Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành y tế: Nói “không” với sản phẩm nhựa một lần ngay từ hôm nay

Thứ bảy, 07:00 17/08/2019 | Y tế

GiadinhNet - Sáng 16/8, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến “Triển khai giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành Y tế”. Hội nghị được tổ chức trực tuyến tới 63 tỉnh, thành phố trên cả nước nhằm triển khai sâu rộng Chỉ thị 08/CT-BYT về giảm thiểu rác thải nhựa trong ngành Y tế. Bộ Y tế đã đề nghị các cơ sở y tế ngay lập tức triển khai hành động cụ thể, tiến tới chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng vật liệu nhựa một lần có thể thay thế và nilon khó phân hủy trong đơn vị.

Giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành y tế: Nói “không” với sản phẩm nhựa một lần ngay từ hôm nay - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến và Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà tham quan các gian hàng sản phẩm thân thiện với môi trường. Ảnh: D.H

Chất thải nhựa chiếm 5% trong số chất thải y tế

Theo báo cáo nhanh từ một số bệnh viện, có khoảng 5% trong số chất thải y tế phát sinh là chất thải nhựa, khoảng 22 tấn/ngày. Do đặc thù trong ngành Y tế, việc lưu trú, sinh hoạt của nhân viên y tế, bệnh nhân và người bệnh nhân tại cơ sở y tế cũng làm phát sinh lượng chất thải nhựa dùng một lần trong sinh hoạt rất lớn. Trong đó đa số chất thải nhựa là các túi nilon khó phân hủy, sản phẩm nhựa dùng một lần để bao gói, sử dụng cho mục đích ăn uống, sinh hoạt của bệnh nhân.

Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) cho hay, hiện nay Cục chưa tiến hành điều tra, đánh giá tỷ lệ chất thải nhựa trong chất thải của ngành Y tế cũng như chưa có số liệu thống kê cụ thể về lượng chất thải nhựa phát sinh của ngành hàng năm. Tuy nhiên, qua khảo sát tại Bệnh viện K, Bệnh viện Phổi trung ương, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ thì tỷ lệ nhựa trong chất thải y tế (không bao gồm chất thải sinh hoạt) tại các bệnh viện này trong khoảng 10 – 45%; tỷ lệ nhựa trong chất thải sinh hoạt tại cơ sở y tế trong khoảng 12-17%.

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, nhựa là vật liệu đa năng, nhẹ, bền và giá thành hợp lý; được sử dụng rộng rãi ở rất nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau trong cuộc sống hiện đại ngày nay, bao gồm cả ngành Y tế. Tính ưu việt của các sản phẩm nhựa dùng một lần như bơm kim tiêm dùng một lần, dụng cụ thiết bị dùng một lần trong phẫu thuật, xét nghiệm như găng tay vô trùng, chai, lọ, ống đựng bệnh phẩm... đã góp phần loại trừ, giảm thiểu nhiều nguy cơ lây nhiễm, bảo đảm các hoạt động chuyên môn y tế được thực hiện đúng theo quy định, đặc biệt những công việc này đòi hỏi nghiêm ngặt về vô trùng, an toàn, an ninh sinh học. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc chủng loại và khối lượng chất thải nhựa trong y tế là đa dạng và phát sinh với khối lượng lớn.

Báo cáo năm 2017 của Sở Y tế và các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, tổng lượng chất thải y tế nguy hại là 21.374 tấn/năm, lượng chất thải y tế nguy hại được xử lý là 21.185 tấn/năm (chiếm 99,1%).

Ưu tiên sản phẩm ít phát sinh chất thải

Giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành y tế: Nói “không” với sản phẩm nhựa một lần ngay từ hôm nay - Ảnh 2.

Một số sản phẩm làm từ giấy và bột gạo được quan tâm. Ảnh: D.Hải

Năm 2018, hưởng ứng phong trào "Chống rác thải nhựa" do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát động, Bộ Y tế đã có Công văn số 1505/MT-YT gửi các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Y tế và Công văn số 1506/MT-YT gửi Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương về triển khai phong trào. Theo đó, Sở Y tế và các cơ sở y tế cũng tại một số địa phương đã sớm tổ chức các hoạt động giảm thiểu chất thải nhựa tại cơ sở.

Bệnh viện Trung ương Huế là một trong những bệnh viện đã thực hiện các biện pháp giảm phát sinh từ đầu nguồn như ưu tiên chọn sản phẩm ít phát sinh chất thải, hạn chế các hoạt động phát thải không cần thiết. Đồng thời Bệnh viện Trung ương Huế cũng đưa ra các khẩu hiệu hành động: "Hạn chế phát sinh – phân loại đúng – thu gom đủ - tái sử dụng hợp lý – xử lý an toàn" và tuân thủ nguyên tắc "Giảm thiểu – Tái sử dụng – Tái chế" (nguyên tắc 3R = Reduce – Reuse – Recycle).

Cũng trong các hoạt động giảm phát sinh chất thải, từ cuối năm 2018 đến tháng 3/2019, các cơ sở y tế tại tỉnh Bình Định đã xây dựng và triển khai các hoạt động "Chống rác thải nhựa" gắn với thực hiện nhiệm vụ công tác của từng đơn vị; thực hiện "nói không với sản phẩm nhựa dùng một lần" và túi nilon khó phân hủy. Trong 4 tháng đầu triển khai các cơ sở y tế tỉnh Bình Định đã thu gom, phân loại và giao cho các cơ sở có giấy phép hành nghề xử lý gần 73.340 kg chất thải nguy hại; 6.500kg chất thải nhựa có thể tái chế. Việc tái chế, tái sử dụng túi nilon đã giảm thiểu 10.000 túi nilon dung tích 15 lít thải ra môi trường.

Tiến tới chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng vật liệu nhựa một lần

Giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành y tế: Nói “không” với sản phẩm nhựa một lần ngay từ hôm nay - Ảnh 3.

Bộ Y tế sử dụng chai thủy tinh đựng nước thay chai nhựa dùng một lần tại các cuộc họp. Ảnh: T.N

Chất thải nhựa là vấn đề có tính toàn cầu, nguy cơ ảnh hưởng sinh thái môi trường, phát triển bền vững và sức khỏe con người, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đề nghị các đơn vị ngành Y tế cần tăng cường tập huấn, hướng dẫn nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi thói quen sử dụng túi nilon khó phân hủy, sản phẩm nhựa dùng một lần cho nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân...

Tuy nhiên, việc thay đổi các sản phẩm nhựa dùng một lần sang sản phẩm thân thiện môi trường là một thách thức. Thực tế, việc tiếp cận những sản phẩm thân thiện môi trường về chủng loại, mặt hàng, số lượng, giá thành, khả năng cung ứng tại các địa phương cũng rất khác nhau, và hầu hết là chưa bảo đảm cho việc sớm thay thế, loại trừ hoàn toàn việc sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần. Bên cạnh đó, để thay đổi nhận thức, hình thành thói quen cho nhân viên y tế, bệnh nhân và người bệnh nhân về thay thế sản phẩm nhựa dùng một lần, hạn chế việc phát sinh chất thải, chất thải nhựa là một quá trình.

Bộ trưởng cũng đề nghị các tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Y tế dừng sử dụng túi ni lông khó phân hủy, sản phẩm nhựa một lần. Các cơ sở y tế cần có lộ trình giảm thiểu chất thải nhựa từ hoạt động chuyên môn y tế; từ sinh hoạt thường ngày; thực hiện phân loại triệt để chất thải nhựa, ni lông khó phân hủy để thu gom, tái chế đúng quy định. Phấn đấu tiến tới chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng vật liệu nhựa một lần có thể thay thế và nilon khó phân hủy trong đơn vị.

Tại Hội nghị cũng diễn ra lễ ký cam kết Giảm thiểu chất thải nhựa giữa Bộ trưởng Y tế với lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế; giữa Giám đốc Sở Y tế với thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở Y tế tại 63 điểm cầu địa phương.

Chất thải nhựa đang trở thành vấn đề ô nhiễm môi trường toàn cầu bởi những đặc tính bền và khó phân hủy của nó. Ô nhiễm chất thải nhựa ảnh hưởng trầm trọng đến môi trường, sinh thái và sức khỏe con người. Ước tính có hơn 700 loài sinh vật trên thế giới bị ảnh hưởng tiêu cực do ô nhiễm chất thải nhựa. Theo thống kê của Ủy ban Châu Âu (EC), ước tính khoảng 8,3 tỷ tấn sản phẩm nhựa đã sản xuất cho đến năm 2018. Khoảng 6,3 tỷ tấn nhựa trở thành rác thải; và khoảng 5 tỷ tấn tích lũy ngoài môi trường hoặc được chôn lấp. Hàng năm, tổng cộng khoảng 4,8 - 12,7 triệu tấn chất thải nhựa xả vào đại dương.

Mai Anh - Trần Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 23 giờ trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp 4 năm, thường xuyên được điều trị bằng Coversyl.

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Y tế - 2 ngày trước

BS Khoa Sản, BVĐK Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã phẫu thuật mổ lấy thai có "tràng hoa quấn cổ" 5 vòng, ngôi ngược thành công.

Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Thanh niên ngừng tim, gục ngã ngay trước vạch đích giải chạy Tây Hồ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Thanh niên bị ngừng tim ngay trước vạch đích có bệnh tim mạch nền, rối loạn nhịp,

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

Y tế - 2 ngày trước

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Phẫu thuật thành công cho người phụ nữ có 2 bàng quang

Phẫu thuật thành công cho người phụ nữ có 2 bàng quang

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật Thận tiết niệu và Nam học - Bệnh viện E vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho người bệnh nữ có 2 bàng quang.

Phát bệnh tâm thần sau lần quan hệ tình dục không an toàn

Phát bệnh tâm thần sau lần quan hệ tình dục không an toàn

Y tế - 3 ngày trước

Sau lần quan hệ ngoài luồng, không an toàn, người đàn ông luôn nghĩ bản thân mắc bệnh lây nhiễm tình dục, khi khám được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần.

Top