Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhạc sĩ Nguyễn Thiện Đạo: Về nước không phải để “kiếm tiền đô, tiêu tiền Việt”

Thứ bảy, 08:30 28/04/2007 | Giải trí

Giadinh.net - Ông là nhạc sĩ được Từ điển danh nhân "Le Petit Larousse" (1982) và "Le Petit Robert" (1995) tôn vinh là “Nhạc sĩ tài năng, tác giả của dòng nhạc hợp lưu Đông -Tây vô cùng độc đáo”.


Năm 1963, ông là người châu Á đầu tiên được nhận giải thưởng hạng Nhất về sáng tác khí nhạc khi mới 28 tuổi. Dù sống ở Pháp nhưng ông vẫn thường xuyên về nước biểu diễn và có những đóng góp không nhỏ trong việc đưa văn hoá Việt Nam vào khí nhạc của Tây Âu.

Cha tôi từng mong muốn tôi trở thành bác sĩ

Bắt đầu từ khi nào ông nhận ra thiên hướng âm nhạc của mình?

- Ngay từ khi còn bé, tôi đã rất mê nhạc truyền thống, dân ca và thơ Đường. Thủa nhỏ, tôi học ở trường của Pháp có thể nói là nổi tiếng nhất Đông Dương lúc bấy giờ: trường Petit Lycée (sau phố Tràng Tiền). Khi gia đình tôi chuyển về số 19 Tràng Tiền, gần với Nhà hát lớn HN, bố tôi rất hay đưa tôi đi xem các buổi hoà nhạc. Có lẽ tôi bắt đầu đam mê âm nhạc từ đó.

Ngoài các buổi học văn hoá ở trường, bố tôi gửi tôi học thêm nhạc ở trường tư trên phố Hàng Bông. Nhưng do hoàn cảnh chiến tranh, tôi lại là con trưởng nên bố gửi tôi sang Pháp học với mong muốn tôi sẽ trở thành bác sĩ. Khi đó là năm 1953, lúc đó tôi mới 13 tuổi. Tôi vẫn còn nhớ lúc lên đường, tôi vẫn mặc chiếc quần đùi, một mình lênh đênh trên biển cả tháng ròng mới tới được nước Pháp vì lúc đó không đủ tiền để đi máy bay. Không ngờ chuyến đi lớn nhất trong đời đó đã làm nên sự thay đổi lớn lao trong cuộc đời tôi.

Làm thế nào mà những năm ấy, một cậu bé 13 tuổi dám chống lại sự sắp đặt của cha mình?

- Dĩ nhiên lúc đó tôi không hề có tư tưởng chống lại. Tất cả như một định mệnh. Tôi vẫn học văn hóa như những học sinh du học khác. Nhưng càng lớn, tôi nhận thấy có một sự thôi thúc mãnh liệt trong mình là được sáng tác âm nhạc. Năm 1963, tức là 10 năm kể từ ngày tôi sang Pháp, tôi đã nộp đơn thi vào Nhạc viện quốc gia Paris. Chuyện đến tai cha tôi, ông đã tuyên bố từ mặt và trừng phạt bằng cách cắt nguồn viện trợ. Rất may là tôi có học bổng của trường và tranh thủ làm thêm để trang trải việc học hành. Với lại, hồi đó, thi vào Nhạc viện quốc gia Paris cũng có nghĩa là được bao cấp nhiều thứ, không phải tốn kém như bây giờ.

Vậy đến khi nào cha ông mới “nhận lại con”?

- Đó là năm 1967, tôi được nhận giải thưởng hạng Nhất về sáng tác âm nhạc với tác phẩm “Thành đồng tổ quốc” của nhà thơ Tố Hữu và được đăng tải hàng loạt trên các báo của Sài Gòn lúc bấy giờ. Đó cũng là tác phẩm đầu tiên của tôi. Năm 1983, tôi được Nhà nước Pháp trao Huân chương “Nghệ thuật và văn hoá”. Đến lúc đó bố mới chịu làm lành và động viên tôi theo đuổi con đường âm nhạc của mình.

Là người Việt nhưng ông chủ yếu sống ở Pháp, vậy nền văn hoá Pháp ảnh hưởng đến cá nhân  và sự nghiệp âm nhạc của ông như thế nào?

- Không chỉ bị ảnh hưởng mà tôi còn phải tự học hỏi thì mới tiếp cận được. Tôi cố gắng biết nghe nhưng cũng cố gắng biết hiểu. Tôi học được lý trí phê phán mạnh mẽ của người Tây Âu- điều rất cần trong sáng tác khí nhạc. Nhưng với vốn liếng và dòng máu phương Đông trong người, tôi đã triệt để sử dụng phong cách, thủ pháp của Tây Âu tiên tiến nhất để nói lên tiếng nói âm nhạc Việt Nam. Và vì vậy, những tác phẩm âm nhạc của tôi được đánh giá cao đều ít nhiều liên quan đến đất mẹ như: Sóng nhất nguyên, Thành đồng tổ quốc...

Tốt nhiệp sau 1 năm thay vì 5 năm

Dường như con đường nghệ thuật của ông rất xuôi chèo mát mái?

- Nhiều người bảo tôi có cả ba yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hoà”, nhưng đó chỉ là bề ngoài. Có những nỗi khổ mà ngay cả người thân cũng không nhận biết được. May mắn lớn nhất trong cuộc đời tôi là được học với người thầy là một trong ba nhạc sĩ lớn nhất của thế kỷ 20, thầy Messiaen. Hồi đó, thi đỗ vào lớp sáng tác của ông rất khó. Nhiều sinh viên nước ngoài đều mong muốn được học với ông bởi ông đã đào tạo được nhiều nhạc sĩ giỏi. Không những giỏi mà thầy còn nổi tiếng là nghiêm khắc. Ai nghỉ học quá 3 buổi là bị đuổi ra khỏi lớp. Trong một năm mà không giành được giải thưởng nào là phải thi lại vào trường. Bình thường, học lớp này tối thiểu phải mất 5 năm nhưng với giải thưởng hạng Nhất môn sáng tác, tôi được đặc cách, sau 1 năm đã được ra trường. Nhưng nhận thấy vốn kiến thức của mình vẫn còn hạn chế, tôi vẫn xin học lại thêm một năm nữa theo kiểu dự khuyết.

Sau đó, tôi còn có một vinh dự trở thành người đầu tiên được thầy dẫn đến NXB âm nhạc và bảo trợ trong suốt quá trình học ở trường. Vì thế tôi được yên ổn học tập và sáng tác mà không phải lo nhiều về việc kiếm sống.

Vì sao ông chọn nhạc giao hưởng cổ điển mà không phải là một thể loại nhạc khác có tính “đại chúng” hơn?

- Thực ra, dòng nhạc để lại dấu ấn trong lịch sử loài người lại chính là nhạc kinh điển bác học. Một tác phẩm âm nhạc đại chúng, một cuốn sách bán chạy... nhưng nó chỉ có giá trị tại thời điểm đó và phải chịu quy luật đào thải của thời gian bằng những giá trị khác.

Làm khí nhạc, tối thiểu phải 20 năm mới định hình được tên tuổi

Hiện ở Việt Nam, có những người đang ở tuổi teen đã có thể sáng tác được nhạc trẻ. Nếu hiện tượng này xảy ra đối với khí nhạc thì có được coi là một “hiện tượng” không thưa ông?

- Chắc chắn, bởi trên thế giới hiện nay, chỉ có Moza là sáng tác được ở tuổi lên 7. Một nhà văn chỉ cần thông thạo tiếng mẹ đẻ là có thể sáng tác được nhưng người làm âm nhạc, nhất là nhạc giao hưởng thì phải thấu hiểu sâu sắc nền âm nhạc truyền thống của Việt Nam và những kỹ thuật âm nhạc tiên tiến của Tây Âu. Việc viết ca khúc, nếu có năng khiếu thì chỉ cần học 6 tháng là có thể viết được. Còn khí nhạc, dù có năng khiếu thì tối thiểu cũng phải học mất 10 năm, rồi lại phải mất 10 năm làm nghề nữa thì mới định hình được tên tuổi và phong cách của mình.

Được biết ông vẫn thường xuyên về nước để trình diễn, vậy ông đánh giá thế nào về tình hình âm nhạc trong nước, nhất là đối với nhạc giao hưởng?

- Âm nhạc Việt Nam có nhiệm vụ rất lớn trong 2 cuộc kháng chiến, nhưng cũng chính vì thế mà dòng nhạc giao hưởng ít có cơ hội phát triển. Năm 1961, Hoàng Việt mới viết bản giao hưởng “Quê hương” đầu tiên, trong khi đó ở Tây Âu, ngay từ thế kỷ thứ 14 đã hình thành và phát triển dòng khí nhạc rất đẹp. ở Paris, mỗi đêm có hàng trăm buổi hoà nhạc và được chính phủ bảo trợ hoàn toàn. Tuy nhiên, tôi nhận thấy rằng dòng nhạc giao hưởng ở Việt Nam vẫn âm ỉ trong lòng người Hà Nội. Năm 2000 tôi về nước biểu diễn tác phẩm Sóng hồn nhân kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội. Tôi rất bất ngờ vì nhiều người đứng dậy vỗ tay không dứt. Vở Trương Chi cũng được biểu diễn tới 8 lần ở Nhà hát lớn.

Chỉ có thể trông chờ vào thế hệ trẻ

Theo ông, bao giờ thì giao hưởng Việt Nam có thể sánh vai với thế giới?

- Nền khí nhạc Việt Nam mới chỉ có thể đưa ra thế giới. Trong cuộc đời làm nghệ thuật của mình, tôi luôn mong muốn để đưa âm nhạc Việt Nam sánh ngang tầm thế giới nhưng đó chỉ là mong muốn, còn làm thế nào thì có lẽ phải trông chờ vào thế hệ trẻ.

Được biết, trong vở "Trương Chi" ông đã có ý tưởng hết sức táo bạo là để cho người trên sao hoả xuống bắt cóc Mỵ Nương. Còn trong vở ballet "Truyện Kiều", ông cũng đã để cho Nguyễn Du yêu nàng Kiều. Quan điểm về nghệ thuật của ông có cái gì đó hơi ngược với tư duy truyền thống của người Việt thì phải?

- Tôi cho rằng trong sáng tác phải có sự điên rồ một chút. Tôi luôn để cho trí tưởng tượng được tự do bay bổng và tự thực hiện sứ mệnh của nó.

 Nhìn lại những năm qua, ông nhìn nhận đâu là bước ngoặt lớn trong cuộc đời mình?

- Cuộc đời tôi có 2 bước ngoặt lớn. Năm 7 tuổi, tôi đã phải xa mẹ vì một cuộc chia ly của người lớn. Lần thứ 2 là năm 13 tuổi đã phải tiếp cận với một thế giới khác hẳn. Những mất mát về tinh thần và nỗi nhớ quê hương đến quặn thắt đã thôi thúc tôi sáng tác âm nhạc. Đến bây giờ, tôi phải cảm ơn những bước ngoặt đó. Bởi nếu không có nó, chắc tôi sẽ không có ngày hôm nay.

Tôi sợ ăn cơm bụi, sợ đi xe ôm, nhưng...

Mỗi khi về Việt Nam, điều gì khiến ông có cảm giác ngỡ ngàng?

- Tôi ngạc nhiên mà cũng không ngạc nhiên. Tôi sợ ăn cơm bụi, sợ đi xe ôm... nhưng tôi không đòi hỏi hay so sánh điều kiện ở Việt Nam với Pháp. Tôi về nước sống không phải vì tư tưởng “kiếm tiền đô, tiêu tiền Việt”. Thực ra, nếu so sánh mức sống của Việt Nam với các nước Tây Âu thì giá cả ở đây còn đắt đỏ hơn nhiều. Tôi lấy ví dụ: Mức sống của Tây Âu cao gấp 10 lần Việt Nam. Một bữa ăn ở nhà hàng Việt Nam mất khoảng 300.000đ, nghĩa là khoảng 11 Euro. Nếu nhân với mức sống chênh lệch này thì nó sẽ là 111 Euro, trong khi ở Pháp, một bữa ăn như thế chỉ khoảng 30 Euro là cùng.

Từ so sánh này cho thấy, mức thù lao trả cho ông trong những lần biểu diễn ở Việt Nam chắc chắn cũng chênh lệch đáng kể?

- Đúng vậy. Một vở nhạc kịch ở Tây Âu mà tôi làm, tối thiểu cũng được trả 500 triệu tiền Việt.  Tuy nhiên tiền thù lao cho mỗi lần biểu diễn ở Việt Nam tôi đều làm từ thiện cho học sinh sinh viên của các trường nghệ thuật.

Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!

Thanh Hà

kieudiep
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thanh Hương: Tôi không làm bạn với chồng cũ, không đưa chuyện ly hôn để PR phim

Thanh Hương: Tôi không làm bạn với chồng cũ, không đưa chuyện ly hôn để PR phim

Giải trí - 1 giờ trước

"Chúng tôi hoàn tất thủ tục ly hôn và kể từ đó tới nay, tôi chưa gặp lại chồng cũ, thậm chí nói chuyện điện thoại cũng không" - Diễn viên Thanh Hương chia sẻ.

Phim có Tuấn Tú - Duy Hưng vừa lên sóng, khán giả khen chê thế nào?

Phim có Tuấn Tú - Duy Hưng vừa lên sóng, khán giả khen chê thế nào?

Giải trí - 3 giờ trước

GĐXH - Ngoài đời hơn Duy Hưng 5 tuổi nhưng vẫn nhập vai em trai rất ổn trong "Người một nhà", Tuấn Tú nhận được nhiều lời khen tích cực của khán giả.

NSND Thu Hà gây bão

NSND Thu Hà gây bão

Giải trí - 3 giờ trước

Phân đoạn bà Lan dạy dỗ An Nhiên với lời thoại đã tai cùng diễn xuất ấn tượng của NSND Thu Hà nhận lời khen của khán giả.

2 nam nghệ sĩ cưới vợ xinh đẹp, kém gần 30 tuổi, U60 chưa có con chung vẫn hạnh phúc, mặn nồng

2 nam nghệ sĩ cưới vợ xinh đẹp, kém gần 30 tuổi, U60 chưa có con chung vẫn hạnh phúc, mặn nồng

Giải trí - 5 giờ trước

Từng lận đận về tình duyên, nhưng hiện tại Tiết Cương và Lưu Huỳnh đều có cuộc sống hạnh phúc bên vợ trẻ.

Hình ảnh Phước Sang sau đột quỵ, đang điều trị trong bệnh viện khiến khán giả xót xa

Hình ảnh Phước Sang sau đột quỵ, đang điều trị trong bệnh viện khiến khán giả xót xa

Giải trí - 6 giờ trước

GĐXH - Phước Sang bị đột quỵ là thông tin xôn xao mạng xã hội ngày hôm qua. Hình ảnh mới nhất của anh tại bệnh viện khiến nhiều người xót xa.

Thương Tín lộ diện sau ồn ào tố người giúp đỡ ăn chặn tiền: Sống tại khách sạn, phủ nhận dựng chuyện

Thương Tín lộ diện sau ồn ào tố người giúp đỡ ăn chặn tiền: Sống tại khách sạn, phủ nhận dựng chuyện

Giải trí - 7 giờ trước

Thương Tín cũng cho biết, tới đây sẽ về quê sống để không chịu cảnh "nay đây mai đó".

Á hậu chuyển giới có gương mặt "vạn người mê": Từ bỏ hào quang về quê bán bún cá, vất vả mà yên vui

Á hậu chuyển giới có gương mặt "vạn người mê": Từ bỏ hào quang về quê bán bún cá, vất vả mà yên vui

Giải trí - 9 giờ trước

"Ở Sài Gòn lúc nào cũng thơm tho, mịn màng còn bây giờ, lúc nào cũng quanh quẩn trong bếp với rau, cá, nồi nước lèo, lúc nào người cũng đầy mùi cá, than củi, hành ngò. Bán bún cá tuy có vất vả nhưng tôi thấy rất thoải mái", á hậu Tường Vi nói.

HLV Park Hang-seo dặn dò Quang Hải trong ngày cưới Chu Thanh Huyền, ông Troussier vắng mặt sau lùm xùm "ngó lơ" Hải "con"

HLV Park Hang-seo dặn dò Quang Hải trong ngày cưới Chu Thanh Huyền, ông Troussier vắng mặt sau lùm xùm "ngó lơ" Hải "con"

Giải trí - 19 giờ trước

Mối quan hệ giữa HLV Troussier và Quang Hải gây chú ý sau khi ông Troussier nhất quyết không cho Quang Hải vào sân trận thua Indonesia.

Vợ Quang Hải mặc váy 150 triệu đồng trong đám cưới ở quê nhà

Vợ Quang Hải mặc váy 150 triệu đồng trong đám cưới ở quê nhà

Giải trí - 20 giờ trước

Chu Thanh Huyền diện thiết kế được làm từ loại ren nhập đắt đỏ cùng chiếc voan dài 2m khi sánh bước bên chú rể Quang Hải.

NSND Đức Long: 'Đến lúc không kham nổi mình, tôi sẽ vào viện dưỡng lão'

NSND Đức Long: 'Đến lúc không kham nổi mình, tôi sẽ vào viện dưỡng lão'

Giải trí - 21 giờ trước

GĐXH - "Đến giờ tôi cũng không tính tới chuyện lập gia đình nữa. Tôi cho rằng nên nghĩ thoáng một chút, đừng quan niệm phải có gia đình mới là hạnh phúc. Còn nếu sau này không thể tự chăm sóc bản thân, tôi sẽ chọn nhà dưỡng lão", NSND Đức Long chia sẻ.

Top