Hà Nội
23°C / 22-25°C

Pho sách nặng gần nửa tấn trong ngôi chùa lương duyên tiền định

Thứ sáu, 10:08 05/12/2014 | Giải trí

GiadinhNet - Chùa Ba Vàng (Bảo Quang tự) tọa lạc trên núi Ba Vàng trong dãy núi Yên Tử huyền thoại. Du khách đến chùa cảm nhận được sự ấm cúng trong những tòa nhà độc đáo về kiến trúc, sự trang nghiêm trong không gian bao la, nhưng ít người biết về sự kiện đặc biệt của mối duyên thiên định và những pho sách có một không hai trong ngôi chùa này.

 

Đại Đức Thích Trúc Thái Minh (áo cà sa) và các phật tử.
Đại Đức Thích Trúc Thái Minh (áo cà sa) và các phật tử.

 

“Sen tàn cúc lại nở hoa”

Sư tổ của chùa là hậu duệ Tam tổ Trúc lâm Yên Tử. Ngài họ Vũ, pháp danh là Trúc Lâm Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác, sinh năm 1658 thời vua Lê Hiến Tông. Trong giai đoạn thăng trầm của lịch sử, chiến tranh liên miên, nhà cầm quyền phong kiến coi trọng đạo Khổng hơn đạo Phật, Sư tổ đau lòng khi chứng kiến dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử ngày càng mai một và thất truyền. Năm 40 tuổi, Ngài quyết định về núi Ba Vàng lập am tu hành. Ngài chọn nơi này vì thấy đây là nơi hội tụ của linh khí trời đất, có thể hoàn thành được chí lớn. Ngài ăn rau quả, uống nước suối tu hành với ý tưởng nối lại dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Tại đây, Ngài dạy cho dân trong vùng cách trồng cây thuốc chữa bệnh, dạy cho họ những điều hay về Phật pháp. Dần dần, núi Ba Vàng trở thành một đạo tràng tu Phật pháp cho nhân dân trong vùng. Năm 1706, với sự giúp đỡ của các Phật tử, chùa Ba Vàng đã được dựng lên. Từ ngày đó, dòng thiền Trúc Lâm Yên tử được nối lại, phát triển sau 3 thế kỷ gián đoạn. Năm đó Ngài tròn 48 tuổi.

Qua quãng thời gian hơn 50 năm hưng thịnh, Sư tổ viên tịch năm 1757, hưởng thọ 100 tuổi. Sau khi Sư tổ mất, không có ai chăm sóc nên một  thời gian sau chùa dần trở thành phế tích, hoang tàn đổ nát dưới rừng cây rậm rạp hoang vu.

Sau 3 thế kỷ hoang phế, điều kỳ diệu được lặp lại ở chùa Ba Vàng  khi Đại Đức Thích Trúc Thái Minh về gây dựng lại chùa năm 2007. Đại đức Thích Trúc Thái Minh tên thật là Vũ Minh Hiếu, sinh ngày 3 tháng 3 năm 1967 tại làng Sen, thôn Ngọc Quan, xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. Lớn lên trong một gia đình Phật tử, ngay từ nhỏ tiếng kinh tiếng mõ đã ăn sâu vào tiềm thức của thầy. Là người thông minh, học giỏi nên sau khi tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, thầy được giữ lại trường làm giảng viên. Vừa làm công việc của một giảng viên vừa nghiên cứu Phật pháp, thầy ngộ ra được nhiều điều về lý tưởng sống.

Để thực hiện được ước mơ của mình, thầy từ bỏ tất cả công việc mà nhiều mơ ước, chia tay người yêu sắp cưới quyết tâm đi tu.  Năm 1998, thầy vào Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt gặp Hòa thượng Thích Thanh Từ xin phát tâm Bồ đề. Một năm sau, thầy chính thức bước vào đời sống tu hành với pháp danh Thích Trúc Thái Minh tại Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt.

Sau gần 3 năm học chăm chỉ, được Hòa thượng đánh giá cao, thầy Thái Minh xin ra Bắc góp phần xây dựng Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử. Vốn có tâm từ bi, tri thức phong phú, được Phật tử xa gần yêu mến, thầy được phân công làm Trưởng ban Tri khách Thiền viện.

Năm 2007, tình cờ nghe phật tử kể chuyên trên núi Ba Vàng có ngôi chùa cổ hoang phế không ai chăm sóc, thầy quyết định về gây dựng lại chùa, năm đó thầy vừa tròn 40 tuổi. Chỉ trong 8 năm, bằng công sức của thầy và các đệ tử, bằng sự ủng hộ vật chất và tinh thần của khách thập phương, chùa được xây dựng lại với quy mô lớn. Ngôi Tam bảo (Đại hùng bảo điện) có diện tích 3.500m2, là chính điện lớn nhất Việt Nam. Hai bên là nội viện Tăng và nội viên Ni, bên cạnh là khu giảng đạo, thư viện... được thiết kế đẹp, ấm cúng.

Ngày 9/3/2014, hơn 100.000 Phật tử đã về chùa chứng kiến lễ hàn long mạch, lễ khánh thành tu bổ chùa, lễ cầu quốc thái dân an...Thời điểm này, thầy vừa tròn 48 tuổi. Không thể không đặt câu hỏi về sự trùng hợp kỳ diệu giữa Sư tổ Tuệ Bích và Đại đức Thích Trúc Thái Minh trong quá trình gây dựng và tu bổ lại ngôi chùa.

Sư tổ Tuệ Bích là người đã xây dựng Bảo quang tự để nối lại dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử sau 3 thế kỷ bị gián đoạn. Ngôi chùa này sau đó hoang phế và sau đúng 3 thế kỷ đã được Đại Đức Thái Minh xây dựng lại một cách quy mô. Công việc này hai nhà sư đều thực hiện ở tuổi 40 và hoàn tất ở tuổi 48.

Một điều trùng hợp không thể không kể đến đó là pháp danh của Sư tổ Tuệ Bích và pháp danh Đại Đức Thái Minh dù âm ngữ có khác nhau nhưng đều chung khái niệm “Trí tuệ không ngừng tỏa sáng”. Đặc biệt hai nhà sư đều mang họ Vũ.

Những pho sách nặng gần nửa tấn

 

Pho sách kỷ lục ghi danh các anh hùng liệt sỹ. 	Ảnh: TG
Pho sách kỷ lục ghi danh các anh hùng liệt sỹ. Ảnh: TG

 

Nhờ mối duyên thiên định này nên dù sống cách nhau nhiều thế kỷ nhưng hai người con họ Vũ cùng chung một chí hướng, một quyết tâm xây dựng và giữ gìn chùa Ba Vàng. Nhờ đó, ngôi chùa với lịch sử lâu đời đã góp phần không nhỏ cho việc duy trì và phát triển dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử.

Cũng chính vì ý nghĩa đó, chùa Ba Vàng được chọn làm nơi an vị và thờ phụng mười pho đại sách lưu danh các anh hùng liệt sĩ Việt Nam qua các cuộc kháng chiến. Mười pho đại sách ra đời trong chương trình “Thờ phụng và lưu danh anh hùng liệt sĩ Việt Nam” nằm trong dự án văn hóa “Uống nước nhớ nguồn” của Tạp chí Trí thức và Phát triển. Để thực hiện được dự án, Ban Biên tập Tạp chí cùng các phóng viên, biên tập viên đi khắp mọi miền đất nước thu thập danh sách các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh qua hai cuộc kháng chiến. Đến nay, giai đoan 1 đã hoàn tất, Ban tổ chức dự án đã xuất bản được mười pho đại sách với kích cỡ 100cm x 70cm, các cuốn sách có trọng lượng từ 150-450kg, tổng kinh phí thực hiện là 4 tỷ đồng. Đây là số tiền lớn khiến Ban tổ chức phải đau đầu tính toán, vì số tiền ủng hộ của các nhà hảo tâm chỉ có 1,3 tỷ đồng, cần thêm 2,7 tỷ đồng nữa mới đủ chi phí.

Cũng là người có duyên với Phật pháp, một lần đến công đức cho chùa một cây bồ đề gần 10 năm tuổi, TS Võ Văn Hồng được nghe Đại Đức Thái Minh giới thiệu về 10 pho đại sách và đã quyết định ngay việc công đức cho chùa 2,7 tỷ đồng bù đắp cho số kinh phí xuất bản sách còn thiếu để kịp cho đại lễ nhập linh ngày 14/12/2014 (22/10 âm lịch).

TS Võ Văn Hồng quê ở Thanh Chương (Nghệ An) thuộc dòng họ Vũ - Võ Việt Nam. Dòng họ Vũ - Võ được phát tích từ làng Mộ Trạch tỉnh Hải Dương do Đức thần tổ Vũ Hồn lập nên. Làng được gọi là “Làng Tiến sĩ” vì trong bia ký lưu danh tại Văn Miếu, cả nước có 82 bia  tiến sĩ thì làng Mộ Trạch đã có 18 bia ghi danh 25 vị tiến sĩ. Khoa thi năm 1656 Mộ Trạch có 3 người đỗ tiến sĩ, trạng nguyên. Làng được vua Tự Đức sắc phong “Nhất gia bán thiên hạ”, nghĩa là một dòng họ bằng nửa thiên hạ.

Là một trí thức thành đạt, từng phục vụ trong quân ngũ, đặc biệt là có người em hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ nên TS Võ Văn Hồng hiểu được tâm nguyện của người dân và ý nghĩa lớn lao của những quyển sách nên hết lòng ủng hộ công trình này.

Những pho sách được thế hệ Phật tử ngày nay phát tâm công đức, được lưu giữ tại chùa đã góp phần vào việc tôn tạo, phát huy những giá trị lịch sử truyền thống của chùa Ba Vàng - một chốn địa linh Phật giáo.

 

Chủ tịch nước gửi thư khen ngợi

Cảm động trước nỗ lực tổ chức xuất bản pho đại sách lưu danh hàng chục vạn anh hùng liệt sỹ Việt Nam qua các cuộc kháng chiến của dân tộc, ngày 24/11, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có thư khen ngợi chương trình. Trong thư có đoạn: “10 pho đại sách Huyền thoại Việt Nam là một công trình xuất bản kỳ công, không chỉ có giá trị về mặt văn hóa, lịch sử truyền thống sâu sắc mà còn có giá trị thực tiễn, là kho tàng lịch sử của dân tộc Việt Nam. Tên mỗi pho sách gắn liền với những địa danh đã đi vào lịch sử oanh liệt của đất nước luôn gợi nhắc chúng ta về ý chí sắt đá, tinh thần quật khởi kiên cường, đoàn kết một lòng, đấu tranh anh dũng của quân và dân ta.

Trong thời điểm này, việc xuất bản, lưu danh các anh hùng liệt sỹ, và được đưa về phụng thờ trang trọng tại ngôi chùa có chính điện trên núi lớn nhất Đông Dương thật vô cùng ý nghĩa. Cùng với những giá trị xuất bản có được 10 pho đại sách, ý nghĩa tâm linh thờ phụng người có công với dân tộc lại càng làm lay động lòng người, càng khơi gợi nêu cao truyền thống yêu nước vĩ đại của dân tộc ta. Tôi đánh giá cao việc làm đầy tính nhân văn sâu sắc, thiết thực và giàu ý nghĩa này...”.

 

TS Đình Lâm

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Nghệ sĩ Phương Bình 82 tuổi vẫn chạy xe 20km tới 12 giờ đêm mỗi ngày, bữa ăn khiến ai cũng xót xa

Nghệ sĩ Phương Bình 82 tuổi vẫn chạy xe 20km tới 12 giờ đêm mỗi ngày, bữa ăn khiến ai cũng xót xa

Giải trí - 32 phút trước

"Mỗi buổi tối, tôi phải chạy lên quán nghệ sĩ để hát, cách nhà tận 20km, tới 12 giờ đêm mới về được tới nhà" – nghệ sĩ Phương Bình chia sẻ.

Đời tư kín tiếng của Bảo Anh trước khi công khai con gái

Đời tư kín tiếng của Bảo Anh trước khi công khai con gái

Giải trí - 3 giờ trước

Ca sĩ Bảo Anh đang trở thành tâm điểm chú ý khi được cho là ngầm thừa nhận chuyện có con.

Vân Dung ở tuổi U50: Có con trai nối nghiệp, cuộc sống nhiều người mơ ước

Vân Dung ở tuổi U50: Có con trai nối nghiệp, cuộc sống nhiều người mơ ước

Giải trí - 4 giờ trước

GĐXH - Không chỉ gây ấn tượng với khán giả qua hình ảnh một nghệ sĩ hài vô cùng duyên dáng và tài năng, Vân Dung còn có cuộc sống riêng nhiều người mơ ước.

Con gái Tú Dưa 'chào sân' âm nhạc, 'đại gia' hậu thuẫn là ai?

Con gái Tú Dưa 'chào sân' âm nhạc, 'đại gia' hậu thuẫn là ai?

Xem - nghe - đọc - 7 giờ trước

GĐXH - "Linh Nhi có làm trong công ty của bố với mức lương 25 triệu/tháng. Trong vòng 2 năm sẽ là 500 triệu rồi. Thế nên có thể nói, bố chính là đại gia của Linh Nhi", Tú Dưa tiết lộ.

Phương Thảo - Ngọc Lễ 'Xe đạp ơi' giờ ra sao sau 19 năm sang Mỹ định cư?

Phương Thảo - Ngọc Lễ 'Xe đạp ơi' giờ ra sao sau 19 năm sang Mỹ định cư?

Giải trí - 7 giờ trước

GĐXH - Phương Thảo - Ngọc Lễ nổi tiếng từ thời giải thưởng "Làn sóng xanh" thập niên 90 - 2000 với "Xe đạp ơi" và "Ba ngọn nến lung linh". Sau 19 năm rời xa Vbiz, sang Mỹ định cư, cuộc sống của cặp đôi nghệ sĩ giờ ra sao?

Nathan Lee: Tôi đẹp trai thế này không có con thì hơi phí, tiền để cho ai tiêu?

Nathan Lee: Tôi đẹp trai thế này không có con thì hơi phí, tiền để cho ai tiêu?

Giải trí - 7 giờ trước

"Tôi hay tự hỏi mình còn thiếu gì? Hào quang, danh vọng tôi thấy cũng tạm ổn rồi. Có lẽ tôi chỉ còn thiếu một gia đình và con cái. Tôi nghĩ mình nên trải nghiệm cả điều đó", Nathan Lee chia sẻ.

‘Bà Mến’ Hương Tươi trở lại khiến khán giả ‘Trạm cứu hộ trái tim’ phấn khích

‘Bà Mến’ Hương Tươi trở lại khiến khán giả ‘Trạm cứu hộ trái tim’ phấn khích

Giải trí - 9 giờ trước

Sự trở lại của nhân vật bà Mến (Hương Tươi) trở thành điểm nhấn trong "Trạm cứu hộ trái tim" tập 19 và được nhiều khán giả thích thú, ủng hộ.

Ca sĩ Diệu Hà hát nhạc Phạm Duy: Đam mê ca hát nhưng không ảo tưởng

Ca sĩ Diệu Hà hát nhạc Phạm Duy: Đam mê ca hát nhưng không ảo tưởng

Xem - nghe - đọc - 9 giờ trước

GĐXH - Diệu Hà vừa chính thức ra mắt MV Tình ca của Phạm Duy, ca khúc mở đầu trong dự án nhạc hát nhạc Phạm Duy mang tên Nghìn trùng xa cách.

Bị mỉa mai lấy chồng tuổi U40, Ngọc Huyền lên tiếng làm rõ tiện "flex" luôn nửa kia

Bị mỉa mai lấy chồng tuổi U40, Ngọc Huyền lên tiếng làm rõ tiện "flex" luôn nửa kia

Giải trí - 11 giờ trước

Vào tháng 1/2024, Ngọc Huyền và bạn trai Duy Minh đã chính thức về chung một nhà.

Nam ca sĩ gốc Quy Nhơn nổi tiếng 'Làn sóng xanh' năm 2000: U50 mua biệt thự 400m2 tặng mẹ, sống độc thân

Nam ca sĩ gốc Quy Nhơn nổi tiếng 'Làn sóng xanh' năm 2000: U50 mua biệt thự 400m2 tặng mẹ, sống độc thân

Giải trí - 22 giờ trước

GĐXH - Quang Dũng nổi tiếng với khán giả những năm 2000 trong giải thưởng "Làn sóng xanh". Nam ca sĩ gốc Quy Nhơn sau nhiều năm ca hát vẫn độc thân và có cuộc sống giàu có bên mẹ già.

Top