Hà Nội
23°C / 22-25°C

Gặp lại tác giả “giao diện mềm” chống ùn tắc

Thứ sáu, 03:00 09/08/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Hà Nội vẫn chưa có tổng kết về giải pháp phân làn, phân luồng thực hiện gần 3 năm qua và phương án nắn dòng phương tiện tại các điểm giao cắt.

Gặp lại tác giả “giao diện mềm” chống ùn tắc 1

Dù đã có hệ thống đèn, nhưng chỉ cần vài phương tiện rẽ theo hướng trái (trong vòng kẻ) đã chặn đứng cả dòng xe đối diện.
Ảnh: Phạm Văn Tiệp.

Giao thông Hà Nội dĩ nhiên có cải thiện, nhưng là thành quả chung của nhiều công trình cầu vượt và các dự án khác. Tiếp tục phân làn bằng rào cứng hay thôi vẫn là vấn đề gây tranh luận, bởi gốc rễ của ùn tắc, của xung đột chưa được xử lý triệt để.

Đau đáu với giao thông Hà Nội

Tháng 6/2009, dư luận từng xôn xao với tranh cãi về sáng kiến phân luồng giao thông ở Hà Nội khi Sở GTVT khẳng định làm theo chủ trương và phương pháp kỹ thuật thì hoàn toàn theo kiến thức sách vở. Trong khi đó, một công dân là anh Phạm Văn Tiệp, một cựu lãnh đạo công ty xây dựng Cienco là ông Phạm Tuân cùng cho rằng, cơ quan quản lý đã dựa trên ý tưởng của mình. Câu chuyện bản quyền dần rơi vào quên lãng khi Sở GTVT kiên trì triển khai các biện pháp của mình, sau này còn thêm phân làn. Nhưng, công sức, tâm huyết của những con người yêu mến Thủ đô có thể còn nằm mãi trong ngăn bàn, nếu nhà quản lý không một lần mở lòng tiếp đón một cách cầu thị. “Giải pháp Giao diện mềm” của anh Phạm Văn Tiệp đưa ra các nguyên tắc, các “hằng đẳng thức” để áp dụng cho tùy vị trí giao thông, được tác giả thực hiện kỳ công trên thực tiễn trải nghiệm, nghiên cứu, song cũng không được chú ý.

Chia sẻ với PV Báo GĐ&XH, anh Phạm Văn Tiệp (SN 1973, tốt nghiệp cử nhân ngành Quản trị Kinh doanh, ĐH Kinh tế Quốc dân, hiện là chủ cửa hàng nội thất Phú Gia, 180E Thái Thịnh) cho biết: “Mấu chốt của ùn tắc giao thông tại Hà Nội chính là sự xung đột của phương tiện tại các điểm giao cắt, là các ngã ba, ngã tư… Nếu giải quyết được xung đột này thì không cần thiết phải thiết lập các dải phân làn bằng rào sắt, bê tông giữa một chiều đường”. Dù học kinh tế, nhưng anh Tiệp lại rất rành về thiết kế đồ họa, vẽ kỹ thuật và đặc biệt am hiểu về giao thông Hà Nội. “Tôi nghĩ rằng, không nên phân làn bằng rào chắn mà chỉ thực hiện bằng vạch sơn để các phương tiện tận dụng tối đa diện tích đường tùy vào thời điểm và áp lực lưu thông”, anh Phạm Văn Tiệp nhận định.

Quan điểm này cũng trùng với ý kiến các chuyên gia mà Báo GĐ&XH đã dẫn trong bài báo “Chẳng nước nào phân làn ở lõi đô thị” ra ngày 24/7.  Trao đổi với phóng viên, anh Tiệp không muốn nhắc nhiều đến việc tranh cãi bản quyền nữa, mà chỉ bày tỏ mong muốn tâm huyết của mình phát huy được giá trị của nó, đem lại lợi ích cho cộng đồng. Mà để làm được điều này, không gì thuận lợi hơn Sở GTVT Hà Nội cùng hợp tác với những tác giả như ông Tuân, anh Tiệp.

Anh Phạm Văn Tiệp cho biết, anh đã mất rất nhiều năm quan sát, chụp ảnh, phân tích trước khi đưa ra các nguyên tắc cho giải pháp “Giao diện mềm”, đó là: “Các phần tử chuyển động chỉ được phép đi thẳng hoặc rẽ phải. Trong trường hợp muốn rẽ trái, các phần tử chuyển động phải tiếp cận dần dải phân cách bên trái để chuyển hướng”. Khi cơ quan quản lý giao thông triển khai, cũng dựa trên nguyên tắc này, có điều đã không làm triệt để, hoặc không có những tham số phù hợp.

Nghĩ khác, làm khác để đổi khác

Có thể thấy, giải pháp phân làn 10 tuyến phố mà Hà Nội thực hiện gần 3 năm qua và việc nắn dòng phương tiện tại các giao cắt đã góp phần giải quyết phần nào sự bức xúc về ùn tắc. Tuy nhiên, sự căng thẳng của giao thông vẫn còn nguyên vẹn, hơn nữa, sự vi phạm trên các tuyến đường đã phân làn lại đang tái diễn phức tạp. Bản thân anh Tiệp cũng đánh giá cao nỗ lực của nhà quản lý: “Nếu để ý sẽ thấy, từ năm 2009 đến giờ, giao thông Hà Nội đã được cải thiện rất nhiều”.

Theo anh Tiệp, việc bố trí các luồng phương tiện giao thông cắt nhau trực tiếp (giao diện sắc) như hiện nay làm trầm trọng tình trạng chuyển động chậm hoặc không tiếp tục chuyển động được. “Tại các ngã ba, ngã tư, cách bố trí hiện tại không tạo cơ hội cho người đi đường được… nhường nhau. Muốn nhường cũng không được. Do đó, phải xác định được đường ưu tiên và đường không ưu tiên, bỏ các vòng xuyến, lập các điểm quay xe cách nút giao theo một tham số “m”. Theo cách của tôi, gần mỗi nút giao phải có 2 điểm quay xe, một cho xe ôtô hoặc xe cỡ lớn hơn, một cho xe máy để hạn chế xung đột. Tuy nhiên, đa số đầu các tuyến phố tại các nút giao mới chỉ bố trí một điểm quay xe, tham số “m” – khoảng cách với nút giao – cũng chưa phù hợp”, anh Tiệp phân tích.

Đối với các tuyến phố song song, ngược chiều như Bà Triệu – phố Huế, anh Tiệp thậm chí còn đề xuất phương án “đường một chiều nghịch” cho phép trên cả 2 tuyến phố này không sử dụng hệ thống đèn đỏ nào, mà lưu thông liên tục vẫn theo nguyên tắc “đi bên phải, trước khi rẽ trái có quãng đường rất dài để áp sang lề trái”. Dĩ nhiên, phương án này phải có hệ thống biển báo chi tiết, hướng dẫn dễ hiểu. Cử nhân ngành kinh tế thậm chí còn cho rằng có thể đổi chiều lưu thông trên cầu Long Biên, nếu cần thiết, dù kiểu lưu thông bên trái đường trên cây cầu trăm tuổi này cũng là “đặc sản” của Thủ đô, bởi nó giúp giải quyết được xung đột ở nút giao gần bốt Hàng Đậu – cầu Long Biên.

Những phương án sáng tạo này rõ ràng không phải tùy hứng mà đều dựa trên các nghiên cứu thực tế và trình độ khoa học, thiết kế và khả năng tổ chức nhất định. Hi vọng, các nhà quản lý giao thông ở Hà Nội một lần nữa lật giở những trang giấy đầy tâm huyết của những công dân đang đau đáu chờ giao thông Thủ đô tốt đẹp hơn.
 

Gặp lại tác giả “giao diện mềm” chống ùn tắc 2“Chuyện tôi không làm về giao thông nhưng lại nghĩ ra các giải pháp về giao thông cũng là hết sức bình thường, vì đó là đam mê, tâm huyết của tôi. Hãy đừng ngần ngại. Chắc chắn dân sẽ ủng hộ nhà quản lý nếu họ làm cho giao thông tốt lên, không cần biết giải pháp này, ý tưởng kia của ai”.

Anh Phạm Văn Tiệp

Việt Nguyễn

baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Điệp khúc thời tiết khiến người dân Hà Nội và miền Bắc ngán ngẩm trong ngày hôm nay

Điệp khúc thời tiết khiến người dân Hà Nội và miền Bắc ngán ngẩm trong ngày hôm nay

Thời sự - 52 phút trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết hôm nay, miền Bắc tiếp tục có mưa to ở nhiều nơi và có thể xảy ra bất chợt. Lượng mưa phổ biến từ 30-70mm, có nơi trên 100m. Cần đề phòng hiện tượng ngập úng và sạt lở đất có thể xảy ra.

Tin sáng 9/5: Lộ địa điểm đắt đỏ tổ chức lễ đính hôn của Midu; Nắng nóng sẽ quay lại miền Bắc vào ngày nào?

Tin sáng 9/5: Lộ địa điểm đắt đỏ tổ chức lễ đính hôn của Midu; Nắng nóng sẽ quay lại miền Bắc vào ngày nào?

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Lễ đính hôn riêng tư của Midu và chồng thiếu gia là một resort có không gian lãng mạn tại Đà Lạt; Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa đưa ra nhận định về thời tiết nhiều ngày tới...

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có tân hiệu trưởng

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có tân hiệu trưởng

Giáo dục - 1 giờ trước

Bộ trưởng GD&ĐT đã ký quyết định công nhận Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Đức Sơn.

Bộ Công an đề xuất quy định liên quan đấu giá biển số xe

Bộ Công an đề xuất quy định liên quan đấu giá biển số xe

Đời sống - 1 giờ trước

Bộ Công an đề xuất số tiền thu được từ đấu giá biển số xe sau khi trừ các khoản chi phí tổ chức đấu giá, chi phí quảng cáo, chi phí quản trị hệ thống đấu giá và chi phí khác, được nộp vào ngân sách.

Sau tiếng nổ lớn, quán ăn ở Hải Phòng bốc cháy dữ dội

Sau tiếng nổ lớn, quán ăn ở Hải Phòng bốc cháy dữ dội

Thời sự - 1 giờ trước

Sau tiếng nổ lớn, một quán ăn ở Hải Phòng bốc cháy dữ dội, nhiều người hốt hoảng chạy thoát thân.

Xe mất lái, vợ chồng du khách Đức lao xuống vực sâu 40m ở Hòa Bình

Xe mất lái, vợ chồng du khách Đức lao xuống vực sâu 40m ở Hòa Bình

Đời sống - 9 giờ trước

Đi du lịch bằng xe máy, hai vợ chồng quốc tịch Đức không may lao xuống vực ở tỉnh Hòa Bình. Tai nạn khiến người chồng tử vong, vợ bị thương nặng đi cấp cứu.

VFF đình chỉ thi đấu 5 cầu thủ Hà Tĩnh nghi sử dụng chất cấm

VFF đình chỉ thi đấu 5 cầu thủ Hà Tĩnh nghi sử dụng chất cấm

Đời sống - 10 giờ trước

Ban kỷ luật VFF công bố án kỷ luật đình chỉ thi đấu đối với 5 cầu thủ Hà Tĩnh liên quan tới việc sử dụng chất cấm.

Nam diễn viên ở Hà Nội ‘diễn xuất’ để lừa đảo tiền tỷ

Nam diễn viên ở Hà Nội ‘diễn xuất’ để lừa đảo tiền tỷ

Pháp luật - 10 giờ trước

Vốn là diễn viên, Nguyễn Duy Hưng dễ dàng dùng ‘diễn xuất’ khiến 3 người đàn ông tin rằng anh ta làm ở VKSND tối cao, sau đó lừa đảo chiếm đoạt tiền tỷ.

Mưa lớn ở miền Bắc kéo dài đến bao giờ?

Mưa lớn ở miền Bắc kéo dài đến bao giờ?

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, từ 9/5, miền Bắc tiếp tục mưa rào và dông cục bộ, có mưa to.

Tài xế xe ôm công nghệ ở TPHCM mất tích bí ẩn 2 ngày

Tài xế xe ôm công nghệ ở TPHCM mất tích bí ẩn 2 ngày

Đời sống - 10 giờ trước

Phát hiện anh trai lái xe ôm công nghệ mất tích, chị Lợi đã đến cơ quan chức năng ở TPHCM, Long An, Đồng Tháp trình báo.

Top