Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cảm động chuyện 46 năm đi tìm em chồng “liệt sỹ” của người chị dâu

Thứ sáu, 08:48 31/07/2015 | Gia đình

GiadinhNet - Ngày 27/7 vừa qua, bà Nguyễn Thị Ân (SN 1945, ở xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) bất ngờ trở về sau 46 năm mất tích, được phong là “liệt sỹ”. Sự trở về của người nữ chiến sỹ này là điều hi hữu. Nhưng, hành trình 46 năm không ngừng nghỉ tìm kiếm khắp các vùng, miền đất nước của người chị dâu còn đáng nói hơn.

 

Bà Phán kể lại hành trình đi tìm bà Ân.
Bà Phán kể lại hành trình đi tìm bà Ân.

 

Cuộc đoàn tụ sau 46 năm

Những ngày cuối tháng 7, căn nhà nhỏ của mẹ con bà Ngô Thị Phán (SN 1945) ở thôn Hương Lam, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) rộn rã tiếng cười hạnh phúc. Trên chiếc giường cũ kĩ, bà Phán cười hiền hậu chăm từng thìa thuốc cho người em chồng. “Năm nào ngày này nhà tôi cũng làm đám giỗ cho em chồng tôi, vậy mà giờ bà ấy về rồi”, bà Phán nói. Người phụ nữ mà bà Phán nhắc đến ấy là nữ chiến sỹ Nguyễn Thị Ân, “liệt sỹ” trở về sau 46 năm.

Bà Ân nhập ngũ và được biên chế ở Ban Lương thực K600 tỉnh Quảng Đà (cũ). Đơn vị của bà có nhiệm vụ vận chuyển lương thực từ vùng đồng bằng, nơi bị Mỹ - Ngụy chiếm đóng vào vùng giải phóng. Trong một chuyến hành quân năm 1969, đơn vị của bà bị tập kích và thiệt hại nặng nề. Riêng bà Ân bị thương nặng phải chuyển ra miền Bắc điều trị và an dưỡng tại Trung tâm Điều dưỡng và chăm sóc người có công tỉnh Phú Thọ. Vết thương quá nặng khiến bà không thể nói được. Bà Ân lại không biết chữ nên đơn vị chăm sóc không biết địa chỉ chính xác để thông báo về gia đình. Năm 2003, bà Ân được chuyển vào Trung tâm Điều dưỡng và chăm sóc người có công huyện Long Đất (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Cán bộ Trung tâm đã nhiều lần truy tìm địa chỉ gia đình để báo tin nhưng đều thất bại.

Theo ông Đinh Ngọc Thiên, Chủ tịch UBND xã Hòa Khương, tỉnh Quảng Đà sau giải phóng được đổi tên thành tỉnh Quảng Nam. Sau đó, TP Đà Nẵng lại tách riêng thành một đơn vị hành chính cấp tỉnh. Xã Hòa Lương xưa cũng được chia tách thành 2 xã nhỏ hơn, trong đó có xã Hòa Khương như hiện nay. Việc chia tách địa giới hành chính cũng là một phần nguyên nhân khiến hồ sơ của nữ chiến sỹ Nguyễn Thị Ân bị thất lạc. Năm 2006, nữ chiến sỹ Nguyễn Thị Ân được gia đình cùng chính quyền địa phương làm thủ tục để truy tặng danh hiệu “liệt sỹ”.

Hành trình chị dâu đi tìm em chồng đầy cảm động

 

Chị Xuân- con dâu bà Phán bên tấm bằng “liệt sỹ” của cô chồng.
Chị Xuân- con dâu bà Phán bên tấm bằng “liệt sỹ” của cô chồng.

 

Khi mà mọi hy vọng tìm được bà Ân của gia đình bà Phán đã hết thì vận may đến với họ. Đầu tháng 7/2015, ông Nguyễn Ba (trú tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) đi tìm người chú ruột ở Trung tâm Điều dưỡng và chăm sóc người có công huyện Long Đất. Ông Ba không tìm thấy người thân của mình trong chuyến đi ấy. Tuy vậy, biết ông Ba là người Quảng Nam nên các cán bộ Trung tâm đã nhờ ông tìm giúp địa chỉ nữ thương binh Nguyễn Thị Ân. Nhìn địa chỉ, ông Ba biết quê của người thương binh này nay chính là xã Hòa Khương. Trở về nhà, ông liền đến UBND xã Hòa Khương đưa thông tin và nó hoàn toàn trùng khớp với hồ sơ của “liệt sỹ” Nguyễn Thị Ân. Một đoàn công tác gồm cán bộ xã và gia đình đã nhanh chóng lên đường vào Bà Rịa – Vũng Tàu để xác minh. Họ đã không thất vọng khi tìm được người con của quê hương sau 46 năm mất tích. Gia đình bà Phán ngay lập tức làm thủ tục đưa bà Ân về với quê nhà, nơi chôn nhau cắt rốn để sống tiếp những ngày tháng cuối đời. Vì những di chứng chiến tranh, sức khỏe bà Ân hiện nay rất yếu. Bà chỉ ăn cháo, uống thuốc, nằm một nơi và không thể nói được. Mọi sinh hoạt hàng ngày của bà Ân đều do một tay bà Phán và các cháu chăm sóc. Bà Phán ngồi bên giường, ân cần đút từng thìa thuốc cho em chồng, rồi lại kể chuyện gia đình cho bà Ân nghe.

Bà Phán cho hay, hai người cùng tuổi, đều sinh năm 1945. Năm 1965, bà Phán lấy anh trai bà Ân rồi về nhà chồng làm dâu. “Mang tiếng là chị dâu em chồng với nhau nhưng chúng tôi chỉ ở chung nhà được vài bữa rồi cô Ân lên đường nhập ngũ”, bà Phán nói. Sau đó, bà Phán cùng gia đình nhận được hung tin bà Ân bị thương nặng trong một trận đánh và được chuyển ra miền Bắc điều trị. Sau ngày đất nước thống nhất, khi cha mẹ chồng mất có gửi gắm lời nói cuối cho bà Phán là đi tìm bà Ân, nếu bà Ân còn sống thì tìm xem đang ở nơi đâu, mà chết thì đưa hài cốt về quê nhà.

Đón nhận lời trăng trối ấy từ bố mẹ chồng, bà Phán luôn đau đáu dò tìm thông tin về người em chồng. Cứ mỗi lần có người mách tin, mẹ con bà lại khăn gói đi tìm. Bà có mặt khắp các trung tâm điều dưỡng và chăm sóc người có công trên cả nước, từ Hội An (Quảng Nam) đến Nha Trang, rồi ngược ra Phú Thọ... Bao nhiêu tiền bạc, của cải để dành đều dành hết cho những chuyến đi tìm em chồng.

Bà Phán nhớ như in chuyến đi Phú Thọ tìm em chồng năm 1986. Bà kể, lúc đó có người ở huyện Hòa Vang đi an dưỡng về kể lại có gặp bà Ân ở Trung tâm Điều dưỡng và chăm sóc người có công tỉnh Phú Thọ. Nhà nghèo, bà Phán quyết định bán cả gia sản khi ấy là đàn heo lấy tiền làm lộ phí, rồi cùng người con trai cả ra miền Bắc tìm em dâu. Khi đến nơi, Trung tâm xác nhận đúng là có bà Nguyễn Thị Ân từng được chăm sóc tại đây. Vậy nhưng trước đó 3 năm, bà Ân đã được chuyển vào một trung tâm ở tỉnh Khánh Hòa.

“Tôi tiếp tục đi Khánh Hòa theo giấy giới thiệu của trung tâm ở Phú Thọ. Vậy nhưng vào đến một trung tâm ở tỉnh Khánh Hòa thì không có ai tên đó cả. Do giấy tờ bị thất lạc và nhầm lẫn nên cô Ân đã được chuyển đi trung tâm khác. Mẹ con tôi buồn bã về nhà. Tìm không được cô Ân, có người cho là cô ấy đã hy sinh nhưng tôi luôn có một linh cảm cô ấy vẫn còn sống. Cũng nhờ đó mà mẹ con tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc bỏ cuộc”, bà Phán chia sẻ.

Những chuyến tìm kiếm thất bại không khiến bà Phán nản lòng. Năm nào bà cũng cố dành ra một khoản tiền, đi đến những trung tâm điều dưỡng và chăm sóc người có công trên cả nước. Vậy nhưng, tung tích bà Ân vẫn luôn là bí ẩn. Năm 2006, người con trai thứ hai của bà Phán là anh Nguyễn Nhị qua đời vì bệnh ung thư. Bà Phán buồn bã vì mất mát, vì tuổi già và nhiều người động viên nên mới làm giấy tờ để công nhận “liệt sỹ” cho bà Ân. Từ đó, mẹ con bà Phán mỗi năm làm đám giỗ cho bà Ân đến… hai lần. “Gia đình không có di ảnh nên đặt tấm Bằng Tổ quốc ghi công lên bàn thờ để thắp nhang. Giỗ thì làm chung với chồng tôi một ngày và ngày nữa vào dịp 27/7 hàng năm”, bà Phán nói. Khi nhận được tin em chồng còn sống, bà Phán mừng rơi nước mắt và đón em về đoàn tụ dưới một mái nhà.

H.Long- H.Châu/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tôi 'xao lòng' với nữ đồng nghiệp, bỗng tỉnh ngộ khi nghe vợ kể chuyện

Tôi 'xao lòng' với nữ đồng nghiệp, bỗng tỉnh ngộ khi nghe vợ kể chuyện

Chuyện vợ chồng - 3 giờ trước

Tôi nhìn vợ, không hiểu cô ấy nói vậy có ý gì, thấy hơi chột dạ. Chuyện ai đó đi ngược chiều gây tai nạn thì liên quan gì đến việc ngoại tình mà cô ấy lại chuyện nọ xọ chuyện kia.

Mẹ chồng gánh hậu quả khi làm khó con dâu

Mẹ chồng gánh hậu quả khi làm khó con dâu

Gia đình - 4 giờ trước

GĐXH - Rạn nứt giữa bố mẹ chồng và con dâu là lý do phổ biến nhất gây đổ vỡ cho gia đình lớn.

Tôi ngoại tình bỏ vợ, sau đó ân hận khi nghe mẹ đẻ tiết lộ điều này

Tôi ngoại tình bỏ vợ, sau đó ân hận khi nghe mẹ đẻ tiết lộ điều này

Chuyện vợ chồng - 5 giờ trước

Chạy vào bệnh viện, tôi thấy vợ cũ đang chăm sóc mẹ tôi từng chút một. Tự dưng nghĩ đến người vợ mới, tôi không khỏi nhói lòng.

Bị chồng bạo hành dã man, vợ gọi cho người yêu cũ để cầu cứu và cái kết bất ngờ gây xôn xao dư luận

Bị chồng bạo hành dã man, vợ gọi cho người yêu cũ để cầu cứu và cái kết bất ngờ gây xôn xao dư luận

Chuyện vợ chồng - 8 giờ trước

Câu chuyện của người phụ nữ ở Malaysia đang khiến dân mạng dậy sóng với những phản ứng trái chiều.

Top 5 cung hoàng đạo gặp nhiều may mắn nhất trong tình yêu, hạnh phúc năm 2024

Top 5 cung hoàng đạo gặp nhiều may mắn nhất trong tình yêu, hạnh phúc năm 2024

Gia đình - 11 giờ trước

GĐXH - Khi bánh xe vận mệnh quay tròn, năm 2024 sẽ mở ra một chương mới đầy sắc màu cho cuộc đời 5 cung hoàng đạo trong hành trình tìm kiếm tình yêu đích thực.

Bạn muốn con lớn lên thành công, lúc còn nhỏ nhất định phải dạy 10 điều cần thiết này

Bạn muốn con lớn lên thành công, lúc còn nhỏ nhất định phải dạy 10 điều cần thiết này

Nuôi dạy con - 14 giờ trước

GĐXH - Với những đứa trẻ, phát triển những kỹ năng và hành vi quan trọng trong kinh doanh sẽ giúp chúng tự làm chủ và thành công trong cuộc sống.

Làm con rể hiếu thảo 20 năm, tôi 'điếng người' khi biết được kế hoạch chia tài sản của bố vợ

Làm con rể hiếu thảo 20 năm, tôi 'điếng người' khi biết được kế hoạch chia tài sản của bố vợ

Chuyện vợ chồng - 14 giờ trước

Sau khi biết dự định của bố vợ, tôi hoài nghi liệu tôi có phải người thừa trong gia đình này?

3 chị em ruột giống nhau 'như sinh 3' cưới cùng ngày, vào lễ đường cùng giờ

3 chị em ruột giống nhau 'như sinh 3' cưới cùng ngày, vào lễ đường cùng giờ

Gia đình - 1 ngày trước

3 chị em Kiều Nhi, Tuyết Nhi và Hoàng Duyên ở Lâm Đồng thường bị nhận nhầm là "sinh 3", gây chú ý khi tổ chức đám cưới cùng ngày.

Cùng 70 tuổi nhưng hàng xóm được con trai đón về dưỡng già còn tôi vào viện dưỡng lão: Đời chẳng nói trước điều gì!

Cùng 70 tuổi nhưng hàng xóm được con trai đón về dưỡng già còn tôi vào viện dưỡng lão: Đời chẳng nói trước điều gì!

Gia đình - 1 ngày trước

Người đàn ông Trung Quốc này luôn so sánh bản thân với người bạn hàng xóm và hạnh phúc khi thấy mình hơn bạn. Tuy vậy mọi việc đảo lộn khi họ bước vào tuổi nghỉ hưu.

Nàng dâu chuyển giới chăm tặng vàng khiến mẹ chồng mê mệt, dẫn đi khoe khắp xóm, đáp lễ bằng chiếc SH

Nàng dâu chuyển giới chăm tặng vàng khiến mẹ chồng mê mệt, dẫn đi khoe khắp xóm, đáp lễ bằng chiếc SH

Gia đình - 1 ngày trước

Ngày về ra mắt, Mị đã khiến mẹ chồng tương lai đi từ bất ngờ này sang ngỡ ngàng khác vì giới tính "gái mà trai, trai mà gái" của mình.

Top