Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giải mã bí ẩn “nghĩa địa treo” ở đại ngàn Tây Nguyên: Các nhà khoa học ra tay “bắt ma”

Thứ sáu, 13:00 06/11/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Ông A Rinh kể lại, có một lần vào buổi tối, ông từ xã bên về nhà, khi đi qua khu rừng cấm, ông thấy những đốm lửa lập lòe, ông sợ quá, càng chạy, đốm lửa càng đuổi theo bám riết. Về đến nhà, ông kể với vợ con “chắc con ma rừng nó theo tao rồi. Phải giết trâu để cúng thôi…”.

 

Ông A B’lã đang kể về những “con ma” trong khu rừng cấm. Ảnh: P.B
Ông A B’lã đang kể về những “con ma” trong khu rừng cấm. Ảnh: P.B

 

Càng chạy, ma càng đuổi

Trong những ngày ở làng Vai Trang để tìm hiểu về văn hóa… “sợ ma” của người Giẻ Triêng, chúng tôi được người dân kể về những câu chuyện ma mị từ khu “rừng ma” đầy bí ẩn, rùng rợn.

Ông A Rinh, một người từng bị “ma đuổi” kể rằng, khoảng mười mấy năm về trước, khi từ xã bên đi về làng thì trời đã tối. “Hôm đó trời oi nóng lắm, đi đến đầu làng Vai Trang, thì thấy giữa khu “rừng ma” có một đốm lửa xanh lập lòe trong khu rừng cấm. Ban đầu cứ tưởng là có ai làm gì trong đó, tôi lên tiếng nhưng không thấy đáp lại. Bỗng một cơn gió thổi mạnh, đốm lửa đó từ trong rừng bay ra gần như bám riết lấy tôi. Tôi càng chạy, “con ma” càng theo. Sợ quá, tôi chạy về nhà mà không kịp thở”, ông A Rinh nhớ lại.

Nghe câu chuyện “con ma rừng” đuổi, cả vợ và con ông A Rinh đều sợ hãi, không ai dám ngủ. Sáng sớm hôm sau, ông A Rinh đã phải mổ con trâu lớn làm lễ cúng thần rừng, con ma rừng, xin đừng bắt mình và gia đình phải… chết. Sau đó, ông mời cả làng đến uống rượu hai ngày, hai đêm. “Từ khi gặp “con ma rừng” đến nay, mình không dám đi qua đó vào buổi tối nữa”, ông A Rinh sợ hãi nói.

Xác nhận lời của ông A Rinh, ông A B’lã nói “Đúng đấy”. Theo ông A B’lã, không những ông A Rinh mà còn nhiều người khác đã gặp “con ma rừng” khi đi vào buổi tối qua khu rừng cấm này. Nếu ai đã gặp “con ma rừng”, đều phải về thịt trâu, bò, lợn làm lễ cúng mong “con ma rừng” đừng bắt mọi người trong gia đình phải bệnh tật, phải chết.

Người Giẻ Triêng quan niệm, người chết có một sức mạnh kinh khủng, có thể làm khuynh đảo trật tự cõi trần, linh hồn người chết có quyền bắt những người đang sống phải phục tùng nếu làm họ phật ý.

Nói về tục chôn cất người chết của người Giẻ Triêng, già làng A Rap cho biết, khi trong nhà có người chết, việc làm đầu tiên của những thành viên trong gia đình, dòng họ là phải nhanh chóng đưa người chết vào hòm đã chuẩn bị trước. “Mọi việc tiến hành rất nhanh, tránh để “con ma” vì lưu luyến mà ở lại trong nhà. Chính vì nỗi sợ “con ma” nên đối với các gia đình Giẻ Triêng, khi trong nhà có người già hoặc người đang bị bệnh thì những người khỏe mạnh phải vào rừng đốn gỗ, chuẩn bị cỗ quan tài thật chắc chắn đặt ở gần nhà nhằm chờ lo hậu sự”, già làng A Rap cho biết.

Tiến sĩ Nguyễn Hồng Nga, Nhà nghiên cứu văn hóa các dân tộc  Tây Nguyên cho biết, so với tục ma chay của nhiều dân tộc khác (như người Mông ở các tỉnh phía Bắc), sau khi người thân chết thì để lại nhà mấy ngày nhằm “tưởng nhớ” thì người Giẻ Triêng lại khiêng đi mai táng ngay.

“Nếu có một lời giải thích vì sao người Giẻ Triêng lại để quan tài nổi trên mặt đất thì đến nay vẫn chưa có kết quả thuyết phục. Nhưng một trong những điều mà người Giẻ Triêng xưa truyền lại cho thế hệ ngày nay là họ quan niệm người chết cũng như người sống. Phải để “con ma” trên mặt đất cho tiện bề đi lại, được về buôn làng uống rượu, ăn cơm cùng gia đình.  Nhưng điều này lại khá mâu thuẫn với văn hóa… sợ ma của người Giẻ Triêng. Còn nếu nói chỉ những người quyền quý mới được táng trong nghĩa địa này thì không đúng, bởi qua nghiên cứu, chúng tôi thấy hầu hết mọi người chết đều được đưa vào đây. Chỉ có phân biệt, người giàu thường được táng bằng quan tài sắt, nhôm hoặc gỗ quý và cây gỗ to. Còn nhà nghèo thì gỗ đơn giản hơn”, TS Nguyễn Hồng Nga phân tích.

Giải mã bí ẩn những chiếc quan tài treo

 

Những ngôi mộ mà người Giẻ Triêng “táng nổi” hiện nay.
Những ngôi mộ mà người Giẻ Triêng “táng nổi” hiện nay.

 

Trao đổi với chúng tôi, PGS.TS Nguyễn Lân Cường, Hội Khảo cổ học Việt Nam cho biết: Cách gọi “táng treo” của người Giẻ Triêng là thói quen, nếu gọi đúng phải là “lộ thiên táng”.

“Ở đó người xưa họ cho người chết vào những chiếc quan tài độc mộc, rồi họ đưa vào những hang động nằm cao trên núi, hoặc là treo lên các vách núi cao chót vót. Còn qua tìm hiểu cách táng của người Giẻ Triêng thì sau khi chết, họ cho vào quan tài, sau mang vào rừng, rồi đóng cọc đặt lên trên. Cho nên cách gọi “lộ thiên táng” là chính xác hơn, có nghĩa là táng như lộ ra ngoài trời”, PGS.TS Nguyễn Lân Cường giải thích.

Cũng như cách táng treo (huyền táng) của người cổ xưa ở một số quốc gia như Trung Quốc, Indonesia, hay ở trong nước như phía Tây Thanh Hóa và Sơn La của Việt Nam, hình thức táng treo có từ rất lâu. Cho đến nay, ông Cường cũng chưa có công trình khảo cổ nào về những chiếc quan tài của người Giẻ Triêng nên chưa thể đưa ra các nhận định chính xác được. Đa số các hình thức an táng của cộng đồng người dân tộc thiểu số đều xuất phát từ văn hóa vùng miền, của cộng đồng hoặc hủ tục đã lâu đời.

PGS.TS Nguyễn Lân Cường cho biết, ở nước ta, từ thời cổ đại cho đến ngày nay, có mấy hình thức táng gồm địa táng (chôn), hỏa táng (đốt), huyền táng (treo), dã táng (bỏ xác trong rừng cho thú ăn), lộ thiên táng (để trên mặt đất) và thiền táng (hay còn gọi là tượng táng – ngồi thiền cho đến chết). Trong đó địa táng là phổ biến nhất và gần như dân tộc nào ở Việt Nam cũng áp dụng.

Cũng như quan điểm của PGS.TS Nguyễn Lân Cường, TS Nguyễn Hồng Nga cho biết, từ lâu, trong cộng đồng người Giẻ Triêng ở tỉnh Kon Tum đã có tập tục không chôn người chết xuống đất, mà chỉ đặt vào quan tài bằng gỗ rồi dùng dây treo vào những cành cây lớn, hoặc đặt trên giá gỗ, sau đó cứ để như vậy cho đến khi quan tài và người chết mục rữa, tan biến hòa tan với cây cối, núi rừng.

“Đây là hình thức táng rất ô nhiễm môi trường và dễ gây nhiễm bệnh tật đối với những ai bước vào khu nghĩa địa này. Cũng may là đến nay hình thức táng này không còn tồn tại nữa nhưng người Giẻ Triêng lại chuyển sang “táng nổi”. Điển hình là dọc đường vào làng Vai Trang, hàng loạt ngôi mộ được người dân xây dựng hai bên đường. Khi có người chết, người Giẻ Triêng cho vào quan tài rồi đặt vào các ngôi mộ đã xây sẵn, có lợp mai tôn, rồi lấy nắp bằng ximăng đậy lại. Như vậy, quan tài hoàn toàn không hề nằm dưới lòng đất mà vẫn ở trên mặt đất. Hình thức táng kiểu này cũng gây ra những hệ lụy về lây nhiễm bệnh tật, do mùi xác thối vẫn thoát ra ngoài được”, TS Nguyễn Hồng Nga cho biết.

Theo ThS hóa học Hoàng Minh Nguyễn, hiện tượng mà người dân kể lại bị “ma đuổi” đó thực chất là một phản ứng hóa học bình thường, dân gian vẫn hay gọi là “ma trơi”. Đây là một hiện tượng tự nhiên có thể giải thích được bằng tri thức khoa học, không hề thần bí như nhiều người mê tín đã kể.

“Ma trơi” là hiện tượng các hợp chất phốt pho được hình thành từ quá trình phân hóa xác chết. Khi gặp không khí trong một số điều kiện sẽ bốc cháy thành các đốm lửa nhỏ với độ sáng khá nhỏ (xanh nhạt), lập lòe, khi ẩn khi hiện. Ban đêm mới thấy được ánh sáng đó còn ban ngày thì các đốm lửa này có thể bị ánh sáng mặt trời lóa khuất. Còn việc “con ma đuổi” là do khi con người chạy sẽ sinh ra một luồng khí chuyển động làm ngọn lửa bay theo chiều gió theo hướng người chạy.

“Hình thức táng như người Giẻ Triêng thực hiện, cả ngày xưa và hiện nay đều gây ô nhiễm môi trường, nếu người nào chết bởi các căn bệnh truyền nhiễm có thể phát tán mầm bệnh trong không khí. Khi người sống vào các khu táng này, dễ bị lây bệnh, sau nhiễm bệnh, ốm rồi chết. Những điều này chúng ta đều có thể giải thích bằng khoa học hiện đại chứ không phải do “con ma rừng” bắt bệnh, hay bắt chết gì cả”, ThS Hoàng Minh Nguyễn giải thích.

 

“Hình thức táng như người Giẻ Triêng cả ngày xưa và hiện nay đều không văn hóa và thiếu khoa học. Việc mai táng như vậy gây ô nhiễm môi trường, nếu người nào chết bởi các căn bệnh truyền nhiễm có thể phát tán mầm bệnh trong không khí. Khi người sống vào các khu táng này, dễ bị lây bệnh, sau nhiễm bệnh ốm rồi chết. Những điều này chúng ta đều có thể giải thích bằng khoa học hiện đại chứ không phải do “con ma rừng” bắt bệnh, hay bắt chết gì cả”.

ThS Hoàng Minh Nguyễn

Phùng Bình/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thủ đoạn 'gọi vốn' bất động sản của siêu lừa đất Cảng

Thủ đoạn 'gọi vốn' bất động sản của siêu lừa đất Cảng

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Để lừa các nhà đầu tư chuyển tiền, Hòa đã đưa các thông tin gian dối về việc Công ty TNHH Pros Land có hợp tác với các chủ dự án lớn, mua được các suất bất động sản với giá ưu đãi, suất đối ngoại. Đây chính là cái bẫy khiến gần 40 nạn nhân bị lừa.

Tài xế ô tô đạp nhầm chân ga, húc đổ trụ bơm xăng cùng nhiều xe máy

Tài xế ô tô đạp nhầm chân ga, húc đổ trụ bơm xăng cùng nhiều xe máy

Đời sống - 5 giờ trước

Đổ xăng xong, tài xế H. lái xe đi nhưng đạp nhầm chân ga dẫn đến chiếc xe mất kiểm soát, gây tai nạn liên hoàn.

Vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo: Rà soát học sinh toàn huyện

Vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo: Rà soát học sinh toàn huyện

Giáo dục - 5 giờ trước

Sau khi một học sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo được phát hiện, Phòng GD-ĐT huyện Minh hoá đã chỉ đạo các trường tiểu học, THCS rà soát chất lượng học sinh yếu kém.

Hà Nội: Xót xa hàng loạt cây xanh bị tỉa trơ trụi

Hà Nội: Xót xa hàng loạt cây xanh bị tỉa trơ trụi

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Hàng loạt cây xanh ở ngõ 86 và 15 phố Duy Tân (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội) bị cắt trụi cành lá dù thời điểm này chuẩn bị bước vào nắng nóng đỉnh điểm, khiến người dân tiếc nuối.

Chiêu trò 'hút' hàng nghìn tỷ đồng của Công ty Tâm Lộc Phát

Chiêu trò 'hút' hàng nghìn tỷ đồng của Công ty Tâm Lộc Phát

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Chỉ trong một thời gian ngắn, Tâm Lộc Phát từ một công ty "bé xíu" bỗng nhiên "nổi đình, nổi đám" trên khắp các trang mạng xã hội bởi khả năng thu hút các nhà đầu tư trong việc huy động vốn...

Án mạng đau thương ở Lai Châu: Dùng dao sát hại mẹ con của người tình

Án mạng đau thương ở Lai Châu: Dùng dao sát hại mẹ con của người tình

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Cho rằng mẹ người tình ngăn cấm chuyện tình cảm, Hồ đã dùng dao sát hại người phụ nữ này. Trong cơn say máu, Hồ sát luôn người yêu rồi dùng dao tự đâm vào bụng mình để tự sát.

Nhiều nạn nhân sập bẫy lừa đảo của kẻ môi giới bất động sản

Nhiều nạn nhân sập bẫy lừa đảo của kẻ môi giới bất động sản

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Với thủ đoạn đưa thông tin gian dối cho rằng, bản thân đang đầu tư đất thuộc các dự án tại tỉnh Quảng Ninh và Thanh Hóa, đối tượng đề nghị các cá nhân góp vốn chung tiền mua đất. Tiếp đó, Hà yêu cầu các nạn nhân đưa tiền để chi phí tách thửa, sang tên...

Gió mùa Đông Bắc sắp tràn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày nắng nóng đỉnh điểm

Gió mùa Đông Bắc sắp tràn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày nắng nóng đỉnh điểm

Thời sự - 8 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, sau kỳ nghỉ lễ 30/4, Bắc Bộ đón khối không khí lạnh yếu từ lục địa Trung Quốc di chuyển xuống. Thời tiết sẽ có sự thay đổi, trời có mưa sau chuỗi ngày nắng nóng.

Người dân hối hả về quê nghỉ lễ 30/4 - 1/5, bến xe, phố phường Hà Nội bắt đầu đông đúc

Người dân hối hả về quê nghỉ lễ 30/4 - 1/5, bến xe, phố phường Hà Nội bắt đầu đông đúc

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Ngay từ đầu giờ chiều 26/4 (ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5), các bến xe, tuyến đường cửa ngõ trên địa bàn Hà Nội đã bắt đầu đông đúc, người dân hối hả "khăn gói" lên đường về quê.

Phát hiện vật thể nghi là người trong đám cháy nhà xưởng, nơi 2 phóng viên tố bị hành hung

Phát hiện vật thể nghi là người trong đám cháy nhà xưởng, nơi 2 phóng viên tố bị hành hung

Pháp luật - 9 giờ trước

GĐXH - Theo lãnh đạo xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, trong quá trình khám nghiệm hiện trường vụ cháy nhà xưởng, lực lượng chức năng phát hiện một vật thể đã than hoá, nghi là người. Hiện địa phương đang chờ thông tin kết luận từ cơ quan pháp y.

Top