Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cách báo hiếu khi không thể về quê ăn Tết

Thứ năm, 19:00 01/02/2018 | Gia đình

GiadinhNet - Không ít người vì lý do nào đó mà không thể về quê ăn Tết để thắp nén hương và dâng mâm cơm cúng gia tiên nên lòng day dứt, đau khổ khôn nguôi. Tuy nhiên, theo thiền sư Thích Nhất Hạnh, bằng cách thực tập 5 lễ thì những người con xa quê có thể thấy được tổ tiên ông bà đang có mặt ngay trong chính cơ thể, thân tâm mình. Đó là sự quay về nương tựa nguồn cội vào bất cứ lúc nào trong mỗi bước chân đi.


Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nhiều người sợ Tết vì tập tục báo hiếu 4 ngày cúng gia tiên

Thực tế theo phản ánh của các bà nội trợ hiện nay thì ngày Tết thay vì được nghỉ ngơi để mọi thành viên trong gia đình được gần gũi quan tâm đến nhau thì nhiều gia đình lại chìm trong công việc để chuẩn bị mâm cỗ và cúng bái. Nhiều chuyên gia cũng đã từng có ý kiến là Tết Nguyên đán nặng về cúng bái nên đã khiến cho nhiều người cảm thấy mệt mỏi, cảm thấy sợ Tết thay vì chờ đón một cái tết “vui như Tết”.

Việc cúng gia tiên trong 4 ngày Tết là một tín ngưỡng dân gian để thể hiện đạo hiếu của con cháu với ông bà tổ tiên - những người đã mất. Mâm cơm cúng tổ tiên ngày Tết được tổ chức nấu nướng và bày biện khá công phu. Tuỳ theo hoàn cảnh kinh tế của mỗi gia đình mà các mâm cỗ cúng lớn nhỏ khác nhau, nhưng tựu chung đầy đủ 4 món cơ bản là: Bánh chưng, thịt lợn, dưa hành và cơm tẻ. Chiều 30 Tết có lễ cúng tất niên, tức là cúng trình với ông bà, tổ tiên năm cũ đã hết. Đêm 30 cúng Giao thừa, thời điểm chuyển tiếp năm cũ sang năm mới. Sáng mùng 1 Tết là cúng Nguyên Đán, nghĩa là cúng sáng sớm của một ngày đầu năm. Chiều mùng 1 Tết cúng Tịch điện, tức là cúng cơm chiều. Ngày mùng 2 Tết có 2 lễ cúng, buổi sáng cúng mời tổ tiên gọi là Chiêu điện, buổi chiều cúng Tịch điện. Ngày mùng 3 là ngày cuối của tết, nên cúng tạ ông vải... Cúng gia tiên vì thế là để thể hiện sự hiếu thảo và tình thương yêu của con cháu đối với người quá cố. Chính vì phong tục này mà nhiều người đi làm ăn xa, dù đã lập gia đình ở phương xa nhưng mỗi khi Tết đến xuân về, họ vẫn phải cố gắng sắp xếp để về quê ăn Tết, để thắp nén nhang lên bàn thờ tổ tiên. Những ai vì điều kiện kinh tế eo hẹp không thể về được thì bị hàng xóm chê cười và bản thân họ cũng day dứt áy náy vì mình là một người con bất hiếu với tổ tiên với dòng họ.

Nỗi khổ của những người con sống xa quê vì lý do nào đó mà không thể về quê ăn Tết được là có thật và khá phổ biến. Như bài viết “Cạn tiền vì năm nào cũng về quê ăn Tết” mà chúng tôi đã phản ánh trong số báo trước đã phản ánh rất rõ về tình trạng đó. Về quê để thắp được nén nhang cho ông bà tổ tiên, để làm được mâm cơm cúng gia tiên thì có bao nhiêu tiền tích cóp suốt trong cả năm đều ra đi bằng hết.

Vậy có cách gì để những người làm ăn và sinh sống xa quê hương có thể báo hiếu được với ông bà tổ tiên?

Phương pháp quay về nương tựa nguồn cội

Trong cuốn sách Trái tim của Bụt của thiền sư Thích Nhất Hạnh có một chương nói về việc chuyển hóa tập khí nhưng lại rất có ích cho hiện trạng mà những người con xa quê gặp phải. Cụ thể, ở phần “Thực tập 5 lễ” trong chương “Chuyển hóa tập khí”, thiền sư Thích Nhất Hạnh viết: “Chúng ta đã đi khỏi Việt Nam bao nhiêu năm, có thể nhớ nhà hoặc muốn trở về và nghĩ rằng trong mấy tháng nữa, trong vài ngày nữa là ta về tới đất nước. Trong phương pháp tu tập này, chúng ta không cần đợi đến khi bước từ máy bay xuống đất mới là trở về, chúng ta hãy trở về ngay từ bây giờ. Mỗi bước chân là một sự trở về. Quê hương nằm trong lòng chúng ta. Tổ tiên, sông núi đều nằm ở trong lòng chúng ta. Chúng ta đang làm gì? Chúng ta đang làm cái này để làm gì? Đặt câu hỏi, tự nhiên chúng ta về quê hương ngay lập tức. Quê hương là nơi ta gặp được an lạc, tỉnh thức, gặp được Bụt, Pháp, Tăng và gặp được tất cả tổ tiên. Các thế hệ tổ tiên vẫn còn sống sinh động ở trong cơ thể và tâm hồn chúng ta. Đó là sự thực tập quay về và nương tựa vào cội nguồn gốc rễ. Quý vị đã học và thực tập năm lễ. Những lễ này có mục đích đưa ta trở về quê hương, đưa ta về tiếp xúc với những gì đẹp nhất, thân yêu, gần gũi nhất của ta. Tổ quốc, quê hương, văn hóa, gia đình, dòng dõi huyết thống, v.v... khi lễ xuống chúng ta có thể tiếp xúc với tất cả. Chúng ta lạy xuống, trán chạm vào đất, theo lối ngũ thể đầu địa, tức là năm vóc gieo xuống đất. Năm vóc tức là hai tay, hai chân và trán của mình. Quý vị hãy tưởng tượng một đợt sóng đang cúi xuống tiếp xúc với nước, tức là bản chất của sóng. Chúng ta cũng vậy. Bụt, Pháp, Tăng, đất nước, quê hương, tổ tiên, dòng họ, khi lạy xuống chúng ta phải tiếp xúc được với tất cả quê hương đó”.

Và lễ thứ nhất chính là lễ kính lạy liệt vị tiền nhân, dòng họ tổ tiên, gia đình huyết thống, hai bên nội ngoại. Lễ thứ nhất này vì thế rất có ý nghĩa và cần thiết đối với những người muốn lễ, muốn báo hiếu tổ tiên trong điều kiện hoàn cảnh sống xa quê hương như vào dịp Tết chẳng hạn. Theo thiền sư Thích Nhất Hạnh, trong lễ thứ nhất này, trong tư thế ngũ thể đầu địa, ta có thể bắt đầu thực tập quán chiếu và tiếp xúc như sau: Con thấy cha của con, con thấy mẹ của con mà xương thịt và sự sống đang có mặt và lưu nhuận trong từng tế bào và mạch máu của con. Qua cha con, qua mẹ con, con tiếp xúc được ông bà của con, bên nội cũng như bên ngoại, đã và đang đi vào con với tất cả mọi năng lượng, mọi trông chờ, mọi ước mơ, cũng như tất cả trí tuệ và kinh nghiệm của tổ tiên trải qua bao nhiêu thế hệ. Con mang trong con sự sống, dòng máu, kinh nghiệm, tuệ giác, hạnh phúc và khổ đau của các thế hệ tổ tiên trong con... Con có gốc rễ nơi cha, nơi mẹ, nơi ông, nơi bà, nơi tổ tiên. Con chỉ là sự nối tiếp của tổ tiên và dòng họ con. Xin cha mẹ, xin ông, xin bà, xin tổ tiên hỗ trợ cho con, che chở cho con, truyền thêm năng lượng cho con. Con biết rằng con cháu ở đâu thì tổ tiên ở đó. Con biết cha mẹ nào, ông bà nào cũng thương yêu và đùm bọc độ trì cho con cháu dù khi sinh tiền có lúc gặp phải khó khăn hay rủi ro mà không bộc lộ được niềm thương yêu và sự đùm bọc đó... Con là sự nối tiếp của liệt vị, con cúi rạp mình xuống để đón nhận năng lượng của dòng họ và tổ tiên của gia đình huyết thống của con.

Chúng ta lạy xuống để tiếp xúc với tổ tiên, với đất nước, với cội nguồn của chúng ta. Tất cả đang có mặt ở trong chúng ta. Chúng ta không phải đi tìm xa. Chúng ta không cần lên máy bay, đi mấy chục giờ mới về tới quê hương. Chúng ta chỉ cần bước một bước, chúng ta chỉ cần lạy xuống một lễ là chúng ta quán chiếu được tất cả. Nếu không thì ta có thể sẽ trở thành một đứa con đi hoang, một lãng tử, một cô hồn không nơi nương tựa. Khi ta cảm thấy gốc rễ của tổ tiên, dòng họ và đất nước vẫn còn bám sâu trong ta thì ta sẽ mạnh mẽ và sẽ vững chãi hơn...

Ngân Khánh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tôi can đảm ly hôn ở tuổi 60

Tôi can đảm ly hôn ở tuổi 60

Chuyện vợ chồng - 3 giờ trước

Ở tuổi 60, tôi phải nhờ con tìm hiểu thủ tục ly hôn trước sự ngỡ ngàng của chồng, bố mẹ hai bên và những người họ hàng, quen biết.

'Tình cũ không rủ cũng tới', đây là 5 cung hoàng đạo rất dễ quay lại với người yêu cũ

'Tình cũ không rủ cũng tới', đây là 5 cung hoàng đạo rất dễ quay lại với người yêu cũ

Gia đình - 6 giờ trước

GĐXH - Nếu có cơ hội, những cung hoàng đạo sau đây sẵn sàng 'nối lại tình xưa' với người yêu cũ...

Tôi vụn vỡ khi vô tình tìm thấy ảnh lạ trong máy tính của chồng

Tôi vụn vỡ khi vô tình tìm thấy ảnh lạ trong máy tính của chồng

Chuyện vợ chồng - 9 giờ trước

Tôi đã tìm thấy hàng trăm hình ảnh bí mật được lưu trong máy tính của chồng, hóa ra chồng tôi thích như vậy. Sự tự tin của tôi trước anh liền vụn vỡ.

Khi mẹ chồng khiến con dâu 'phát điên'

Khi mẹ chồng khiến con dâu 'phát điên'

Gia đình - 10 giờ trước

GĐXH - Dù ở nền văn hóa nào thì mẹ chồng nàng dâu vẫn là mối quan hệ rất nhạy cảm và có nhiều mâu thuẫn...

Khoa học chứng minh, hôn nhân càng hạnh phúc ngoại hình của vợ và chồng càng giống nhau

Khoa học chứng minh, hôn nhân càng hạnh phúc ngoại hình của vợ và chồng càng giống nhau

Chuyện vợ chồng - 22 giờ trước

Nghiên cứu đã chỉ ra hôn nhân càng hạnh phúc thì vợ và chồng càng giống nhau.

Vợ tôi đòi trả công 15 triệu đồng/tháng để chăm sóc mẹ chồng liệt giường

Vợ tôi đòi trả công 15 triệu đồng/tháng để chăm sóc mẹ chồng liệt giường

Chuyện vợ chồng - 23 giờ trước

GĐXH - Mẹ tôi khóc vì nghĩ con dâu trưởng đã không ra gì, con dâu thứ cũng đối xử với bố mẹ chồng tệ bạc nốt. Tuy nhiên, ông bà vẫn đồng ý với đề nghị của vợ tôi.

Thái độ của mẹ chồng khi thấy con dâu rửa tôm bằng máy giặt

Thái độ của mẹ chồng khi thấy con dâu rửa tôm bằng máy giặt

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Con dâu nói từng xem người ta rửa tôm hùm bằng máy giặt trên TV. Nói xong, người con dâu đổ cả 5 kg tôm vào máy giặt, rắc thêm ít muối, rượu rồi bật chế độ giặt trong 30 phút.

Cho bạn thân ở nhờ lúc khó khăn, người phụ nữ bàng hoàng khi nghe cô bạn thú nhận với chồng mình

Cho bạn thân ở nhờ lúc khó khăn, người phụ nữ bàng hoàng khi nghe cô bạn thú nhận với chồng mình

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Người phụ nữ tốt bụng nên đã cho người bạn gái bị chồng bạo hành ở nhờ nhà mình. Tuy nhiên, nhiều cư dân mạng cho rằng đây là một quyết định sai lầm của cô.

Một sở thích của con trai giống nhiều tỷ phú như Bill Gates, Warren Buffett, Mark Zuckerberg... tiết lộ cách nuôi dạy con đáng học hỏi của Tăng Thanh Hà

Một sở thích của con trai giống nhiều tỷ phú như Bill Gates, Warren Buffett, Mark Zuckerberg... tiết lộ cách nuôi dạy con đáng học hỏi của Tăng Thanh Hà

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

GĐXH - Không chỉ hai bé đầu Richard và Chloe, ngay cả cậu con trai út Mason cũng được vợ chồng nữ diễn viên Tăng Thanh Hà rèn một thói quen tốt ngay từ bé.

Top