Hà Nội
23°C / 22-25°C

Gây mê hồi sức ngoại: Một trận chiến thầm lặng

Khi bước vào khu Hồi sức ngoại, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận, tôi lại có cảm giác như đang ở một thế giới khác, thế giới chứa đựng sự mong manh giữa cái sống và cái chết chực chờ.

Chạm vào mắt bạn là hình ảnh những khuôn mặt đầy lo âu của người nhà bệnh nhân đang đứng chờ thắc thỏm. Họ đứng đây chỉ với vài giờ, vài ngày hoặc cũng có thể là vài tuần, thậm chí vài tháng. Có người ngả lưng vào chiếc ghế đá bên cạnh tranh thủ chợp mắt, có người bưng mặt khóc khi mới nghe bác sỹ giải thích về khả năng tiên lượng xấu về sức khỏe của người thân mình. Ai cũng ngóng đợi tiếng loa báo tin về người nhà của mình đang phó thác sinh mệnh cho các thầy thuốc ở trong đó.
 
Gây mê hồi sức ngoại: Một trận chiến thầm lặng 1
 
Nếu đến Phòng Hồi sức ngoại lần đầu chắc hẳn bạn sẽ có cảm giác “choáng” bởi bầu không khí ở đây. Bạn có thể bị giật mình vì tiếng ú ớ mê sảng của một bệnh nhân bị chấn thương sọ não. Anh ấy được phẫu thuật lấy khối máu tụ vào tuần trước nhưng vẫn trong tình trạng hôn mê sâu. Bạn cũng có thể không cầm được nước mắt khi nhìn thấy một em bé khoảng 3-4 tuổi đang nằm rên rỉ vì đau đớn do bỏng nặng bị băng kín toàn thân. Nằm sát phòng bên là Gây mê hồi sức ngoại: Một trận tuyến thầm lặng một bệnh nhân lớn tuổi bị suy đa phủ tạng sau viêm phúc mạc mới được phẫu thuật đang phải thở máy và lọc máu liên tục… Đưa mắt nhìn thoáng qua một lượt, có cỡ khoảng 20 giường, tất cả không còn giường trống. Các giường bệnh bị bao phủ chằng chịt bởi dây nhợ, các máy móc thiết bị, nào là máy thở, máy theo dõi monitoring, máy truyền dịch… Những bệnh nhân nằm đây phần lớn là bệnh rất nặng, chủ yếu là bị chấn thương sọ não, đa chấn thương hay những người già thực hiện các ca đại phẫu. Các thầy thuốc của Khoa luôn làm việc hết công suất vì không những do tình trạng quá tải mà còn bởi các đối tượng bệnh nhân nặng luôn đòi hỏi chăm sóc cấp I, nghĩa là phải theo dõi liên tục tim mạch, nhịp thở, tri giác, sự hoạt động đúng chế độ của các thiết bị hồi sức… còn đảm trách cả phần ăn uống, xoay trở, xoa bóp, đấm lưng để bảo đảm thông khí, cũng như đại tiểu tiện cho bệnh nhân. Không thể kể hết những nhọc nhằn mà họ luôn phải gánh vác. Những chiếc áo trắng luôn đẫm mồ hôi: hết hút đàm rồi lại cho ăn uống qua ống thông dạ dày, hết thay băng, rửa vết thương lại đến thay thông tiểu… Vậy mà mấy ai hiểu hết những khó khăn vất vả của họ. Nếu bạn có người nhà cần phẫu thuật, người đầu tiên bạn nhớ đến và quan tâm là bác sỹ phẫu thuật chứ ít khi hỏi hôm đó ai phụ trách gây mê? Thế nhưng người gây mê đóng góp rất lớn cho sự thành công của cuộc mổ, là chỗ dựa vững chắc cho những người cầm dao, kéo và góp phần rất lớn trong việc thành công sau phẫu thuật.

Về khu phẫu thuật, Trưởng khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức Phạm Xuân Tấn - người có kinh nghiệm trong công tác gây mê hơn 20 năm, cho chúng tôi biết: khu phòng mổ được xây dựng 5 phòng, trung bình mỗi ngày tiếp nhận từ 20-25 lượt phẫu thuật. Một ca mổ gồm có 1 phẫu thuật viên, 2 phụ mổ, 1 gây mê chính, 1 gây mê phụ, 1 dụng cụ, 1 vòng ngoài. Với 45 nhân viên, trong đó chỉ có 2 cử nhân còn lại kỹ thuật viên và điều dưỡng, thử nhẩm tính, ta cũng có thể hình dung được số lượng công việc to lớn mà họ phải đảm trách. Trong điều kiện nhân lực hạn chế, để đảm bảo yêu cầu chuyên môn, Ban Chủ nhiệm khoa phải bố trí hợp lý và sắp xếp lịch mổ khoa học, không để tồn đọng các trường hợp mổ chương trình và đặc biệt là phải tổ chức mổ cấp cứu kịp thời. Khó khăn vất vả là thế nhưng thành tích của họ thật đáng nể phục. Năm 2012, Khoa đã thực hiện được trên

7.000 ca mổ, không để xảy ra tai biến hay biến chứng. Nhiều năm liền Khoa đạt tập thể lao động xuất sắc.

Chia tay Khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức, tôi thầm cảm ơn trời đất đã cho mình một thân thể khỏe mạnh để được đứng ở đây, dưới nắng vàng rực rỡ, hít thở khí trời tự do phóng khoáng và không quên chúc ho- những thầy thuốc tận tâm, những chiến sỹ thầm lặng có đủ sức khỏe và nghị lực để giành lại sự sống cho bệnh nhân từ lưỡi hái tử thần. Và cũng rất mong Bệnh viện, các cấp lãnh đạo quan tâm tạo điều kiện và nhất là bệnh nhân và người nhà bệnh nhân hãy tích cực chia sẻ với họ sự gian lao trong trong công việc để họ có thêm nguồn động lực, góp sức đem lại thành công trong điều trị bệnh.
 
Theo Đinh Phê
Trung tâm Truyền thông GDSK Ninh Thuận
lehuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Y tế - 43 phút trước

GĐXH - PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh: "Việc làm của điều dưỡng Hạ rất có trách nhiệm. Tôi xúc động, tự hào khi nghe tin cán bộ của mình làm việc hết sức ý nghĩa, hiệu quả và thành công cấp cứu du khách nước ngoài ở bên ngoài bệnh viện."

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Y tế - 50 phút trước

GĐXH - Từ đầu năm 2024 đến nay đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc trong đó có 12 trường hợp sởi xác định tại phòng thí nghiệm của 4 tỉnh.

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH - Ngày 28/3, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho hay, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận bé gái 7 tuổi (ở huyện Đan Phượng) mắc rubella. Trước đó, bé gái đã được tiêm chủng 2 mũi vaccine phòng bệnh này.

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Y tế - 6 giờ trước

"Khi ép tim lần đầu tiên tôi còn hô lên "Anh em ơi! cấp cứu!", bởi ở bệnh viện, chúng tôi thường hô lên như vậy khi có một ca bệnh cần cấp cứu".

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Y tế - 20 giờ trước

Sau khi ăn bán trú, hàng chục học sinh trường Tiểu học Quang Hanh (Quảng Ninh) đau bụng, buồn nôn phải nhập viện theo dõi.

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH - "Nhưng giờ nghĩ lại, đó có thể là sự sắp đặt, là nhân duyên để mình gặp bệnh nhân và cứu người bệnh. Vì máy bay delay nên bọn em mới quyết định đi ăn ở nhà hàng đó và gặp chú", chị Hạ nói.

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Trước thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe', Bộ Y tế đã lên tiếng liên quan đến vấn đề này.

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Giây phút nhìn thấy người đàn ông đi loạng choạng, khó thở, cô đã ngay lập tức chạy đến kiểm tra, tri hô nhân viên nhà hàng gọi cấp cứu 115 hỗ trợ, đồng thời tiến hành cấp cứu ép tim ngoài lồng ngực cho bệnh nhân.

Việt Nam xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao, Thủ tướng ký công điện tăng cường phòng chống bệnh

Việt Nam xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao, Thủ tướng ký công điện tăng cường phòng chống bệnh

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Theo báo cáo bệnh lao toàn cầu năm 2023 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam là nước có gánh nặng bệnh lao cao.

Tăng cường khám, chữa bệnh miễn phí, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tăng cường khám, chữa bệnh miễn phí, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Hiện nay, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, đặc thù đối với đồng bào dân tộc thiểu số và chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em còn gặp nhiều khó khăn, thử thách.

Top