Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hành trình đau khổ khi con là “con nghiện game”

Thứ năm, 19:00 19/07/2018 | Gia đình

GiadinhNet - n Ngân Khánh Người con đó không phải là một cậu bé hư hỏng, học dốt. Ngược lại cậu bé rất thông minh, học giỏi và là niềm tự hào của bố mẹ cậu một thuở. Thế nhưng, đang học năm thứ 2 đại học, người con đó đã không thể tiếp tục theo đuổi con đường học tập được nữa chỉ vì một niềm đam mê: Nghiện game online.


Nhiều quán net đầu tư phục vụ ăn, nước uống, thậm chí còn có thể ngủ tại đó.     Ảnh: internet

Nhiều quán net đầu tư phục vụ ăn, nước uống, thậm chí còn có thể ngủ tại đó. Ảnh: internet

Không còn muốn sống trên đời vì con

Cậu sinh viên đó tên là Lê Hoài Nam, một học sinh nhiều năm liền đạt Học sinh giỏi cấp thành phố, là niềm tự hào của bố mẹ cậu. Mẹ cậu là chị Phan Thị Tuyền, là một giáo viên ở một huyện ngoại thành Hà Nội (đã được đổi tên) nay đã về hưu. Gia đình chị Tuyền khá giả, có “của ăn của để”. Chồng chị Tuyền cũng là giáo viên. Kinh tế gia đình chị Tuyền khá giả là nhờ chị thành công trong nghề tay trái và buôn bán bất động sản. Vợ chồng chị Tuyền có hai đứa con. Cô con gái lớn đã tốt nghiệp đại học và đã ra nghề đi làm. Mọi thứ đối với gia đình vợ chồng chị Tuyền tưởng chừng mỹ mãn như vậy song rồi cuộc đời đã không chiều ý họ. Đứa con trai cưng của vợ chồng chị, niềm tự hào của cả gia đình một thời thì nay đã phải bỏ học vì nghiện game online.

Nói chuyện với tôi, chị Tuyền kể rằng, con trai chị không phải bây giờ mới mê game online mà nó mê từ khi còn học THCS. Hồi đó, thấy con mê chơi điện tử, vợ chồng chị cũng cấm cản, đe nẹt, quản thúc, giám sát nhưng không cấm được triệt để. Thi thoảng cháu vẫn trốn bố mẹ ra cửa hàng game. Mặc dù mê game nhưng do có tố chất thông minh nên con chị Tuyền vẫn học tốt, thậm chí thi đại học đỗ vào 3 trường top đầu của thành phố.

Hồi còn học cấp phổ thông, Nam chỉ mê thôi chứ chưa đến mức nghiện. Nhưng lên đại học thì mọi chuyện càng trở nên tồi tệ hơn. Bố mẹ sơ sểnh là ngay lập tức Nam tìm đến cửa hàng game online. Lúc vợ chồng chị Tuyền gây sức ép đưa con về nhà, cậu nghiện đến mức không nói chuyện với ai, râu ria không cạo, hàng tháng trời không tắm. Vì con nghiện game mà suốt bao nhiêu năm nay, chị Tuyền luôn phải lang thang khắp hang cùng ngõ hẻm để đi tìm con. Có người mách chị Tuyền đưa con đến một trung tâm cai nghiện game online để giúp con cai nghiện. Chị Tuyền tức tốc tìm đến ngay. Thế nhưng, khi nhìn thấy cảnh phải sinh hoạt, ăn, ở với mấy chục con nghiện game có vẻ như không ổn lắm (có cả người lớn, trẻ em, thanh thiếu niên) nên chị Tuyền lại ngậm ngùi quay trở về. Chị cũng từng đến gặp các bác sĩ sức khỏe tâm thần thì mỗi người chỉ một cách. Người thì bảo phải cắt từ từ, cai dần dần. Người lại nói phải cắt dứt điểm. Thành ra cho đến giờ, sau hai năm con trai bỏ học, chị Tuyền vẫn sống trong nỗi tuyệt vọng bế tắc không tìm thấy lối ra. Suốt hai năm long đong chạy vạy vì chuyện của con, giờ chị Tuyền như người mất hồn. Chị không ngủ được, cứ thao thức suốt đêm. Thấy bạn bè đang đêm mà tự dưng bật đèn xanh trên facebook là thể nào chị cũng nhảy vào để tâm sự những chuyện trên trời dưới biển để mong đêm dài qua nhanh. Chị nói với tôi rằng: Nếu con chị cứ thế này mãi, chắc chị không sống nổi. Cuộc đời của chị bao năm qua sống chỉ vì con mà nay cháu như thế thì chị như người đã chết. “Trước đây, tôi hạnh phúc vì nó bao nhiêu thì giờ đây tôi đau khổ vì nó bấy nhiêu. Con tôi cho tôi sự sống thì bây giờ nó cũng lấy đi hết tất cả. Tôi không thể hiểu nổi vì sao cái game online đó nguy hiểm đến mức như vậy mà người ta vẫn cứ để cho tồn tại, phát triển. Khi họ kinh doanh, họ có nghĩ tới những nỗi đau khổ tuyệt vọng này của chúng tôi không. Sản xuất, kinh doanh game online khác gì hành nghề giết người đâu”, chị Tuyền nói.

Hệ lụy sau sự phát triển mạnh mẽ của game online

Cũng như trường hợp của cháu Quang (trong bài Chuyện về cậu bé quên ăn quên ngủ vì game) thì Nam cũng đang rơi vào tình trạng bị nghiện (lệ thuộc) vào game online như vậy. Đây là những trường hợp điển hình của tình trạng nghiện game online trong giới thanh niên, học sinh - sinh viên hiện nay.

Chị Minh (là người từng theo chân con đi khắp các tiệm net ở TPHCM) cho biết, những tiệm net xung quanh khu vực các trường đại học lớn và hiện đại vô cùng. Ví dụ, như cạnh Trường ĐH Thủ Đức có một tiệm net nhiều tầng hình. Vào trong đó như một thiên đường máy lạnh mát rượi. Khi cánh cửa tiệm net khép lại thì trong đó là cả một thế giới riêng của các game thủ. Mặc dù quy định của các UBND thành phố, tỉnh thành, xã huyện là các tiệm net không được hoạt động sau 10h đêm nhưng trên thực tế thì quy định này dường như chỉ đề ra cho vui. Thực tế thì các tiệm net hoạt động thâu đêm. Những tiệm net xung quanh các trường đại học thường được đầu tư khủng như vậy, sinh viên bỏ học vào tiệm net chơi rất nhiều. Có những em ba mẹ ở nông thôn chắt chiu gửi tiền ra thành phố cho con học tập để trở thành kỹ sư, bác sĩ tương lai thì các em nướng hết vào tiệm net. Nhiều em sau nhiều năm ra trường, bố mẹ bảo đưa bằng đại học để đi xin việc cho thì mới phát hiện ra một sự thật đau đớn là con mình vì mê game nên chưa bao giờ tốt nghiệp.

“Sở dĩ nói game nguy hiểm hơn ma túy là bởi, ma túy thì thường phải hoạt động lén lút, còn game thì hoạt động công khai. Mặc dù quy định của các UBND thành phố, tỉnh thành, xã huyện là các tiệm net không được hoạt động sau 10h đêm nhưng trên thực tế thì quy định này dường như chỉ đề ra cho vui, các tiệm net lớn đều hoạt động thâu đêm. Tôi đã từng chứng kiến một ông bố đến tiệm net khuyên con trai về. Ông nói 5 lần 7 lượt nhưng cậu con vẫn ngồi y nguyên. Ông giận quá quỳ xuống xin con nhưng đứa con vẫn không rời màn hình. Không thể chịu đựng nổi, ông đã vớ chai nước ngọt trên bàn đập vào đầu con máu me tung tóe”, chị Minh kể.

Mặc dù game online nguy hại với giới trẻ như vậy nhưng hàng chục năm nay, lĩnh vực này càng ngày càng phát triển, thậm chí giới kinh doanh ngày càng trở nên giàu có nhờ kinh doanh game. Có thể nói, việc quản lý các quán game đang bị các cơ quan chức năng, đặc biệt là chính quyền địa phương xem nhẹ. Đây là điều hết sức đáng báo động không chỉ đối với riêng trường hợp cá biệt nào mà là đối với tương lai của đất nước.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bạn muốn con lớn lên thành công, lúc còn nhỏ nhất định phải dạy 10 điều cần thiết này

Bạn muốn con lớn lên thành công, lúc còn nhỏ nhất định phải dạy 10 điều cần thiết này

Nuôi dạy con - 1 giờ trước

GĐXH - Với những đứa trẻ, phát triển những kỹ năng và hành vi quan trọng trong kinh doanh sẽ giúp chúng tự làm chủ và thành công trong cuộc sống.

Làm con rể hiếu thảo 20 năm, tôi 'điếng người' khi biết được kế hoạch chia tài sản của bố vợ

Làm con rể hiếu thảo 20 năm, tôi 'điếng người' khi biết được kế hoạch chia tài sản của bố vợ

Chuyện vợ chồng - 1 giờ trước

Sau khi biết dự định của bố vợ, tôi hoài nghi liệu tôi có phải người thừa trong gia đình này?

3 chị em ruột giống nhau 'như sinh 3' cưới cùng ngày, vào lễ đường cùng giờ

3 chị em ruột giống nhau 'như sinh 3' cưới cùng ngày, vào lễ đường cùng giờ

Gia đình - 12 giờ trước

3 chị em Kiều Nhi, Tuyết Nhi và Hoàng Duyên ở Lâm Đồng thường bị nhận nhầm là "sinh 3", gây chú ý khi tổ chức đám cưới cùng ngày.

Cùng 70 tuổi nhưng hàng xóm được con trai đón về dưỡng già còn tôi vào viện dưỡng lão: Đời chẳng nói trước điều gì!

Cùng 70 tuổi nhưng hàng xóm được con trai đón về dưỡng già còn tôi vào viện dưỡng lão: Đời chẳng nói trước điều gì!

Gia đình - 12 giờ trước

Người đàn ông Trung Quốc này luôn so sánh bản thân với người bạn hàng xóm và hạnh phúc khi thấy mình hơn bạn. Tuy vậy mọi việc đảo lộn khi họ bước vào tuổi nghỉ hưu.

Nàng dâu chuyển giới chăm tặng vàng khiến mẹ chồng mê mệt, dẫn đi khoe khắp xóm, đáp lễ bằng chiếc SH

Nàng dâu chuyển giới chăm tặng vàng khiến mẹ chồng mê mệt, dẫn đi khoe khắp xóm, đáp lễ bằng chiếc SH

Gia đình - 14 giờ trước

Ngày về ra mắt, Mị đã khiến mẹ chồng tương lai đi từ bất ngờ này sang ngỡ ngàng khác vì giới tính "gái mà trai, trai mà gái" của mình.

'Sau khi kết hôn, có nên đưa lương cho vợ không?' Câu trả lời từ những người đàn ông có gia đình nhiều năm rất thực tế!

'Sau khi kết hôn, có nên đưa lương cho vợ không?' Câu trả lời từ những người đàn ông có gia đình nhiều năm rất thực tế!

Chuyện vợ chồng - 19 giờ trước

Theo bạn, sau khi kết hôn, người đàn ông có nên đưa tiền lương cho vợ không?

Nghiên cứu Đại học Harvard: Trẻ dùng điện thoại và không dùng điện thoại có sự khác biệt lớn ở 5 điểm, nghe xong cha mẹ cũng phải rùng mình

Nghiên cứu Đại học Harvard: Trẻ dùng điện thoại và không dùng điện thoại có sự khác biệt lớn ở 5 điểm, nghe xong cha mẹ cũng phải rùng mình

Nuôi dạy con - 20 giờ trước

GĐXH - Từ nghiên cứu có thể thấy cách dùng điện thoại phá hủy cuộc đời của một đứa trẻ là cho trẻ dùng một chiếc điện thoại không kiểm soát.

5 cung hoàng đạo nữ phú quý hơn người, không chỉ hôn nhân hạnh phúc mà tiềm lực kinh tế cũng 'không phải dạng vừa'

5 cung hoàng đạo nữ phú quý hơn người, không chỉ hôn nhân hạnh phúc mà tiềm lực kinh tế cũng 'không phải dạng vừa'

Gia đình - 20 giờ trước

GĐXH - Có một số cung hoàng đạo sinh ra đã được phúc báo, dường như được định sẵn để họ không phải lo cơm ăn áo mặc và luôn được yêu thương trong cuộc đời này.

Tử vi 12 cung hoàng đạo tuần mới: Bạch Dương có thể nhận được tiền thưởng, Cự Giải có nhiều cơ hội kiếm tiền

Tử vi 12 cung hoàng đạo tuần mới: Bạch Dương có thể nhận được tiền thưởng, Cự Giải có nhiều cơ hội kiếm tiền

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Hãy xem tuần mới của 12 cung hoàng đạo có gì đáng quan tâm nhé.

7 cách hàn gắn rạn nứt gia đình

7 cách hàn gắn rạn nứt gia đình

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Trí tuệ cảm xúc (EQ) là công cụ hiệu quả nhất để bạn vượt qua rạn nứt và củng cố mối quan hệ gia đình.

Top