Hà Nội
23°C / 22-25°C

Gian nan cứu rỗi "thiên chức làm cha mẹ" và hạnh phúc của đứa trẻ Việt Nam đầu tiên thụ tinh trong ống nghiệm

Thứ tư, 07:13 16/10/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Dù đã nhiều năm trôi qua, nhưng đội ngũ y bác sĩ bệnh viện Từ Dũ (Q.1, TP.HCM) vẫn không thể nào quên được ngày ba đứa trẻ được áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo đầu tiên tại Việt Nam chào đời.

Giữa lúc tưởng chừng như tuyệt vọng nhất của cuộc đời bởi căn bệnh hiếm muộn thì may mắn thay, nhờ sự hỗ trợ của bệnh viện, những đôi vợ chồng trẻ đã có cơ hội được thực hiện thiên chức thiêng liêng: Làm cha làm mẹ.
 
Gian nan cứu rỗi "thiên chức làm cha mẹ" và hạnh phúc của đứa trẻ Việt Nam đầu tiên thụ tinh trong ống nghiệm 1
Niềm vui của mọi người ngày Lan Thi chào đời. Ảnh: tư liệu bệnh viện Từ Dũ. Ảnh: T.G
 
Hạnh phúc vỡ òa trong nước mắt

Ngày 30/4/1998 đã trở thành một dấu ấn không thể nào phai nhòa trong ký ức của đội ngũ y bác sĩ bệnh viện Từ Dũ. Mặc dù đã 15 năm trôi qua, nhưng nhớ lại giây phút đón nhận tiếng khóc chào đời của ba đứa trẻ được sinh ra bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên ở Việt Nam, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng (SN 1944, nguyên Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ) vẫn cảm thấy bồi hồi xúc động.

Kể về duyên may trở thành người đưa kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm về Bệnh viện Từ Dũ, bác sĩ Phượng cho biết, từ những ngày bắt đầu học và làm việc trong ngành sản, chứng kiến nỗi đau của những đôi vợ chồng trẻ không thể có con, bà đã quyết tâm phải làm một việc gì đó để giúp đỡ họ. Rồi mơ ước ấy cũng bắt đầu có hướng giải quyết trong chuyến công tác tại Thái Lan vào năm 1994. Thời điểm đó, bác sĩ Phượng đã được chứng kiến nước bạn ứng dụng thành công công nghệ thụ tinh trong ống nghiệm. Tuy nhiên, mãi đến năm 1990, ước mơ đưa công nghệ này thực hiện tại quê nhà mới trở thành hiện thực, khi bà được mời làm giảng viên tại Đại học Nice của Pháp và có điều kiện tiếp cận trực tiếp quy trình thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm.

Trở về nước, khát khao mang lại hạnh phúc cho những đôi vợ chồng hiếm muộn tại Việt Nam càng cháy bỏng hơn. Để làm được điều này, bác sĩ Phượng đã âm thầm vạch ra kế hoạch dài hạn nhằm nâng mặt bằng chuyên môn về sản tại bệnh viện mình lên cao hơn. Xác định bước kỹ thuật chuyên môn là quan trọng nhất nên các bộ phận siêu âm, phẫu thuật nội soi, sơ sinh non tháng… đều được bác sĩ Phượng tiến hành bồi dưỡng. “Khi khâu kỹ thuật đã xong thì điều khiến tôi trăn trở nhất là áp lực từ dư luận. Thời gian ấy trong con mắt nhiều người, y học của Việt Nam vẫn chưa được đánh giá cao. Hơn nữa, kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm lâu nay chỉ diễn ra tại các bệnh viện lớn ở nước ngoài”, bác sĩ Phượng nhớ lại những ngày tháng phải vật lộn trong cơn bão dư luận.

Nhưng khi có niềm tin và quyết tâm, chẳng có điều gì có thể cản trở được bác sĩ Phượng bắt tay thực hiện giấc mơ tạo ra những “sản phẩm con người” ấy. Năm 1994, bà một thân đi vận động để xin học bổng, thậm chí quyết định bỏ tiền túi ra để đưa đội ngũ nhân viên, bác sĩ của bệnh viện sang Pháp và Singapore để tham quan ngân hàng tinh trùng và học hỏi kỹ thuật cũng như kinh nghiệm từ các nước đã áp dụng thành công kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Về mặt pháp lý, bác sĩ Phượng cùng luật sư Phan Trung Hoài đã soạn ra dự thảo quyết định thành lập ngân hàng tinh trùng cho bệnh viện Từ Dũ. Sau nhiều năm âm thầm chuẩn bị, ngày 19/8/1997, hơn 30 phụ nữ vô sinh đầu tiên tại Việt Nam đã được chuyển phôi làm thụ tinh trong ống nghiệm. Trong số các bệnh nhân, hơn 10 trường hợp thụ tinh thành công. Đến ngày 30/4/1998, ba em bé thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên chào đời đánh dấu một bước ngoặt lớn cho ngành sản khoa Việt Nam.

Hạnh phúc ngập tràn ngày đón nhận tiếng khóc chào đời bình yên của những đứa trẻ, tuy nhiên nước mắt vẫn thấm đẫm trên khuôn mặt hốc hác của bác sĩ Phượng. Trong thời gian những người mẹ mang thai con, chị như đứng trên đống lửa, mất ăn mất ngủ, mái đầu bạc trắng, xơ xác đến thảm hại bởi thụ tinh trong ống nghiệm không đơn giản như cách hiểu nôm na của mọi người là bỏ trứng và tinh trùng vào ống nghiệm rồi cấy vào cơ thể người phụ nữ. Thụ tinh trong ống nghiệm là một chuỗi dài những quy trình phức tạp. Tuy người phụ nữ được rút ngắn giai đoạn mang thai chỉ còn 8 tháng nhưng chỉ cần một chút bất an, lập tức phải được chuyển gấp vào bệnh viện.
 
Gian nan hành trình “đi tìm con”

Tìm đến nhà của một trong ba cháu bé được sinh ra đầu tiên bằng kỹ thuật này, trong căn nhà gỗ chật hẹp nhưng đong đầy hạnh phúc, anh Phạm Xuân Tài (49 tuổi) và chị Phạm Thị Thanh Dung (53 tuổi) nghẹn ngào nhớ lại giây phút con gái mình là cháu Nguyễn Tường Lan Thi chào đời.

Năm 1986, anh chị kết hôn với nhau. Cũng như những cặp vợ chồng khác, hai người ước mong có một đứa con cho vui nhà vui cửa. Nhưng trải qua biết bao nhiêu “kỳ trăng mật”, mong ước tưởng chừng dễ thực hiện ấy lại không thể xảy ra với đôi vợ chồng trẻ. Bốn bề áp lực vây quanh, hai bên gia đình nội ngoại, họ hàng ai cũng trông mong có đứa cháu để sớm tối bế bồng càng khiến chị Dung và anh Tài lo lắng hơn. Có bệnh thì vái tứ phương, ai chỉ gì hay nghe ở đâu có thầy thuốc giỏi, trên rừng dưới biển, chỗ nào anh Tài cũng chở vợ đến bằng được. Biết bao nhiêu tiền dành dụm, làm ăn của đôi vợ chồng ấy đã đội nón ra đi, khiến cuộc sống vốn đã chật vật càng trở nên túng quẫn hơn. Suốt 10 năm tìm cơ hội sinh con trong vô vọng, giữa lúc tưởng chừng như đã bế tắc hoàn toàn thì may mắn thay, anh Tài được một người tốt bụng trong cơ quan giới thiệu đến gặp bác sĩ Phượng tại Bệnh viện Từ Dũ.

Mặc dù, đã được bác sĩ Phượng và đội ngũ y bác sĩ hết sức động viên về tinh thần nhưng giai đoạn đầu, đôi vợ chồng trẻ ấy vẫn luôn nặng nề về tâm lý. “Trong thâm tâm, tôi luôn nghĩ còn nước thì còn tát. Nhưng ngày ấy tại Việt Nam, chưa từng có ca thụ tinh trong ống nghiệm nào cả, điều đó lại khiến tôi càng lo lắng tột độ”, anh Tài kể. Quãng thời gian chị Dung mang thai, tuy vui mừng nhưng đó cũng là thời điểm vô cùng cực nhọc với đôi vợ chồng trẻ. Khi có thai đến tháng thứ tư thì chẳng may, chị Dung đau bụng dữ dội và được kết luận nguy cơ sảy thai cao. Nhưng bằng nghị lực phi thường, vợ chồng chị đã cùng nhau bảo vệ sinh linh bé bỏng của mình khỏe mạnh cho đến khi chào đời.

Đến giờ đã 15 năm, đứa bé ngày ấy giờ đã khôn lớn. Ngồi nhìn con gái chơi đàn ghita trong ánh mắt hạnh phúc, anh Tài tự hào khoe với chúng tôi: “Cháu chơi đàn hay lắm, ba chỉ dạy qua một lần mà cháu đã đánh được, nó trông vậy nhưng lì à. Hồi học tiểu học ăn rồi mặc cảm vì bị bạn bè trêu chọc không phải con ba mẹ, thế là nó lao vào đánh bạn”. Thấm thoát đã 15 năm trôi qua, nhờ siêng năng, học giỏi nên cô bé đạt số điểm khá cao trong kỳ thi vào trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Q.5). Tuy có sở thích đọc sách và ca hát nhưng Lan Thi lại ước mơ trở thành bác sĩ.

Hiện tại, ngoài việc học trên lớp thì ở nhà Thi dành phần lớn thời gian để giúp mẹ bán hàng trái cây và tham gia ca đoàn của nhà thờ, tập hát, dạy chữ cho các cháu thiếu nhi. Giải thích về ước mơ của mình, Thi ngượng ngùng: “Từ khi được ba cho xem những bài báo viết về ngày em ra đời, nhìn hình ảnh các cô chú bác sỹ khổ cực để cho em chào đời, kể từ đó, em luôn cố gắng học thật giỏi, sau này trở thành bác sỹ sẽ lại tiếp tục đem hạnh phúc đến cho nhiều người, như vậy vui lắm”.     
 
Gian nan cứu rỗi "thiên chức làm cha mẹ" và hạnh phúc của đứa trẻ Việt Nam đầu tiên thụ tinh trong ống nghiệm 2
Bác sỹ Nguyễn Thị Ngọc Phượng là người đầu tiên đưa kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm về Việt Nam. Ảnh: D.A
Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Chương trình thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) tại Bệnh viện Từ Dũ được triển khai từ năm 1997. Cho đến nay, chương trình đã điều trị cho hơn 6.000 trường hợp, đến tháng 9/2005 đã có 2.000 em bé ra đời và hơn 200 bà mẹ khác đang mang thai. Dù được thực hiện sau thế giới gần 20 năm, sau Singapore (nước đầu tiên ở châu Á thành công) gần 15 năm, TTTON ở Việt Nam đã đạt những thành tựu vượt bậc. Tính trung bình, cứ 1.000 em bé TTTON trên toàn thế giới hiện nay, thì có 1 em bé Việt Nam. Hiện nay, Bệnh viện Từ Dũ đã trở thành trung tâm TTTON lớn nhất, thực hiện được nhiều kỹ thuật, số chu kỳ thực hiện hàng năm và có tỉ lệ thành công thuộc loại cao nhất trong khu vực Đông Nam Á.
 
Dương Anh
tuancuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ngành học được ưa chuộng mang lại nhiều cơ hội phát triển cho sinh viên là ngành học nào?

Ngành học được ưa chuộng mang lại nhiều cơ hội phát triển cho sinh viên là ngành học nào?

Giáo dục - 11 phút trước

GĐXH - Thời điểm hiện tại, đa số các sinh viên đều đã đưa ra được lựa chọn cho mình những ngành học phù hợp vói phát triển trong tương lai để theo đuổi.

Dự báo tử vi tuần mới tới 5/5/2024 chi tiết về sự nghiệp, tài lộc và tình cảm của các tuổi Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Mùi, Thân, Tuất, Hợi

Dự báo tử vi tuần mới tới 5/5/2024 chi tiết về sự nghiệp, tài lộc và tình cảm của các tuổi Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Mùi, Thân, Tuất, Hợi

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Dưới đây là phân tích chi tiết của chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà về các khía cạnh quan trọng của sống sống từ sự nghiệp, tài lộc và tình cảm của các tuổi Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Mùi, Thân, Tuất, Hợi.

Nguyễn Thanh Tuân, kẻ gieo rắc 'cái chết trắng' và kết cục đích đáng

Nguyễn Thanh Tuân, kẻ gieo rắc 'cái chết trắng' và kết cục đích đáng

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Trong nhiều năm, khi công an triệt phá các đường dây ma túy lớn thì phát hiện một số đầu mối dẫn tới người tên Trăng (trú tại Lóng Luông, Vân Hồ, Sơn La). Trăng là ai mà đứng sau các hoạt động mua bán, vận chuyển ma túy số lượng lớn đến vậy?

Nổ lò hơi làm 6 người chết, nhiều người bị thương nặng ở Đồng Nai

Nổ lò hơi làm 6 người chết, nhiều người bị thương nặng ở Đồng Nai

Xã hội - 3 giờ trước

Vụ nổ lò hơi đã làm 6 người tử vong tại hiện trường, nhiều người bị thương đang được cấp cứu

Người dân Cô Tô (Quảng Ninh) chôn cất xác cá voi 10 tấn trôi dạt trên biển

Người dân Cô Tô (Quảng Ninh) chôn cất xác cá voi 10 tấn trôi dạt trên biển

Đời sống - 4 giờ trước

Xác cá voi nặng khoảng 10 tấn trôi dạt vào vùng biển ven đảo Cô Tô (Quảng Ninh) và được chính quyền, người dân tổ chức chôn cất theo phong tục địa phương.

3 loại tiền lương sẽ tăng từ ngày 1/7 tới, hàng triệu người mừng thầm khi được hưởng chính sách mới

3 loại tiền lương sẽ tăng từ ngày 1/7 tới, hàng triệu người mừng thầm khi được hưởng chính sách mới

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Theo chính sách cải cách tiền lương mới, từ ngày 1/7/2024, ba loại tiền lương quan trọng gồm lương công chức, lương hưu, lương tối thiểu sẽ tăng.

Tin không khí lạnh: Gió mùa Đông Bắc tràn về sau đợt nắng nóng đỉnh điểm

Tin không khí lạnh: Gió mùa Đông Bắc tràn về sau đợt nắng nóng đỉnh điểm

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH - Gần sáng nay (1/5), bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ, Thanh Hóa - Nghệ An, gió chuyển hướng Đông Bắc trong đất liền cấp 2-3.

Truy tìm tài xế xe đầu kéo trong vụ tai nạn khiến 2 thiếu niên tử vong

Truy tìm tài xế xe đầu kéo trong vụ tai nạn khiến 2 thiếu niên tử vong

Xã hội - 6 giờ trước

Ngày 30-4, toàn quốc xảy ra 61 vụ tai nạn giao thông, làm chết 27 người, bị thương 45 người, tất cả đều là tai nạn giao thông đường bộ, theo báo cáo của Văn phòng Bộ Công an

Rắn hổ mang nặng 3kg vào khu đô thị ở Hà Nội ‘dạo chơi’

Rắn hổ mang nặng 3kg vào khu đô thị ở Hà Nội ‘dạo chơi’

Đời sống - 6 giờ trước

Trong lúc đi tập thể dục buổi tối tại công viên trong khu đô thị The Manor Central Park, người dân phát hiện con rắn hổ mang nặng 3kg.

Bị phạt lỗi độ xe, thiếu niên 17 tuổi nói ‘vác mía 15 ngày mới đủ tiền đóng’

Bị phạt lỗi độ xe, thiếu niên 17 tuổi nói ‘vác mía 15 ngày mới đủ tiền đóng’

Xã hội - 7 giờ trước

Bị CSGT xử phạt do không có giấy phép lái xe, sử dụng xe độ chế,... thiếu niên 17 tuổi ở Phú Yên nói "phải đi vác mía 15 ngày mới đủ tiền đóng".

Top