Hà Nội
23°C / 22-25°C

Già hóa dân số và những thách thức (3): Nhọc nhằn "trái chín" vùng quê

GiadinhNet - Có những cụ ông đã gần 100 tuổi vẫn ngày ngày kiếm sống, chăm sóc vợ già đau yếu.

 
"Mẹ già như trái chín cây", người cao tuổi (NCT) được ví như trái chín cây, như ngọn đèn trước gió mong cậy nhờ con cái. Nhưng có những cụ ông đã gần 100 tuổi vẫn ngày ngày kiếm sống, chăm sóc vợ già đau yếu. Có những cụ bà "thất thập cổ lai hy" kiếm từng hạt gạo nuôi con ngẩn ngơ; chăm cháu khi con cái làm ăn xa... Tuổi cao, sức yếu, người già ở các vùng quê lại càng khó khăn hơn.

90 tuổi đời vẫn làm trụ cột kinh tế

Cái nắng chói chang, oi bức đầu hè ôm trọn gian nhà 9m2 bé tẹo của cụ Vũ Văn Ngãi ở thôn Khuốc Tây, xã Phong Châu (huyện Đông Hưng, Thái Bình). Đang dở tay nong lại chiếc rổ tre, thấy người lạ, cụ vội quơ tay dọn lối cho khách vào. Gian nhà kê vừa vặn 2 cái giường đơn, chừa đủ lối đi để ngày ngày cụ Ngãi ngồi đan rổ kiếm sống.

Năm nay gần 90 tuổi, cụ Ngãi phải chăm sóc người vợ 84 tuổi nằm liệt giường. "Gần ba chục năm trước, bà ấy hỏng dần hai mắt. Cách đây mấy năm bị ngã, bà không thể đi lại được nữa. Giờ bà ấy đã lẫn, chẳng nhận ra ai ngoài tôi!" - cụ Ngãi tâm sự. Bốn đứa con của cụ không có nghề nghiệp ổn định, thu nhập không đủ ăn. Theo bà con chòm xóm: Người đàn ông nhỏ thó gần 90 tuổi đời này vừa chăm vợ, vừa đan rổ lại đảm đương thêm 6 sào ruộng, tích cóp tiền hỗ trợ các con nuôi cháu học hành.
 

Người già thường có tâm lý lấy việc phụ giúp con cháu làm vui (ảnh chỉ mang tính minh họa). Ảnh: Dương Ngọc

Bảy mươi tuổi, bà Đặng Thị Min - xóm 1, xã Đông Hợp (Đông Hưng, Thái Bình) cũng phải gánh vác gia đình như cụ Ngãi. Nhà bà Min rất nghèo, nỗi đau mất chồng năm 2009 vì ung thư chưa nguôi thì năm sau, con trai cả của bà cũng theo bố ra đi cùng căn bệnh hiểm ác. Hai người con gái lấy chồng xa, nghèo khó không mấy khi về thăm bà. Niềm an ủi duy nhất của bà là cậu con út gần 40 tuổi ngẩn ngơ, suốt ngày lang thang quanh làng, chiều tối bà lại phải mò mẫm tìm về.

Nỗi vất vả của những người già như cụ Ngãi, bà Min là khó khăn chung của những NCT ở vùng quê nghèo. Nhiều người tuổi cao vẫn là lao động chính, cày sâu cuốc bẫm kiêm luôn cả chăm sóc cháu khi con cái đi làm ăn xa. Vợ chồng bà Phan Thị Mỹ ở Hưng Khánh, Hưng Nguyên (Nghệ An) hơn 70 tuổi, cũng như nhiều người già nơi đây vừa lo việc nhà, việc đồng áng vừa chăm sóc những đứa cháu nội, cháu ngoại khi con cái vào Nam kiếm sống.
 
Các cụ cũng vừa phải tự chăm sóc mình nên gánh nặng càng thêm chồng chất trên vai già. Bà Đinh Thị Tùng ở Hóa Hợp, Minh Hóa (Quảng Bình), gần 70 tuổi vẫn cặm cụi đi rừng nuôi đứa con út đang bị tàn tật. Nhiều lúc đói kém cũng phải giấu nước mắt vào trong để gắng gượng nuôi con. "Ở vùng quê xa xôi hẻo lánh này con cái nó kiếm đủ ăn là mừng vậy nhưng những đứa con tôi còn quá nghèo. Con đông nên chẳng thể giúp đỡ gì được" - bà Tùng nghẹn ngào.

Sống khỏe, sống có ích

Theo ông Phạm Văn Cống - Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Phong Châu (Đông Hưng, Thái Bình) hiện có khoảng 20% số các cụ từ 80 tuổi trở lên vẫn phải trực tiếp lao động hoặc là trụ cột kinh tế chính trong gia đình như cụ Ngãi. Số người từ 60 tuổi trở lên phải lao động chiếm đến gần 50% số người già trong xã. "Điều đáng mừng là không có tình trạng con cái ngược đãi ông bà" - ông Bùi Thanh Vân, Chủ tịch UBND xã khẳng định.

Cũng ở Đông Hưng, có những NCT tàn tật, tuổi cao nhưng vẫn lao động có ích. ông Phạm Văn Thăng (75 tuổi) xã Mê Linh là một người tiêu biểu cho tinh thần "tàn nhưng không phế". Trời lấy đi của ông đôi chân khỏe mạnh từ bé, nhưng ông lại có đôi bàn tay khéo léo. Thêu thùa, làm dũa cưa, từ mấy chục năm nay, ông chuyển nghề sang làm mây tre đan.
 
Nhờ vào đôi bàn tay, ông Thăng nuôi được mẹ già hơn 100 tuổi, nuôi vợ, nuôi thân, thỉnh thoảng dành dụm cho con, cho cháu. Cùng xã ông, số NCT trực tiếp tham gia lao động khoảng 30%, trong đó, có 36 người tàn tật, khó khăn, cô đơn. Ngoài ông Thăng, phải kể đến ông Nguyễn Văn Thắng (thôn Hậu) mấy năm nay làm dịch vụ thương mại thu lãi hàng năm đạt hơn 100 triệu; ông Nguyễn Hữu Vinh (thôn An Vĩnh) mở cơ sở cán thép sản xuất bẫy chuột, thu mỗi năm 50- 60 triệu đồng...
 
Ở một vùng quê khác, ông Nguyễn Trọng Lượng, 66 tuổi trú tại xã Lộc Thủy, Lệ Thủy (Quảng Bình) với đồng lương hưu và thả cá, cuộc sống tuổi già đỡ vất vả. Con cái tự lập, không phải cậy nhờ cha mẹ, vợ chồng ông dành thời gian tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội  ở địa phương mình. Còn ông Trần Văn Tư, xóm 1, xã Kim Liên, Nam Đàn (Nghệ An) tự hào vì vợ chồng ông hơn 70 tuổi nhưng vẫn làm vườn trồng rau, làm thêm 4 sào ruộng. Nhấp ngụm chè xanh, ông Tư nói: "Vợ chồng sống cảnh thôn quê dân dã quen rồi, không phải phiền đứa nào cả. Bà chăm ông, ông cậy bà là vẫn nhất thôi".

Mong ước của người già áo vải

Hiện nay, số NCT ở nông thôn có cuộc sống khó khăn khá đông. Một phần rất nhỏ NCT ở nông thôn sống bằng trợ cấp lương hưu, còn lại hầu hết sống dựa vào đồng ruộng...

Chính vì vậy, dù các con đã trưởng thành, nhiều người hơn 70 tuổi hàng ngày vẫn kiếm kế mưu sinh. Cụ thì vừa bán hàng vừa chăm cháu giúp con, cụ thì vẫn gồng gánh hàng ngày ra chợ quê, cụ thì ra đồng cấy gặt, lên núi hái củi... Theo ông Phạm Văn Cống - Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Phong Châu, Luật Người cao tuổi có hiệu lực từ đầu năm 2011 là điều rất đáng mừng. Ông Cống mong làm sao để Luật thực sự đi vào cuộc sống của NCT, giúp NCT đỡ vất vả hơn. Ông Cống cũng chia sẻ về kinh phí hoạt động Hội Người cao tuổi.
 
Với số tiền được hỗ trợ quá ít ỏi, nếu muốn tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể, theo ông Cống, cũng rất khó khăn và hạn chế. Chia sẻ những mong mỏi của người già, đại diện cho những người cao tuổi ở Đông Hưng cho hay, điều người già mong muốn nhất là có sức khỏe, càng già càng cần sức khỏe. Thêm nữa, dù các con đã lớn, nhưng lúc nào người già cũng lo lắng cho con cái, trong quan hệ ứng xử với gia đình, đồng thời cũng quan tâm đến tình hình xã hội tác động đến bản thân.

Với tốc độ già hóa hiện nay của dân số, Thái Bình, Nghệ An, Quảng Bình và nhiều tỉnh, thành khác trên cả nước cũng đang đối mặt với những khó khăn để thích ứng với xã hội già hóa. Bên cạnh đó, các chính sách, chế độ trợ cấp cho NCT còn nhiều khó khăn. Theo bà Vũ Phương Hạnh - Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Thái Bình, tỉnh có gần 44% người cao tuổi còn tham gia lao động sản xuất. Năm 2011, Thái Bình được Trung ương hỗ trợ triển khai mô hình chăm sóc sức khỏe NCT tại cộng đồng ở 6 xã. Hiện tại, bằng nguồn kinh phí địa phương, ngành Dân số đang tiến hành điều tra, khảo sát ở 286 xã trên toàn tỉnh để nắm số liệu mới nhất làm cơ sở lựa chọn xã triển khai mô hình. Theo kế hoạch, năm 2011, Thái Bình sẽ mở rộng thêm 3 xã bằng nguồn kinh phí địa phương.

Ông Trần Hữu Ích, Trưởng ban đại diện NCT tỉnh Nghệ An cho biết, tỉ lệ NCT ở nông thôn chưa được chăm sóc còn lớn. Trên thực tế, vấn đề già hóa dân số vẫn chưa thực sự được quan tâm, đời sống của NCT ở nông thôn vẫn đang hết sức vất vả. Theo ông Ích, các chế độ chính sách bảo đảm cho NCT ở nông thôn được sống khỏe, được chăm sóc chu đáo hiện đang là một bài toán khó, cần có sự vào cuộc của rất nhiều cấp, nhiều ngành và toàn xã hội.
 

Cụ Vũ Văn Ngãi (Đông Hưng, Thái Bình): "Giờ tôi đang khỏe thì tôi cứ làm hết! Chỉ cầu mong được sức khỏe, các cháu ăn học tử tế thành người. Thế là đủ!".

Bà Đặng Thị Min (Đông Hưng, Thái Bình): "Tôi rất mong có thêm chế độ nào đó cho người nghèo nuôi con tàn tật, thì đỡ cực đi phần nào".
 
Bà Phan Thị Mỹ (Hưng Nguyên, Nghệ An): "Người già ở quê thì vất vả không ít. Hết chăm con cháu, lại phụ việc đồng áng...".
 
Cụ Trần Văn Tư (Nam Đàn, Nghệ An): "Bà chăm ông, ông cậy bà không làm phiền con cái là thoải mái nhất thôi".

Ông Nguyễn Trọng Lượng (Lệ Thủy, Quảng Bình): "Chúng tôi vẫn giúp ích được cho con cháu bằng chính kinh nghiệm sống của chính mình".

 
(Còn nữa)
V.Thu - H.Hà - V.Quý
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tăng cường kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại Thanh Hóa

Tăng cường kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại Thanh Hóa

Dân số và phát triển - 11 giờ trước

GĐXH - Để kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các cấp, các ngành địa phương tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho Nhân dân, từng bước đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng.

8 điều cha mẹ cần biết về tinh hoàn ẩn ở trẻ

8 điều cha mẹ cần biết về tinh hoàn ẩn ở trẻ

Dân số và phát triển - 13 giờ trước

Tinh hoàn ẩn là bệnh lý bẩm sinh gặp ở bé trai với tỷ lệ 3-4% khi sinh, tỷ lệ này cao hơn ở trẻ sinh thiếu cân, đẻ non, sinh đôi...

Sự khác biệt giữa thụ tinh trong tử cung và thụ tinh trong ống nghiệm

Sự khác biệt giữa thụ tinh trong tử cung và thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Mang thai không phải lúc nào cũng dễ dàng. Đối với nhiều cặp vợ chồng không có khả năng mang thai tự nhiên, việc thụ thai cần thêm một số công sức và sự can thiệp của y tế là thụ tinh nhân tạo trong tử cung (IUI) và thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Tiền mãn kinh thường bắt đầu từ 40 đến 50 tuổi. Chế độ ăn lành mạnh góp phần làm giảm bớt một số triệu chứng khó chịu mà thời kỳ tiền mãn kinh gây ra.

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nhiều cha mẹ băn khoăn về việc có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh. Vậy trường hợp nào nên và không nên cắt bao quy đầu cho trẻ?

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Tôi thấy thật sai lầm khi nhờ con dâu đi gửi tiết kiệm. Giờ nó hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm dưỡng già của tôi để buôn bất động sản, tôi chưa biết cách nào để từ chối.

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Tôi đã lên kế hoạch cho 1 buổi cầu hôn lãng mạn, thế nhưng khi vừa nhìn thấy chiếc nhẫn cầu hôn, bạn gái liền giận dỗi, thế rồi chúng tôi cãi nhau mà tôi không hiểu lý do là gì. Sau đó tôi mới biết bạn gái dỗi đòi chia tay chỉ vì tôi mua chiếc nhẫn không đúng ý cô ấy.

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH- Việc tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là cách để chúng ta vẽ đường cho "hươu chạy đúng đường".

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Với loại bệnh tan máu bẩm sinh, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng khiến chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động. Một số trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể tử vong từ khi còn nhỏ.

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Top