Hà Nội
23°C / 22-25°C

Từ vụ bé gái 6 tuổi tử vong ở Xuân Đỉnh (Hà Nội), cách để cha mẹ tránh "giận quá mất khôn" sát hại con của mình

Thứ bảy, 19:30 18/09/2021 | Gia đình

GiadinhNet – Sự việc bé gái 6 tuổi tử vong ở Xuân Đỉnh (Hà Nội) do bố bạo hành đang gây chú ý dư luận. Sức khỏe, tính mạng của trẻ có thể mất đi bất cứ lúc nào khi cha mẹ không biết cách kiểm soát cơn giận với con.


"Giận quá mất khôn"

Ngày 17/9, Công an quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội đã tạm giữ hình sự bố bé gái 6 tuổi tử vong ở Xuân Đỉnh. Bước đầu tại cơ quan điều tra, bố bé gái đã thừa nhận khoảng 11h ngày 16/9 không kiềm chế được bản thân có đánh cháu L.H.A bằng đũa. Tới khoảng 4 giờ chiều cùng ngày, cháu được mẹ cho ăn cháo và uống thuốc thì thấy nôn nhiều. Gia đình đã đưa vào bệnh viện Nhi T.Ư cấp cứu nhưng khi vào viện, bác sĩ xác định cháu đã tử vong ngoại viện.

Đây không phải là trường hợp hi hữu vì sự thiếu kiểm soát cảm xúc của người bố, người mẹ mà "giận quá mất khôn" sát hại con của mình. Trước đó, một sự việc đau lòng cũng đã xảy ra ở phường Lê Lợi, quận Ngô Quyền (Hải Phòng) khi người bố tức giận vì con trai bỏ thi giữa kì đã dùng đũa chọc vào ngực con. Dù được gia đình đưa đi cấp cứu nhưng cháu bé không qua khỏi và người bố sau đó đã ra đầu thú.

Những sự vụ đau lòng này là hồi chuông cảnh báo các bố mẹ trong việc quản lý, giáo dục con cần tuân thủ pháp luật cũng như các quy tắc đạo đức xã hội, tránh việc sử dụng vũ lực. Bởi lẽ, các con còn quá nhỏ, sự phát triển tâm sinh lý còn rất hạn chế trong khi áp lực học hiện nay là rất lớn. Ngoài ra cũng đặt ra vấn đề cần biết cách kiểm soát cảm xúc cá nhân của người làm cha, làm mẹ.

Từ vụ bé gái 6 tuổi tử vong ở Xuân Đỉnh (Hà Nội), cách để cha mẹ tránh giận quá mất khôn sát hại con của mình - Ảnh 2.

Hình ảnh xót xa của bé gái 6 tuổi tử vong vì bạo hành ở Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm. Ảnh TL

Chuyên gia tâm lý Hồng Hương – Thường trực Thư viện Lưu Trú thuộc Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam cho rằng, việc làm chủ bản thân của mỗi người khó khăn khác nhau. Những ai thường có khí chất nóng nảy, làm chủ bản thân kém… thì nguy cơ mất kiểm soát cao hơn. Khi không kịp thời bình tĩnh, họ có thể dẫn tới hành vi kích động, vượt khỏi tầm kiểm soát mà vô tình làm hại con.

Ngày nay, các bậc cha mẹ gánh trên vai nhiều áp lực, những khó khăn có thể dẫn tới stress, tâm lý căng thẳng, đặc biệt trong thời gian giãn cách xã hội do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Sự việc đau lòng trong gia đình bé gái 6 tuổi có lẽ một phần cũng nằm trong vấn đề đó. Người đàn ông trong gia đình, áp lực kinh tế là một áp lực lớn. Với những người làm tự do, trong đó có khối kinh doanh, lại gặp những ngày tháng giãn cách, câu hỏi hướng đi cho sinh kế, cho doanh nghiệp luôn là câu hỏi đau đáu.

Phần lớn phụ huynh nhiễm hội chứng "con vịt" - bên ngoài trông bình thản mà đôi chẩn ẩn dưới nước vẫy liên hồi để cơ thể có thể nổi trên nước. Điều này tạo ra những lo lắng, stress ngầm. Vì thế gần đây chúng ta thấy hay có những vụ bạo hành bất thình lình được tạo ra bởi những ông bố được cho là hiền, và yêu con.

"Dù có bất cứ nguyên nhân nào dẫn tới cái chết của cháu bé thì trách nhiệm đầu tiên là của bố mẹ trong việc chăm sóc, dạy dỗ con. Với tôi, trẻ em chưa bao giờ gây ra được bất kỳ một tội gì. Nếu con có những sai lầm thì đó đều là sự phản chiếu của chính môi trường gia đình, từ chính người làm cha, làm mẹ, hoặc môi trường nhà trường, của người làm thầy, làm cô.

Từ đây, trong gia đình cũng thấy vai trò những người sống cùng nhà. Chúng ta cần có phương pháp khi một ai đó trong gia đình, nếu mẹ nổi nóng, bố nên làm gì và ngược lại để trẻ có được môi trường an toàn, được ứng xử công bằng hơn. Trẻ em không phải là công cụ để người lớn trút bực dọc. Cha mẹ cần học cách trách phạt con khi chúng sai và khen thưởng khi làm được những điều đúng. Cha mẹ cần hiểu, thay vì dùng đòn roi, bạo lực con để răn dạy có thể dùng các biện pháp khác như đánh vào sở thích của trẻ, phạt trẻ lau dọn phòng…"– chuyên gia tâm lý Hồng Hương chia sẻ.

Cách để cha mẹ kiểm soát cơn giận đang cao trào

Theo cuốn sách "Phương pháp dạy con không đòn roi" (T2) có 3 vùng cảm xúc của não bộ được phân chia rất rõ ràng: Vùng đỏ (vùng bùng nổ cảm xúc) - vùng xanh lá (vùng kiểm soát được cảm xúc, sẽ đưa ra được quyết định tốt) và vùng xanh dương (vùng cô lập bản thân như dỗi, hờn, thu mình, trốn tránh,...). Khi người lớn tức giận hay khi trẻ nóng giận, ăn vạ, la mắng, ném đồ,... đó là khi đang rơi vào vùng đỏ. Cần học cách kỹ năng để từ đỏ về xanh lá để duy trì trạng thái cân bằng, khỏe mạnh.

Từ vụ bé gái 6 tuổi tử vong ở Xuân Đỉnh (Hà Nội), cách để cha mẹ tránh giận quá mất khôn sát hại con của mình - Ảnh 3.

Chuyên gia tâm lý Hồng Hương

Chuyên gia tâm lý Hồng Hương cho rằng, áp lực là một phần tất yếu trong cuộc sống. Để có thể kiểm soát được cảm xúc của bản thân, phụ huynh chúng ta cần tập thói quen theo từng bước:

Quan sát cảm xúc chính mình.

Gọi tên những cảm xúc đang hiện hữu như hân hoan, phấn khích, lo lắng, tức giận, vui, buồn…

Quản lý những cảm xúc: (Tại sao tôi lại đang có những cảm xúc này. Nó đến từ đâu trong tôi…) khi trả lời hết nên ghi ra những câu hỏi trong ngoặc thì bước tiếp theo là chuyển hướng sang cảm xúc mới.

Tạo ra cảm xúc mong muốn- đặt câu hỏi: Tôi mong muốn kết quả cuộc sống của tôi như thế nào? Tôi cần làm gì để biến trạng thái tiêu cực này trở nên tích cực. Khi mà chúng ta biết đặt ra những câu hỏi đúng thì chính bản thân sẽ biết chính xác cần làm gì để loại bỏ những cảm xúc không tương hỗ cho bình an, cho hạnh phúc, cho thành công.

Trẻ nhỏ đôi lúc chúng vô cùng đáng yêu và nghe lời người lớn răm rắp, đôi lúc chúng lại bướng bỉnh chỉ làm theo ý mình với thái độ gây hấn và thách thức. Cảm xúc không ổn định ở trẻ đôi khi gây khó chịu cho người lớn. Khi bạn nổi giận, muốn la mắng hay đánh trẻ hãy hít thở thật sâu tới khi thấy cơn tức giận của mình vơi đi mới bắt đầu dạy dỗ con bằng cách nói chuyện với con, chỉ ra lỗi sai của con. Việc chậm lại dù chỉ 1 tích tắc này tưởng dễ nhưng không phải ai cũng làm được nhưng giúp chúng ta không đẩy cảm xúc lên đỉnh của ngọn núi lửa phun trào. Giống như chỉ cần mở nắp vài giây sẽ giúp giữ cho nồi không bị sôi trào. Lúc này, cần cho bản thân một chút thời gian để làm bất cứ điều gì để bình tĩnh hơn. Khi thấy bình tĩnh trở lại mới tiếp tục dạy con.

Cha mẹ cũng cần tạo cho mình giải phóng cảm xúc không tốt tích tụ. Cảm xúc tiêu cực tích tụ lâu sẽ khiến bạn mất đi kiểm soát, tạo ra căng thẳng. Đôi khi bạn có thể giải tỏa cảm xúc tiêu cực bằng cách đi bộ, chơi một môn thể thao nào đó.

Phương Thuận

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thái độ của mẹ chồng khi thấy con dâu rửa tôm bằng máy giặt

Thái độ của mẹ chồng khi thấy con dâu rửa tôm bằng máy giặt

Gia đình - 1 giờ trước

GĐXH - Con dâu nói từng xem người ta rửa tôm hùm bằng máy giặt trên TV. Nói xong, người con dâu đổ cả 5 kg tôm vào máy giặt, rắc thêm ít muối, rượu rồi bật chế độ giặt trong 30 phút.

Cho bạn thân ở nhờ lúc khó khăn, người phụ nữ bàng hoàng khi nghe cô bạn thú nhận với chồng mình

Cho bạn thân ở nhờ lúc khó khăn, người phụ nữ bàng hoàng khi nghe cô bạn thú nhận với chồng mình

Chuyện vợ chồng - 3 giờ trước

Người phụ nữ tốt bụng nên đã cho người bạn gái bị chồng bạo hành ở nhờ nhà mình. Tuy nhiên, nhiều cư dân mạng cho rằng đây là một quyết định sai lầm của cô.

Một sở thích của con trai giống nhiều tỷ phú như Bill Gates, Warren Buffett, Mark Zuckerberg... tiết lộ cách nuôi dạy con đáng học hỏi của Tăng Thanh Hà

Một sở thích của con trai giống nhiều tỷ phú như Bill Gates, Warren Buffett, Mark Zuckerberg... tiết lộ cách nuôi dạy con đáng học hỏi của Tăng Thanh Hà

Nuôi dạy con - 7 giờ trước

GĐXH - Không chỉ hai bé đầu Richard và Chloe, ngay cả cậu con trai út Mason cũng được vợ chồng nữ diễn viên Tăng Thanh Hà rèn một thói quen tốt ngay từ bé.

Tôi càng ngày càng cảm mến người chị song sinh của vợ

Tôi càng ngày càng cảm mến người chị song sinh của vợ

Chuyện vợ chồng - 21 giờ trước

Vợ tôi có một người chị gái sinh đôi. Nhiều năm qua, tôi thầm cảm mến và bị ám ảnh về chị vợ. Có rất nhiều hình dung nóng bỏng, suy nghĩ ngọt ngào kiểu "giá như" xuất hiện trong đầu tôi.

9 hành vi cha mẹ làm với mục đích tốt đẹp nhưng lại khiến trẻ chống đối và xa cách gia đình

9 hành vi cha mẹ làm với mục đích tốt đẹp nhưng lại khiến trẻ chống đối và xa cách gia đình

Nuôi dạy con - 23 giờ trước

GĐXH - Những hành động này cha mẹ tưởng tốt nhưng lại ngăn họ gần gũi con.

Nếu có kiếp sau, anh sẽ không lấy em làm vợ nữa

Nếu có kiếp sau, anh sẽ không lấy em làm vợ nữa

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Anh muốn đưa em đi Đà Lạt, nơi em ước ao đến một lần trong đời. Anh muốn nhìn con gái lớn lên. Anh muốn cùng em già đi theo năm tháng. Có nhiều điều anh muốn làm cùng em, vậy mà chẳng còn cơ hội nữa.

Anh trai vô sinh nhưng vẫn có con khiến cả nhà sững sờ

Anh trai vô sinh nhưng vẫn có con khiến cả nhà sững sờ

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Anh tôi một mực bênh vợ, nói chị không hề phản bội chồng. Và anh thú nhận người có lỗi duy nhất ở đây chính là anh khiến ai cũng sốc.

5 cung hoàng đạo có số làm quan to

5 cung hoàng đạo có số làm quan to

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Trong thế giới của 12 cung hoàng đạo, dưới góc nhìn chiêm tinh học, mỗi cung sẽ có những dấu hiệu nổi bật, mang trong mình sức mạnh riêng, quyền lực và khả năng lãnh đạo tuyệt vời.

Tôi quyết 'bỏ của chạy lấy người' sau khi nghe bạn trai nói với vợ cũ

Tôi quyết 'bỏ của chạy lấy người' sau khi nghe bạn trai nói với vợ cũ

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Suốt buổi hôm đó, dù anh cố làm tôi vui bằng cách vẽ ra những viễn cảnh tương lai tươi đẹp, tôi vẫn thấy lòng mình ngập tràn nỗi thất vọng và bất an.

Top