Hà Nội
23°C / 22-25°C

Gặp nhau hàng ngày mà không biết là anh em

Thứ bảy, 07:22 20/04/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Cuộc đoàn tụ trùng phùng hiếm có ấy đã khiến những giọt nước mắt buồn vui, tủi hờn lăn dài trên khóe mắt…

Gặp nhau hàng ngày mà không biết là anh em 1

Vợ chồng Ksor Lim vui mừng khi gặp những người thân trong gia đình tại buổi ăn mừng đoàn tụ tại nhà ông Ân.

Gần 40 năm mất liên lạc, tưởng như người con trai đã vĩnh viễn nằm dưới nấm mồ cỏ phủ rêu xanh trong thời loạn chiến, thế nhưng khi Lê Văn Sướng trở về đoàn tụ cùng gia đình, ai nấy đều ngỡ ngàng, bởi trên bàn thờ, di ảnh của Sướng vẫn còn đó như vết thương đã thành sẹo nhưng vẫn sưng tấy mỗi khi trái gió trở trời. Cuộc đoàn tụ trùng phùng hiếm có ấy đã khiến những giọt nước mắt buồn vui, tủi hờn lăn dài trên khóe mắt…

Tìm lại được gia đình nhờ… cây mít

Thông qua Báo Gia đình & Xã hội Cuối tuần, gia đình ông Lê Văn Ân xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” của Đài truyền hình Việt Nam. Mặc dù chương trình không trực tiếp kết nối được nhưng nhờ chương trình đã giúp ông Sướng đi tìm người thân, được lên truyền hình và nhờ đó mà gia đình ông Ân đã tìm thấy người thân đã thất lạc bao nhiều năm nay.

Lúc này trong vòng tay vỗ về mừng vui của người thân, Lê Văn Sướng (SN 1966, “tự Tèo”) vẫn không thể tin sau bao năm tháng tưởng như sẽ chìm vào quên lãng, anh em lại có dịp được ngồi chung cùng với gia đình dưới một mái nhà. Sướng bảo ngày ấy, thời điểm chuẩn bị giải phóng tỉnh Gia Lai (17/3/1975), đã cùng với bố mẹ và 8 anh chị em theo đoàn người chạy loạn từ thị xã Pleiku (nay là TP.Pleiku, Gia Lai) về huyện Phú Bổn (nay là huyện Ayun Pa). Trên đường đi, Sướng chẳng may bị thất lạc. Cảnh tượng chạy loạn, dòng người chen chúc, Sướng khóc thét vì bỗng chốc trở thành đứa trẻ “mồ côi”. Năm ấy,  Sướng vừa tròn 9 tuổi và đang học lớp 3.  Ngay khi phát hiện Sướng bị thất lạc, bố mẹ và các anh chị em của Sướng hốt hoảng chia nhau đi tìm ròng rã 7 ngày trời ở khắp các con suối, trong rừng sâu và trên núi tại 2 huyện Phú Bổn, Krông Pa nhưng không thấy. Bất lực, tất cả người thân đành phải đau đớn gạt nước mắt tạm quên đi nỗi đau vừa đến để lo ổn định cuộc sống qua ngày.

Tuy nhiên, nỗi đau đáu về đứa con trai kém phận thất lạc trong thời loạn vẫn khiến bố mẹ Sướng không nguôi nhớ thương. Họ vẫn tin, Sướng còn sống và mong mỏi hướng đôi mắt tìm về mình. Bố mẹ và các anh chị em của Sướng quyết định đi một số tỉnh lân cận Gia Lai tìm kiếm, hỏi thăm thông tin về Sướng nhưng một lần nữa toàn bộ dấu tích đều rơi vào im lặng. Đến lúc ấy, cả gia đình không còn điểm tựa niềm tin, nên 2 năm sau bố của Sướng qua đời. Khi làm ma chay và thờ cúng cho bố, ông Lê Văn Ân (là anh cả) đã bàn với mấy anh chị em trong gia đình thống nhất lấy ngày giỗ bố làm ngày giỗ cho em trai luôn. Có một điều mà cả gia đình ông Ân cũng như người thân không hề biết, là khi bị thất lạc, Sướng may mắn được một người đồng bào dân tộc Jarai là ông Ksor Ơbưng (trú làng Líp, xã Chư Drăng, huyện Krông Pa), đem về nhà nuôi, đặt tên theo họ đồng bào cho Sướng là Ksor Lim. Ông Ơbưng có vợ và 2 con gái nhưng không có con trai nên đã xem Lim như đứa con ruột thịt của mình.

Mãi đến tháng 6/2012, một số anh chị em của ông Sướng tình cờ xem chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” của Đài truyền hình Việt Nam, phát hiện thấy một người đàn ông người đồng bào dân tộc tên Ksor Lim đang được một người đàn ông ở huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) đến nhận là người thân nhưng không phải. Sau khi xem xong, với rất nhiều thắc mắc và hy vọng, chị Lê Thị Loan (em kế của ông Sướng) đã gặp vợ chồng ông Ân và mấy anh em trong gia đình cùng nhau ngồi xem lại chương trình qua internet. Trong lúc xem, ông Ân và mấy anh chị em đã nhận dạng những điểm giống nhau của Ksor Lim và đem so sánh với Lê Văn Sướng, thấy có nhiều điểm khá giống nhau. Ông Ân và gia đình rất vui mừng và phấn khởi nhưng chỉ thắc mắc mỗi một điều, đó là em trai họ là người Kinh, tên theo phong tục người Kinh nhưng Ksor Lim lại là người đồng bào và tên dân tộc ít người?. Dẫu vậy, sau đó mấy ngày, ông Ân và gia đình vẫn thống nhất sắp xếp công việc đi từ TP.Pleiku xuống huyện Ayun Pa (khoảng 100 km), để gặp Ksor Lim kiểm chứng thực hư. Khi đi nhận Ksor Lim, họ đã mang di ảnh của bố mẹ và một người anh thứ ba của Sướng.

Nhận được thông tin có người thân từ TP.Pleiku về nhận anh em, Lim đồng ý và rất vui vẻ ở nhà chờ chứ không đi làm như những lần trước (trước đó, đã từng có rất nhiều người đến nhưng Lim không nhận), vì Lim không nhớ một chút gì về quá khứ. Khi gặp Lim ở nhà sàn, sau khi chào hỏi nhau, ông Ân mang di ảnh của bố mẹ và em trai thứ ba, rồi hỏi Lim: Biết ai đây không? Nhớ gì về bố mẹ không? Trong mấy anh chị em ở đây có còn nhớ ai không? Có nhớ gì nhà cửa hồi xưa không? …Tất cả các câu hỏi của mấy anh chị em đều được Lim trả lời “không” một cách dứt khoát. Sau đó thì Lim cùng với gia đình đãi ông Ân và mọi người bằng bữa cơm thân mật. Trước lúc chia tay ra về, vợ chồng ông Ân có để lại số điện thoại với hy vọng một ngày nào đó Lim sẽ nhớ ra quá khứ và sẽ liên lạc lại

Bất ngờ 2 ngày sau, ông Ân nhận được điện thoại của Lim nói rằng: “Em nhớ ra rồi! Nhà mình ngày xưa ở phía sau có một cây mít to, và ở phía trước nhà cũng có một cái cây gì đó to, mát lắm. Nhà mình có sân trước rộng được trám bằng xi măng, em thường được mẹ ru nằm trên võng ngủ trước sân mỗi buổi trưa hè…”. Nghe như vậy, tim ông Ân đập thình thịch như muốn vỡ ra, và bàn tay thì run rẩy, rồi ông mừng rỡ reo to lên một tiếng: “Đúng rồi, cái cây to phía trước nhà mà em nói đó cũng là cây mít luôn”. Ngay lập tức, ông báo tin vui cho cả gia đình và họ lại tiếp tục về lại nhà sàn của Lim với niềm vui sướng và hạnh phúc được dồn nén trong mấy chục năm qua.
 
Gặp nhau hàng ngày mà không biết là anh em 2

Gặp nhau hàng ngày mà không biết anh em

Tại buổi đoàn tụ ở buôn Líp, ba nuôi của Lim, ông Ksor Ơbưng vui mừng kể: “Khi nhặt được nó (Sướng) trong rừng, trên cổ nó có đeo một cái dây, mình đã bứt ra và vứt đi. Tối hôm đó về nhà, nó khóc thét suốt đêm không ăn uống gì cả. Mãi đến mấy tuần liền sau đó, mình đi chăn bò cõng nó theo trên vai mà nó vẫn khóc như vậy. Vì không chịu ăn uống gì, cũng không chịu nói gì, nó ốm tong teo, chữa trị kiểu gì cũng không bớt. Sau đó mình cõng nó đến Bệnh viện huyện Krông Pa chữa trị lâu lắm mới khỏi. Sau khi chữa khỏi bệnh, Lim đi học được một thời gian ngắn rồi không chịu đi học nữa mà nói rằng, nhớ con bò quá về chăn bò thôi chứ không thích đi học nữa. Đến năm 18 tuổi, thì Lim cưới vợ là người đồng bào dân tộc.

Bây giờ đi trên con đường láng xi măng còn mới cùng gia đình, Lim chỉ tay và nói trong sự vui mừng tột độ của các anh chị em: “Ngày xưa đây là con đường đất nè, nhà đây là nhà của thằng bạn em hồi nhỏ nhưng giờ em không còn nhớ tên”. Rồi Lim chỉ vào một ngôi nhà khang trang được xây gần ngôi nhà cũ của bố mẹ và nói: “Trước kia đây là mảnh đất trống, kế mảnh đất trống này chỉ mới có một căn nhà ván, vậy mà bây giờ nhiều ngôi nhà được xây lên khang trang và đẹp quá!”.  Bằng nhiều chi tiết mà Lim đã nhận ra, cả gia đình không còn hồ nghi gì về người em ruột thịt của mình nữa mà khẳng định Lim chính là Lê Văn Sướng, người em ruột thịt của họ thất lạc trước ngày giải phóng.

Có một điều làm mọi người vô cùng ngạc nhiên, đó là Sướng có một cô em gái út tên là Lê Thị Hồng (SN 1977, sinh sau khi Sướng thất lạc 2 năm), dạy học ở Trường THCS Chư Gu (huyện Krông Pa). Hồng lại có một đứa con gái học tại một trường tiểu học trước xưởng mộc mà Sướng làm ở đó. Hằng ngày, ông Sướng làm việc tại đây và có gặp Hồng nói chuyện nhưng cả hai không hề hay biết họ là anh em ruột thịt với nhau. Hồng chính là bạn thân của vợ chủ xưởng mộc nơi Sướng làm. Mỗi ngày đưa đón con đi học, Hồng đều ghé vào xưởng mộc chơi nói chuyện với vợ chồng xưởng mộc và Sướng. Thế nhưng, sợi dây vô hình tình cảm ấy như trêu ngươi số phận của đứa con kém phận không may bị thất lạc. Để rồi, mãi bao nhiêu năm tìm kiếm mỏi mòn, bao nhiêu tháng ngày đau đáu tương thân, họ mới có thể được trở về đoàn viên trong một mái ấm gia đình của chính mình.
 
Gặp nhau hàng ngày mà không biết là anh em 3

Vợ chồng ông Ân vui vẻ kể lại câu chuyện tìm được em trai cho PV nghe.

Nguyễn Tâm

thanhhuongthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sắp tới, người dân có thể phải chịu mức phạt tiền cực nặng nếu thực hiện những hành vi này đối với đất đai

Sắp tới, người dân có thể phải chịu mức phạt tiền cực nặng nếu thực hiện những hành vi này đối với đất đai

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Theo dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến thì cá nhân, tổ chức có thể sẽ phải chịu mức phạt tiền cực nặng nếu thực hiện một số hành vi như lấn, chiếm đất, hủy hoại đất.

'Bà trùm' lừa đảo hơn 800 tỷ đồng bỏ trốn khi đang điều trị tâm thần

'Bà trùm' lừa đảo hơn 800 tỷ đồng bỏ trốn khi đang điều trị tâm thần

Pháp luật - 8 giờ trước

Trong thời gian chữa bệnh bắt buộc tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa, "trùm" lừa đảo Trần Thị Mỹ Hiền đã bỏ trốn.

Đề xuất miễn, giảm lệ phí cho công dân thay đổi thông tin, giấy tờ tùy thân sau sáp nhập xã, phường ở Hà Nội

Đề xuất miễn, giảm lệ phí cho công dân thay đổi thông tin, giấy tờ tùy thân sau sáp nhập xã, phường ở Hà Nội

Thời sự - 8 giờ trước

GĐXH - Đến nay, 26 quận, huyện có phường, xã phải sắp xếp trong giai đoạn 2023-2025 đã hoàn thành việc lấy ý kiến cử tri và thống nhất phương án sáp nhập. Trong đó, nhiều địa phương cũng đã đề xuất những giải pháp nhằm hỗ trợ về chi phí, miễn lệ phí cho công dân thay đổi giấy tờ tùy thân, thủ tục hành chính... sau sáp nhập.

Hé lộ ký hiệu nhỏ được thêm trên vai áo lực lượng CSCĐ nhưng có thể cứu sống sinh mạng nhiều chiến sĩ

Hé lộ ký hiệu nhỏ được thêm trên vai áo lực lượng CSCĐ nhưng có thể cứu sống sinh mạng nhiều chiến sĩ

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Cùng với biểu tượng quốc kỳ Việt Nam, miếng dán có ký hiệu khác nhau trên vai áo lực lượng cảnh sát cơ động trong buổi diễu binh, diễu hành nhân 50 năm ngày Truyền thống Lực lượng Cảnh sát cơ động thu hút sự chú ý của nhiều người.

Chi tiết 16 điểm bắn pháo hoa ở TP HCM dịp lễ 30-4

Chi tiết 16 điểm bắn pháo hoa ở TP HCM dịp lễ 30-4

Đời sống - 9 giờ trước

16 điểm bắn pháo hoa gồm 10 điểm dọc tuyến sông Sài Gòn (1 điểm tầm cao và 9 điểm tầm thấp) và 6 điểm tại các quận, huyện.

Vi phạm PCCC, nhà sách Tiến Thọ vẫn mở cửa hoạt động, coi thường tính mạng người dân, bất chấp chỉ đạo của cơ quan chức năng

Vi phạm PCCC, nhà sách Tiến Thọ vẫn mở cửa hoạt động, coi thường tính mạng người dân, bất chấp chỉ đạo của cơ quan chức năng

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Nhà sách Tiến Thọ tại phường Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn tiếp tục mở cửa hoạt động, không tuân thủ văn bản chỉ đạo của cơ quan chức năng.

Vụ giết người trong rừng sâu và hành trình hơn 600 ngày truy lùng hung thủ (P1): Lẩn trốn sau tội ác

Vụ giết người trong rừng sâu và hành trình hơn 600 ngày truy lùng hung thủ (P1): Lẩn trốn sau tội ác

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Ngày 15/5/2022, tại sâu trong khu vực rừng quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) xảy ra vụ án mạng nghiêm trọng. Một nhân viên bảo vệ rừng đã bị một người quen dùng dao đâm tử vong. Phải mất tới gần 2 năm truy đuổi, công an mới tìm ra manh mối về tên giết người "máu lạnh" này.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 16/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 16/4/2024

Xã hội - 10 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Ba ngày 16/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Bắt em trai của kẻ từng bị tuyên án tử hình vì giết người, cướp tài sản

Bắt em trai của kẻ từng bị tuyên án tử hình vì giết người, cướp tài sản

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Dù anh trai đã bị tuyên án tử hình vì sát hại một lái xe ôm công nghệ để cướp, nhưng Tuân vẫn không sợ mà tiếp tục “nối gót” anh.

Thanh Hóa: Trường xuống cấp, thầy và trò vừa học vừa lo

Thanh Hóa: Trường xuống cấp, thầy và trò vừa học vừa lo

Giáo dục - 12 giờ trước

GĐXH - Sau hơn 20 năm sử dụng, Trường THCS Thiệu Công, xã Thiệu Công, huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) xuống cấp nghiêm trọng khiến nhiều học sinh phải học tập trong căn phòng tạm ẩm thấp, không đảm bảo an toàn.

Top