Hà Nội
23°C / 22-25°C

Gia Lai từng bước kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Thứ ba, 07:08 16/03/2021 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Trước thực trạng một bộ phận người dân vẫn còn tâm lý “trọng nam khinh nữ”, cố sinh con trai để nối dõi tông đường dẫn đến hệ lụy mất cân bằng giới tính khi sinh, tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thay đổi nhận thức của người dân, đồng thời giải quyết tốt công tác bình đẳng giới và nâng cao vị thế của người phụ nữ.

Gia Lai từng bước kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh - Ảnh 1.

Cán bộ y tế tuyên truyền người dân không lựa chọn giới tính khi sinh. Ảnh: Như Ý

Đẩy mạnh tuyên truyền về bình đẳng giới

Hiện nay, việc mất cân bằng giới tính khi sinh dẫn đến tình trạng thừa nam, thiếu nữ trong độ tuổi kết hôn, từ đó làm tan vỡ cấu trúc gia đình. Việc gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS) cũng làm gia tăng sự bất bình đẳng như nhiều phụ nữ kết hôn sớm; tỷ lệ ly hôn và tái hôn của phụ nữ tăng; tình trạng bạo hành giới, buôn bán phụ nữ có nguy cơ tăng cao… Mục tiêu của Đề án "Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh" giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Gia Lai là khống chế có hiệu quả tốc độ gia tăng TSGTKS, tiến tới đưa trở lại mức cân bằng tự nhiên là 106,2 nam/100 nữ.

Ông Lê Ngọc Lân, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Gia Lai cho biết: Sau 3 năm triển khai đề án, TSGTKS năm 2020 của tỉnh giảm 3,3 điểm phần trăm so với năm 2017 và đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Về cơ bản, TSGTKS của các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh dao động ở mức 105-109 nam/100 nữ; có sự tăng, giảm không đồng đều qua các năm. Giai đoạn 2021-2025, Gia Lai phấn đấu khống chế thành công tốc độ gia tăng TSGTKS; đưa về mức cân bằng 103-105 nam/100 nữ.

Theo ông Lê Ngọc Lân, để đạt được mục tiêu đề ra thì cần có sự vào cuộc của các ban, ngành, đoàn thể và sự chung sức của cộng đồng. Trong đó, giải pháp chủ yếu vẫn là tuyên truyền, vận động xóa tan tư tưởng "trọng nam khinh nữ" và nâng cao vị thế người phụ nữ. Công tác tuyên truyền thực hiện đồng bộ góp phần làm chuyển biến nhận thức và hành vi của người dân, giảm thiểu tình trạng chọn lựa giới tính khi sinh, từ đó sẽ giảm mất cân bằng giới tính, đưa TSGTKS về mức cân bằng.

Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác DS-KHHGĐ, những năm qua, huyện Chư Sê đã tích cực triển khai nhiều hình thức tuyên truyền, đặc biệt là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Bà Nguyễn Thị Giang, Trưởng phòng Dân số (Trung tâm Y tế huyện Chư Sê) thông tin: Công tác DS-KHHGĐ nói chung và giải quyết vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh nói riêng có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Đề án triển khai tại 15/15 xã, thị trấn với một loạt các giải pháp tích cực, lâu dài nhằm hướng tới mục tiêu giảm mạnh tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, xóa bỏ tư tưởng "trọng nam khinh nữ". Công tác truyền thông tập trung vào các đối tượng có 2 con gái, đối tượng có nguy cơ sinh con thứ 3 để tuyên truyền, vận động không sinh thêm, không lựa chọn giới tính thai nhi khi sinh.

Giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh

Gia Lai từng bước kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh - Ảnh 2.

Đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình đến người dân.

Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp, qua 3 năm triển khai thực hiện Đề án "Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh", TSGTKS trên địa bàn huyện Chư Sê đã giảm rõ rệt. "Cụ thể TSGTKS năm 2017 là 109 nam/100 nữ thì đến năm 2020 giảm còn 106 nam/100 nữ. Tuy vậy, tỷ số này vẫn không đồng đều ở các vùng. Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân, thực hiện tốt chính sách dân số, góp phần giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh"- bà Giang cho hay.

Tại huyện Đak Pơ, theo bà Trần Thị Mỹ Long, Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Dân số (Trung tâm Y tế huyện): Công tác tuyên truyền có sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể. Tuyên truyền đến các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ và gia đình về việc không nên đặt nặng vấn đề có người nối dõi tông đường, cũng như việc chọn lựa giới tính khi sinh. Nhờ đó, huyện Đak Pơ trước đây có TSGTKS rất cao với khoảng 118 nam/100 nữ thì đến năm 2020 đã giảm còn 107 nam/100 nữ.

Để khống chế thành công tốc độ gia tăng TSGTKS, ông Lê Ngọc Lân nhấn mạnh, tuyên truyền tiếp tục là giải pháp then chốt. Trong đó, đa dạng phương pháp, hình thức truyền thông phù hợp với từng đối tượng từ đó góp phần thay đổi nhận thức giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn tỉnh.

Đẩy mạnh tư vấn sức khoẻ sinh sản, khám sức khoẻ trước khi kết hôn

Bên cạnh những giải pháp giảm TSGTKS, Gia Lai đã có nhiều hoạt động nhằm nâng cao chất lượng dân số.

Năm 2020, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Gia Lai đẩy mạnh các hoạt động truyền thông dưới nhiều hình thức như: Truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, tư vấn tại hộ gia đình, hội họp thôn, nói chuyện chuyên đề, phát tờ rơi...

Các địa phương đã tổ chức gần 2.000 buổi tư vấn, chăm sóc sức khỏe sinh sản, khám sức khỏe trước hôn nhân; sàng lọc trước sinh và sơ sinh; cung cấp thông tin về các biện pháp tránh thai, bệnh lây truyền qua đường tình dục, hôn nhân cận huyết thống; cấp 37.000 tờ rơi, 28.000 tờ gấp, 7.500 quyển tài liệu, 240 đĩa VCD. Nhờ vậy, năm 2020, mức sinh giảm 0,6‰, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm còn 20%, tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng biện pháp tránh thai đạt 73%.

Bà Nguyễn Thị Thúy, Trưởng phòng Dân số (Trung tâm Y tế huyện Đak Đoa) cho hay: "Ngay từ đầu năm, Phòng đã xây dựng kế hoạch phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức hội thi sức khỏe sinh sản hôn nhân cận huyết thống, hội nghị biểu dương gia đình sinh con một bề, truyền thông tại cụm dân cư và hộ gia đình... Kết quả, toàn huyện có 7.882 người thực hiện các biện pháp tránh thai, đạt 131,8% kế hoạch".

Đề án sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh cũng được triển khai hiệu quả tại 220 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Năm 2020, toàn tỉnh thực hiện được 1.075 ca sàng lọc sơ sinh và 1.125 ca sàng lọc trước sinh. Qua đó, cơ quan chuyên môn đã phát hiện sớm 66 trường hợp thiếu men G6PD và các bệnh tật bẩm sinh.

Chị Nguyễn Thị Vy Huyền (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) chia sẻ: "Sau khi sinh con tại Trung tâm Y tế huyện, tôi được bác sĩ tư vấn về khám sàng lọc sơ sinh. Sau 7 ngày, tôi nhận được giấy báo kết quả con mình bị thiếu men G6PD. Đây là bệnh rất nguy hiểm, nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến nặng thêm. Nhờ phát hiện sớm nên cháu được can thiệp, điều trị kịp thời, sức khỏe tiến triển tốt".

Việc triển khai nhiều mô hình, đề án đã đem lại hiệu quả rõ rệt, làm thay đổi nhận thức của người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Mô hình "Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân" được triển khai từ năm 2011 tại 37 xã, phường, thị trấn và trở thành kênh thông tin hữu ích cho nhiều bạn trẻ.

Anh Lý A Sùng (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) cho hay, tuy chưa xây dựng gia đình nhưng nhờ tham gia các buổi sinh hoạt hàng tháng, anh nhận thức rõ hơn về những lợi ích từ việc chăm sóc sức khỏe tiền hôn nhân. "Mới đầu được mời tham gia dự buổi tư vấn, tôi thấy ngại. Sau đó, nhiều vấn đề thầm kín được cán bộ tuyên truyền gợi ý nên mọi người trao đổi cởi mở hơn. Tôi dự định sẽ kết hôn vào đầu năm sau nên chủ động đến cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe", anh Sùng bày tỏ.

Năm 2021, ngành DS-KHHGĐ tỉnh được giao chỉ tiêu dân số trung bình là 1.563.788 người, tỷ lệ tăng tự nhiên 13‰, mức giảm tỷ lệ sinh 0,5%, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm còn 19%, tỷ số giới tính khi sinh 105 nam/100 nữ, tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai 74%...

"Để đạt được các chỉ tiêu trên, đơn vị tiếp tục phối hợp với các sở, ngành đẩy mạnh hoạt động truyền thông; cung cấp thông tin dưới nhiều hình thức về các vấn đề dân số - phát triển; đào tạo tập huấn nâng cao chuyên môn nghiệp vụ; nâng cao chất lượng cơ sở dữ liệu điện tử các cấp; tăng cường kiểm tra giám sát tình hình thực hiện công tác DS-KHHGĐ, các mô hình, đề án", ông Vương Nhật, Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Gia Lai cho biết.

Như Ý - Đinh Yên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 19 giờ trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Có lẽ chỉ những người mẹ phải trải qua tình cảnh này mới có thể thấu hiểu được.

Top