Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giải quyết gánh nặng ung thư: Cần xem xét các giải pháp giảm tác hại

Thứ ba, 15:59 10/05/2022 | Sống khỏe

Số liệu thống kê liên quan đến bệnh ung thư trên thế giới cho thấy đến năm 2020, Việt Nam xếp thứ 91/185 về tỷ suất mắc mới và thứ 50/185 về tỷ suất tử vong trên 100.000 người.

photo-1652172518173

Có 64% người hút thuốc được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vẫn tiếp tục hút thuốc. (Ảnh: Vietnam+)

Ung thư và hệ lụy, gánh nặng của nó đối với mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi quốc gia và toàn xã hội là vấn đề không mới nhưng vẫn luôn hiện hữu và mang tính thời sự khi được đề cập.

Để có thêm góc nhìn về thực trạng và các giải pháp cải thiện vấn đề này, Báo Điện tử VietnamPlus xin giới thiệu bài viết của Phó Giáo sư, Tiến sỹ Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K Trung ương - địa chỉ hàng đầu mà bệnh nhân ung thư cả nước tìm đến.

Sau đây là nội dung bài viết.

Nguyên nhân gia tăng ung thư trên thế giới và tại Việt Nam

Có thể nói bệnh ung thư là một gánh nặng cho hệ thống y tế trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Hiện nay, tình hình mắc mới và tử vong do ung thư ở Việt Nam có xu hướng gia tăng.

Theo số liệu thống kê, đến năm 2020, Việt Nam xếp thứ 91/185 về tỷ suất mắc mới và thứ 50/185 về tỷ suất tử vong trên 100.000 người. Tình hình này cũng tương tự với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có các quốc gia phát triển như Anh, Pháp, Italy, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Hoa Kỳ.

Trong các nguyên nhân gây tử vong, ít nhất bảy trong số 10 nguyên nhân liên quan trực tiếp đến lối sống, hành vi và lựa chọn cá nhân. Nhiều người vẫn tiếp tục lựa chọn lối sống chưa phù hợp dù tình trạng sức khỏe đang xấu.

Điển hình như bệnh nhân COPD vẫn tiếp tục hút thuốc, bệnh nhân tiểu đường vẫn tiếp tục ăn thực phẩm không lành mạnh, ít chất xơ; bệnh nhân thiếu máu cơ tim cục bộ vẫn duy trì lối sống ít vận động và chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ... Rõ ràng, việc thay đổi lối sống là một giải pháp hữu hiệu, nhưng bệnh nhân vẫn không hợp tác hoặc không thể thay đổi hành vi của họ.

Điều này càng rõ ràng hơn đối với vấn đề hút thuốc lá tại Việt Nam.

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đến năm 2025 trên thế giới vẫn sẽ có hơn 1 tỷ người hút thuốc, một con số không thay đổi so với trước đây.

[Chiến dịch Song hành - Lan toả câu chuyện đẹp với bệnh nhân ung thư]

Để giải quyết vấn đề hút thuốc lá gây ra bệnh ung thư và dẫn đến tử vong, bác sỹ luôn luôn khuyến khích bệnh nhân bỏ hoàn toàn thuốc lá. Nhưng thực tế cho thấy ngay cả trong các trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi, bệnh nhân biết họ có thể tử vong bất cứ lúc nào, nhưng vẫn có 64% người hút thuốc được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vẫn tiếp tục hút thuốc.

Thực trạng trên cho thấy, rất khó để thay đổi hành vi của bệnh nhân, vì các giải pháp đưa ra không thể mang tính chất ép buộc, mà giải pháp cần phải được số đông bệnh nhân tự nguyện đón nhận để cải thiện tình trạng sức khỏe.

Giải pháp giảm tác hại: Giải quyết được nhiều thực trạng

Có thể thấy, để cải thiện tình trạng sức khỏe cộng đồng liên quan đến lối sống, hiện có nhiều phương cách khác nhau. Cách đầu tiên dễ thấy và dễ làm nhất đó là tránh và cấm. Tuy nhiên, cách này không thực sự hiệu quả, chẳng hạn như chúng ta không thể cấm đồ uống có cồn hoàn toàn được.

Cách thứ hai là tăng cường việc kiểm soát và mức độ hiệu quả của các phương thức kiểm soát. Tuy đã được thực hiện trong suốt nhiều năm trên thế giới, nhưng cách này cũng chưa mang lại hiệu quả cao.

Trong những năm gần đây, chiến lược cải thiện sức khỏe cộng đồng có những thay đổi tích cực. Thêm một phương pháp thường có thể hiệu quả để thực hiện điều này, đó là chấp nhận những giải pháp thay thế đến từ công nghệ đổi mới. Sự đổi mới công nghệ đã mang lại cải thiện rất lớn trong nhiều trường hợp.

Ví dụ như, con người tử vong do tai nạn xe hơi xảy ra, và chúng ta phát minh ra dây an toàn, túi khí, thắng đĩa để số ca tử vong do tai nạn giảm đi. Về vấn đề ăn uống không hợp lý, các thuốc statin, stent và thuốc chống kết tập tiểu cầu được sử dụng; từ đó số ca tử vong do ăn uống không hợp lý giảm bớt.

Đối với việc cháy nắng, kem chống nắng cũng được tạo ra. Đối với sức khỏe tình dục, vaccine và bao cao su đã được tuyên truyền và áp dụng. Đối với thuốc lá, là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ung thư, chúng ta cũng có thể cân nhắc các giải pháp thay thế để giảm thiểu tác hại cho người hút thuốc.

Bệnh ung thư nói chung, cũng như ung thư do hút thuốc lá nói riêng, sự hình thành bệnh ung thư là vấn đề về liều lượng và đáp ứng. Phơi nhiễm với tác nhân gây ung thư càng nhiều hoặc càng lâu sẽ dẫn đến nguy cơ ung thư càng cao. Như vậy, để giảm thiểu khả năng gây ung thư, cần giảm sự phơi nhiễm với các tác nhân gây ung thư.

Hiện nay, các tổ chức uy tín trên thế giới, chẳng hạn như Viện Y tế và Chăm sóc Sức khỏe Chất lượng cao Quốc gia của Anh (NICE), Cục Quản Lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA Hoa Kỳ)... đã công nhận các tác nhân gây ung thư của thuốc lá chính là các chất độc hại sản sinh từ quá trình đốt cháy điếu thuốc lá.

Trong khói thuốc lá, có hơn 6000 chất hóa học cũng như các phân tử kích thước siêu nhỏ. Gần 100 chất trong số các chất đó đã được FDA Hoa Kỳ xếp loại là Các Thành phần Gây hại hoặc có Tiềm năng Gây hại (HPHC). Phần lớn những chất này được xếp loại là chất gây ung thư hoặc có tiềm năng gây ung thư.

Dựa trên hiểu biết này, hiện nay trên thế giới đã xuất hiện, nghiên cứu và áp dụng hướng tiếp cận giảm thiếu tác hại thuốc lá bằng cách loại bỏ quá trình đốt cháy thuốc lá.

Các tổ chức y tế trên thế giới như Cục Quản Lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), Viện Đánh giá Rủi ro Liên bang Đức (BfR), Viện Y tế Công cộng và Môi trường Quốc gia của Hà Lan đã tiến hành các đánh giá và nghiên cứu độc lập về các sản phẩm ứng dụng công nghệ loại bỏ quá trình đốt cháy này.

Kết quả cho thấy hàm lượng các tác nhân gây ung thư chính trong các sản phẩm này giảm rõ rệt so với thuốc lá điếu đốt cháy thông thường. Ngoài ra, cơ quan y tế của nhiều nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản... cũng đã chính thức nhìn nhận hướng tiếp cận này.

Như vậy, các hướng tiếp cận có đầy đủ bằng chứng khoa học cho thấy việc giảm phơi nhiễm của cơ thể với các chất độc hại gây ung thư có thể được cân nhắc áp dụng và trở thành hướng tiếp cận để giảm thiểu nguy cơ tử vong liên quan đến hút thuốc lá. Việc nghiên cứu mối liên quan giữa các sản phẩm đốt cháy với ung thư vẫn đang được tiếp tục.

Có thể thấy, trong lịch sử, các giải pháp giảm tác hại ngày càng được ứng dụng rộng rãi và phổ biến ở nhiều lĩnh vực. Trong tương lai, nếu việc giảm tác hại được ứng dụng đa dạng không chỉ trong y tế công cộng mà còn trên nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác thì sẽ ngày càng giảm thiểu hóa những hệ lụy không mong muốn.

Do vậy, cần sớm nhìn nhận, nghiên cứu các giải pháp giảm tác hại cũng như tính ứng dụng của nó để tình trạng sức khỏe cộng đồng ở mọi phương diện đều sớm được giải quyết bớt gánh nặng.

Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/giai-quyet-ganh-nang-ung-thu-can-xem-xet-cac-giai-phap-giam-tac-hai/788399.vnp

PV


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Sống khỏe - 5 giờ trước

Khi phải di chuyển trên tàu, xe, máy bay quãng đường xa, chúng ta phải ngồi cố định một chỗ lâu, sẽ làm cho các khớp bị cứng, máu sẽ kém lưu thông giữa các phần của cơ thể. Các tư thế cố định như ngồi gây ứ máu chi dưới làm phù vùng bắp chân, bàn chân… gây đau.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 6 giờ trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

9 cách giúp thận khỏe mạnh

9 cách giúp thận khỏe mạnh

Sống khỏe - 8 giờ trước

Bệnh thận là bệnh không lây nhiễm, thường được gọi là "căn bệnh thầm lặng" vì các dấu hiệu và triệu chứng thường không rõ ràng cho đến khi thận đã bị tổn thương. Dưới đây là chín cách để giữ cho thận của bạn khỏe mạnh và làm chậm sự tiến triển của bệnh.

7 lời khuyên giúp tim khỏe mạnh, tránh hội chứng 'trái tim ngày lễ'

7 lời khuyên giúp tim khỏe mạnh, tránh hội chứng 'trái tim ngày lễ'

Sống khỏe - 10 giờ trước

Kỳ nghỉ lễ với nhiều hoạt động sôi nổi, du lịch, dã ngoại, tụ tập bạn bè và những bữa ăn thịnh soạn cùng với rượu bia, đồ ăn giàu chất béo sẽ khiến sức khỏe tim bị ảnh hưởng. Dưới đây là 7 lời khuyên để giữ cho trái tim khỏe mạnh trong kỳ nghỉ lễ.

5 'thủ phạm' gây hoa mắt chóng mặt, tuyệt đối không chủ quan nhất là trong những ngày nắng nóng

5 'thủ phạm' gây hoa mắt chóng mặt, tuyệt đối không chủ quan nhất là trong những ngày nắng nóng

Sống khỏe - 12 giờ trước

GĐXH - Người bị hoa mắt chóng mặt kèm theo các dấu hiệu nghiêm trọng như: đau đầu dữ dội, chóng mặt đột ngột, nôn liên tục, tê liệt cánh tay hoặc tê cả mặt... thì cần được khám sớm, tuyệt đối không được chủ quan.

Bí quyết sống thọ của 4 anh em ruột đều gần trăm tuổi

Bí quyết sống thọ của 4 anh em ruột đều gần trăm tuổi

Sống khỏe - 14 giờ trước

4 anh em nhà cụ Quỳnh người vừa 100 tuổi người hơn 90, vẫn rất minh mẩn, da dẻ hồng hào, tự làm nhiều việc không cần con cháu giúp đỡ.

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi đi máy bay

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi đi máy bay

Sống khỏe - 15 giờ trước

Việc di chuyển bằng máy bay khiến cho bạn khó có thể thực hiện đúng chế độ ăn uống phù hợp. Lưu ý những thực phẩm nên ăn trước, trong và sau chuyến bay sẽ giúp bạn tránh khỏi cảm giác uể oải, đầy hơi hoặc kiệt sức.

Người bệnh suy thận nên ăn gì và kiêng gì để bảo vệ chức năng thận?

Người bệnh suy thận nên ăn gì và kiêng gì để bảo vệ chức năng thận?

Sống khỏe - 17 giờ trước

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị suy thận. Chế độ ăn hợp lý có thể giúp kiểm soát các triệu chứng, bảo vệ chức năng thận và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nhiều người đặc biệt thích ăn cay mà không ngờ tới có thể gặp những tác hại nguy hiểm này

Nhiều người đặc biệt thích ăn cay mà không ngờ tới có thể gặp những tác hại nguy hiểm này

Sống khỏe - 17 giờ trước

Ăn cay từ lâu đã là thói quen của rất nhiều người bởi nó kích thích vị giác khiến cho bữa ăn trở nên ngon miệng hơn. Sẽ không có gì phải bàn cãi nếu hàng ngày bạn ăn cay ở mức độ vừa phải, nhưng nếu bạn ăn cay quá đà thì rất nhiều mối hiểm nguy cho sức khỏe đang rình rập bạn.

5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

Sống khỏe - 1 ngày trước

Các chuyên gia tiết lộ 5 cách làm mát cơ thể tự nhiên, để ngủ ngon suốt đêm mà không cần mở điều hòa.

Top