Hà Nội
23°C / 22-25°C

Già hóa dân số và những thách thức

Thứ sáu, 10:55 20/11/2015 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Tăng tuổi thọ là một trong những thành tựu quan trọng của Việt Nam. Tuy nhiên, với tốc độ già hóa đứng trong tốp 5 trên thế giới và hệ thống chăm sóc, an sinh xã hội cho người cao tuổi còn thiếu là những thách thức lớn cho Việt Nam trong việc chăm sóc và phát huy người cao tuổi. Việc chúng ta có thu được hay không những “lợi tức" của sự trường thọ đang là một vấn đề rất cần nhận được sự quan tâm của toàn xã hội và cả hệ thống chính trị.

 

Để ứng phó với một xã hội già hóa dân số cần có sự vào cuộc, chung tay của cả hệ thống chính trị và toàn thể cộng đồng. Ảnh: Chí Cường
Để ứng phó với một xã hội già hóa dân số cần có sự vào cuộc, chung tay của cả hệ thống chính trị và toàn thể cộng đồng. Ảnh: Chí Cường

 

Từ già hóa dân số sang dân số già rất ngắn

Trong những năm qua, do làm tốt công tác giảm sinh nên số lượng và tỷ lệ trẻ em ngày càng giảm. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội và việc chăm sóc sức khỏe tốt hơn nên tỷ lệ và số lượng người cao tuổi tăng lên.

Tuổi thọ bình quân đầu người (hay nói cách khác là kỳ vọng sống tính từ lúc sinh của Việt Nam - PV) vào năm 2010 đạt 73 tuổi. Đặc biệt là số người có tuổi thọ rất cao càng tăng. Tuổi thọ trung bình  của Việt Nam đã tương đương với các nước phát triển trên thế giới. Có thể nói đây chính là thành tựu đáng tự hào của chúng ta trong những năm qua.

Sau cuộc Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 2009, Tổng cục Thống kê đã dự báo: Vào năm 2017, Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn già hóa dân số, tức là tỷ lệ người trên 65 tuổi đạt 7%. Nhưng chỉ sau 2 năm (năm 2011), tỷ lệ người cao tuổi ở Việt Nam (trên 65 tuổi ) đã đạt 7%, tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên đạt 10%. Có nghĩa là dự báo trước đó đã trở nên lạc hậu, Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số. Số người cao tuổi nước ta sẽ tăng rất nhanh trong thời gian tới. Nếu 2012 cứ khoảng 11 người dân mới có 1 người cao tuổi thì ước tính vào năm 2029, cứ 6 người dân sẽ có 1 người cao tuổi và dự báo năm 2049 sẽ là 4 người dân có 1 người cao tuổi. Theo đó, thời gian quá độ từ già hóa dân số sang dân số già (thời gian để tỷ lệ người trên 65 tuổi tăng từ 7% lên 14%) của Việt Nam chỉ khoảng 18 - 20 năm, ngắn hơn nhiều so với các quốc gia đi trước như: Pháp (115 năm), Thụy Điển (85 năm), Mỹ (70 năm), Nhật Bản (26 năm).

Như vậy, có thể nói Việt Nam sẽ là một trong những nước có tốc độ già hóa tăng nhanh nhất ở khu vực châu Á. Điều đó cũng mang lại cơ hội, thách thức mà chúng ta phải đón nhận trong tương lai. Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đã từng nói: “Ảnh hưởng về kinh tế và xã hội của hiện tượng già hóa dân số có ý nghĩa vô cùng sâu rộng, không chỉ tác động tới cá nhân người cao tuổi và gia đình họ mà còn tác động lan tỏa tới toàn xã hội và cộng đồng toàn cầu theo những cách thức chưa từng được biết đến. Điều này tùy thuộc vào cách chúng ta lựa chọn để giải quyết các thách thức và tận dụng tối đa các cơ hội đem lại bởi dân số đang già hóa, là điểm mấu chốt ấn định rằng xã hội sẽ thu được hay không những “lợi tức" của sự trường thọ”.

Cần sớm có chính sách, chiến lược thực tế

Số người cao tuổi tăng nhanh đang đặt ra những thách thức lớn cho công tác chăm sóc sức khỏe và hệ thống an sinh xã hội của nước ta. Để già hóa không phải là gánh nặng mà thực sự là thành tựu, đòi hỏi Việt Nam cần nhanh chóng có những chính sách phù hợp để ứng phó và đón nhận già hóa một cách chủ động nhất.

Theo quy luật tự nhiên, khi tuổi càng cao, sức khỏe càng suy giảm. Khi tỷ trọng người cao tuổi ngày càng tăng, đặc biệt là tốc độ tăng nhanh ở nhóm dân số cao tuổi nhất (trên 80 tuổi và số lượng các cụ thọ từ 100 tuổi trở lên), đã đặt ra nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ngày càng lớn.

Những bệnh thường gặp nhất ở người cao tuổi là xương khớp, huyết áp, các bệnh về mắt và suy giảm trí nhớ. Tình trạng bệnh tật đã ảnh hưởng lớn đến đời sống tâm lý, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày và sự hòa nhập cộng đồng của người cao tuổi. Đa số người cao tuổi nước ta chưa có thói quen khám bệnh định kỳ, vì vậy khi phát hiện bệnh thường ở giai đoạn muộn khiến việc chữa trị rất khó khăn. Hệ thống y tế - lão khoa chưa đầy đủ, trang thiết bị còn thiếu thốn, đội ngũ cán bộ y tế chưa đáp ứng nhu cầu để giải quyết các bệnh đặc trưng của người cao tuổi.

Bên cạnh đó, đời sống vật chất của người cao tuổi còn gặp rất nhiều khó khăn. Hiện có khoảng 2,97 triệu người (39% người cao tuổi) được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội, chính sách đối với người có công và trợ cấp xã hội. Như vậy còn tới 61% dân số cao tuổi sống dựa hoàn toàn vào kinh tế của chính mình và con cháu.

Mặc dù, Nhà nước đã có nhiều chính sách về an sinh xã hội dành cho người cao tuổi như chính sách về BHXH, BHYT và trợ cấp xã hội… nhưng hệ thống chính sách an sinh xã hội này mới chỉ hỗ trợ cho một bộ phận nhỏ của người cao tuổi. Để ứng phó với một xã hội già hóa dân số, đảm bảo chế độ an sinh xã hội cho người cao tuổi cần có sự vào cuộc, chung tay của cả hệ thống chính trị và toàn thể cộng đồng.

Theo các chuyên gia về dân số, để giữ vững, ổn định quy mô dân số, thích ứng với già hóa dân số cần đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Toàn xã hội chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi”, tăng ngân sách cho Chương trình mục tiêu Quốc gia DS-KHHGĐ. Điều đó đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách cần có tầm nhìn chiến lược nhằm xây dựng các chính sách an sinh xã hội phù hợp với các chuyển đổi về cơ cấu dân số nước ta, góp phần phát triển bền vững quốc gia từ góc độ dân số.  

 

Theo Kết quả Điều tra Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam, chỉ có 4,8% người cao tuổi có sức khỏe tốt và rất tốt, 65,4% là yếu và rất yếu. Trong đó, có 26,1% người cao tuổi không có bất cứ loại bảo hiểm y tế nào, trên 51% người cao tuổi không đủ tiền chi trả cho việc điều trị dẫn đến không điều trị. Trong khi đó, xu hướng mô hình gia đình ở Việt Nam đang thay đổi từ gia đình truyền thống sang gia đình hạt nhân. Con cái ngày càng có xu hướng sống độc lập với cha mẹ. Việc phải sống một mình là điều rất bất lợi đối với người cao tuổi, bởi gia đình luôn là chỗ dựa cả về tinh thần và vật chất rất quan trọng đối với người cao tuổi. Ngày càng có nhiều người cao tuổi sống góa vợ (chồng), số lượng cụ bà góa chồng cao gần 5,5 lần số cụ ông góa vợ. Số cụ bà sống ly hôn, ly thân cũng cao hơn số cụ ông sống ly hôn, ly thân 2,2 lần. 

 (Còn nữa)

Hà Thư/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 19 giờ trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 22 giờ trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

SKĐS - Cáu giận là cảm xúc mà hầu như ai cũng có nhưng có một số người đặc biệt hay cáu giận hơn so với người khác. Thực ra, hay cáu giận cũng là biểu hiện bệnh lý và có thể điều trị được.

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời, thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55, có thể gây tăng cân và các triệu chứng khó chịu khác.

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Loãng xương được đặc trưng bởi sự mất canxi trong xương, khiến xương dễ bị gãy. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương và té ngã…

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Chứng rối loạn xuất tinh xuất hiện ngày càng nhiều ở nam giới với các nguyên nhân khác nhau. Một số phương pháp tập luyện có thể hỗ trợ điều trị chứng bệnh này hiệu quả.

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Một trong những nguyên nhân làm chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, không đều, kéo dài, chậm rụng trứng là do căng thẳng (stress). Vậy chúng ta hãy xem điều này xảy ra như thế nào?

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Top