay có thể nhận bài giảng qua Power Point nếu không thể đến lớp. Nhiều trường đại học cấp quyền truy cập vào các bài giảng của giáo sư nhằm hỗ trợ việc học tốt hơn, theo NBC News.

Việc ghi chép truyền thống cũng bị thay thế bởi laptop. Sinh viên cũng có thể đánh giá giáo sư bằng cách xếp hạng trực tuyến và sử dụng mạng xã hội để giữ liên lạc với bạn cùng lớp.

6. Hình thức học trực tuyến

Ngày càng nhiều sinh viên đăng ký các khóa học trực tuyến, điều mà bố mẹ họ không có cơ hội trải nghiệm.

Mùa thu năm 2015 và 2016, tỷ lệ ghi danh khóa học trực tuyến tăng so với ba năm trước đó, theo kết luận của nhóm nghiên cứu khảo sát Babson. Đặc biệt, tỷ lệ này ở nhóm trường công lập tăng đến 7%.

Một cuộc khảo sát trước đây của Business Insider chỉ ra 69% thế hệ Y đánh giá hình thức học qua mạng hiệu quả hơn học trực tiếp, trong khi chỉ 50% người trả lời trên 45 tuổi cảm nhận tương tự.

7. Sinh viên đa dạng hơn

Theo dự án nghiên cứu sinh viên năm 2018 của công ty công nghệ giáo dục Chegg, lấy mẫu hơn 1.000 người học đại học ở Mỹ, số sinh viên thiểu số hiện tại chiếm 42% - khác biệt rõ rệt so với mức 15% của năm 1970.

Nữ giới hiện chiếm hơn nửa số sinh viên; năm 1970, nhóm này chiếm chưa đến một nửa. 40% sinh viên đại học ngày nay trên 25 tuổi, trong khi năm 1970 là 28%.

8. Sinh viên không sùng đạo như trước

Số lượng tân sinh viên không theo tôn giáo tăng từ khoảng 16% năm 2005 lên 25% năm 2014, theo chương trình nghiên cứu của UCLA, khảo sát hơn 150.000 sinh viên năm nhất toàn thời gian ở hơn 200 trường đại học.

Sinh viên tại các trường cao đẳng Công giáo không theo tôn giáo tăng hơn 4% trong cùng khoảng thời gian.

9. Áp lực hơn

Từ năm 2005 đến 2015, tỷ lệ sinh viên năm nhất nói rằng "đôi khi hoặc thường xuyên cảm thấy bị quá tải" tăng 10%, Huffington Post thông tin. Denise Hayes, chủ tịch Hiệp hội Đại học từng trả lời báo chí rằng điều này có thể liên quan đến tài chính và áp lực thành công.

Theo một nghiên cứu của Trung tâm Giáo dục và Lực lượng lao động tại Đại học Georgetown, 70 đến 80% sinh viên có việc làm khi đi học. 40% trong số đó làm việc hơn 30 giờ một tuần.

Theo VnExpress

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Khi chạy tới cổng tỉnh ủy Hải Dương, xe ô tô do ông H. điều khiển bất ngờ lao qua vỉa hè rơi xuống sông Sặt khiến tài xế tử vong.

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Cửa hàng kinh doanh vàng giả nhãn hiệu Chanel tại huyện Diễn Châu (Nghệ An) vừa bị lực lượng chức năng lập biên bản đề nghị xử phạt số tiền 85 triệu đồng.

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Với thủ đoạn tinh vi, nhóm đối tượng đã tạo dựng màn kịch lừa kết hôn với người Trung Quốc để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Chợ tự phát (chợ cóc, chợ tạm) đang mọc lên dày hơn ở nhiều khu đông dân cư tại các đường phố Hà Nội. Con đường nơi có chợ cóc họp thường xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân xung quanh.

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Mặc dù được đầu tư hơn 1 nghìn tỉ đồng, thế nhưng sau nhiều năm hoạt động, tuyến xe buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng về giảm thiểu ùn tắc. Vừa qua, UBND TP Hà Nội đã có đề xuất "khai tử" tuyến buýt nhanh BRT để thay bằng đường sắt đô thị.

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Xã hội - 8 giờ trước

GĐXH - Ra đầm nuôi trồng thủy sản của người thân chơi, thấy em bị ngã xuống nước, chị gái đã lao xuống cứu em. Do không biết bơi, cả 2 chị em cháu D. bị đuối nước.

Hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp dồn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày oi nóng

Hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp dồn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày oi nóng

Thời sự - 8 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, tuần tới miền Bắc chuẩn bị đón hai đợt gió mùa Đông Bắc khiến nền nhiệt độ giảm nhẹ và trời đỡ nóng.

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024

Xã hội - 8 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Sáu ngày 19/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Lại xảy ra đuối nước thương tâm tại Quảng Bình

Lại xảy ra đuối nước thương tâm tại Quảng Bình

Thời sự - 8 giờ trước

GĐXH - Trong lúc tắm ở khe suối, nam sinh sinh lớp 9 lặn xuống đáy rồi mắc kẹt vào đá dẫn đến đuối nước.

Liên tiếp xảy ra giông lốc gây thiệt hại về nhà dân, hoa màu

Liên tiếp xảy ra giông lốc gây thiệt hại về nhà dân, hoa màu

Thời sự - 8 giờ trước

GĐXH - Giông lốc liên tiếp xảy ra ở Quảng Trị khiến nhiều nhà dân bị tốc mái, hư hỏng, hàng chục hecta lúa bị đổ gãy...

Top