Hà Nội
23°C / 22-25°C

Gặp cơn đau thắt ngực - khi nào là biểu hiện nhồi máu cơ tim?

Thứ hai, 10:00 18/05/2020 | Sống khỏe

Bệnh động mạch vành là nguyên nhân gây tử vong số một trong bệnh lý tim mạch, có xu hướng ngày càng tăng ở Việt Nam. Bệnh xảy ra khi các mảng xơ vữa bị tích tụ ở thành mạch, làm tắc nghẽn mạch máu đến nuôi tim, gây nên các triệu chứng đau tim, đau thắt ngực. Bệnh có thể dẫn tới các biến cố tim mạch nặng như nhồi máu cơ tim cấp hay đột tử.

Bên cạnh các nhân tố để đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân như tình trạng tâm thần, dấu hiệu trầm cảm, nhận thức của bản thân về bệnh thì triệu chứng đau thắt ngực cần được kiểm soát. Cơn đau có thể xuất hiện bất kỳ lúc ở bệnh nhân, gây khó khăn trong sinh hoạt, khả năng, năng suất lao động, làm giảm chất lượng cuộc sống của chính họ.

• Một là cơn đau thắt ngực trong bệnh lý bệnh mạch vành mạn tính. Nếu người bệnh gắng sức khi lên cầu thang và cảm thấy nghẹn ngực thì hãy ngồi nghỉ, sau đó nếu gia đình đã có sẵn thuốc của anh em hay cha mẹ thì chúng ta ngậm hoặc bơm vào dưới lưỡi cho bớt đau, sau đó phải đến thầy thuốc hoặc bệnh viện khám.

• Hai là nếu cơn đau thắt ngực xảy ra trong bệnh cảnh nhồi máu cơ tim cấp thì phải gọi Cấp cứu ngay lập tức, không xử trí tại nhà.

Gặp cơn đau thắt ngực - khi nào là biểu hiện nhồi máu cơ tim? - Ảnh 1.

Khi lên cơn đau thắt ngực, người bệnh nên ngồi nghỉ và nếu có sẵn thuốc thì nên ngậm hoặc bơm vào dưới lưỡi cho bớt đau. Lưu ý không nên đứng để xịt thuốc

Theo PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh - Nguyên Phó Giám đốc Viện Tim TPHCM: Rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị cảm giác tức hay nghẹn sau xương ức hay bên ngực trái khi gắng sức nhưng còn rất mơ hồ về bệnh. Có thể kiểm tra đơn giản bằng cách leo cầu thang 2 tầng lầu thì có thấy tức ngực hoặc đi từ nhà ra chợ có cảm thấy nghẹn ngực không để xác định về cơn đau thắt ngực ổn định. Còn nếu người bệnh đang ngồi yên tự nhiên đau nhói trên 15-20 phút lúc đó thì coi chừng nhồi máu cơ tim.

Vì thế, tốt nhất là nên đến bác sĩ chuyên khoa điều trị chứ không có cách nào khác. Khi đến bác sĩ chuyên khoa sẽ được làm đủ khảo sát về máu, khảo sát chỉ điểm sinh học của nhồi máu cơ tim, đo điện tâm đồ, siêu âm tim. Sau cùng nếu cần thiết sẽ chụp mạch vành để xác định bệnh và can thiệp cho người bệnh.

Khi tư vấn, PGS Vinh nhấn mạnh thêm về kiểm soát lối sống tại nhà cho người bệnh: "Biện pháp không dùng thuốc quan trọng không kém gì thuốc. Chẳng hạn nếu người bệnh hút thuốc lá, uống rượu bia thì tôi sẽ đưa ra lời khuyên nên bỏ thuốc lá, rượu bia. Ngoài ra, nên ăn nhiều rau, củ, quả. Thực sự, nếu ăn chay được thì rất tốt. Ăn chay nhưng cần lưu ý là không ăn nhiều món chiên. Thịt đỏ rất có hại, chẳng hạn như các loại thịt: thịt bò, thịt dê... chúng ta nên hạn chế và thay thế bằng cá".

Trong quản lý điều trị bệnh động vành, có những giải pháp để phòng ngừa, kiểm soát triệu chứng đau thắt ngực, qua đó giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Cụ thể như dùng thuốc quản lý triệu chứng theo đơn bác sĩ kê, can thiệp mạch vành hay phẫu thuật.

Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn có thuốc dạng ngậm hoặc xịt dưới lưỡi để kiểm soát triệu chứng nhanh chóng. Người bệnh nên mang theo bên mình để sẵn sàng tự kiểm soát cơn đau thắt ngực trong mọi tình huống kể cả di chuyển trên máy bay, tàu xe, đang đi du dịch...

Theo bác sĩ Hội Tim mạch Học Việt Nam, việc hướng dẫn dùng thuốc trong tình huống khẩn cấp rất cần thiết nhằm bảo đảm an toàn cho người bệnh. Chẳng hạn, với dạng xịt dưới lưỡi, bệnh nhân cần ngồi ổn định, cầm lọ thuốc theo chiều thẳng đứng, xịt từ 5 đến 7 nhát ra ngoài không khí (để chắc chắn vòi xịt thuốc được làm đầy với dung dịch thuốc). Tiếp theo, bệnh nhân há miệng và để lọ thuốc gần nhất có thể, nhằm vào phía dưới lưỡi, dùng ngón trỏ ấn mạnh nút lọ để bơm thuốc vào dưới lưỡi.

Khi thuốc đã được đưa vào dưới lưỡi thì ngậm miệng lại ngay lập tức, lưu ý, bệnh nhân không được hít thuốc vào đường thở. Nếu sau 5 phút cơn đau vẫn chưa cải thiện, có thể thực hiện tiếp quá trình này một lần nữa. Bệnh nhân chỉ nên dùng tối đa 3 nhát xịt trong vòng 15 phút, sau 3 lần xịt cơn đau không kết thúc, cần nhờ người thân đưa đến cơ sở y tế để nhận trợ giúp.

>> Xem thêm: Đầy đủ tư vấn của PGS Phạm Nguyễn Vinh về bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim

Nhằm cung cấp cho bạn đọc kiến thức, cách xử trí và ứng phó khi bị đau thắt ngực tại nhà và bất kỳ đâu ngoài bệnh viện, người nhà bệnh nhân có thể truy cập ứng dụng NITROXIT hoặc website https://toiquantam.vn/ được phát triển bởi Hội Tim mạch học Việt Nam là 2 kênh thông tin chuyên bệnh mạch vành với đầy đủ các nội dung về nguyên nhân, triệu chứng, cách phát hiện phòng ngừa bệnh, các phương pháp để xử lý khi lên cơn đau thắt ngực cấp tại nhà, các video hướng dẫn sử dụng thuốc nitrates dưới lưỡi giúp theo dõi và kiểm soát bệnh tốt hơn.

Các thuốc điều trị bệnh tim mạch là thuốc phải kê đơn, dùng phải theo đúng chỉ định của bác sĩ.

PV

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

Sống khỏe - 27 phút trước

Mặc dù không thể kiểm soát nhiệt độ nóng nực bên ngoài của mùa hè nhưng chúng ta có thể giữ mát bên trong bằng cách ăn các loại rau giải nhiệt, tốt cho sức khỏe.

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

Trên cơ thể người, hệ tiết niệu gồm hai thận, hai niệu quản hai bên, rồi đến bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Sỏi xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trong hệ tiết niệu điều đó chứng tỏ đã mắc sỏi tiết niệu. Sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 5 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên đi ăn thịt nướng, uống nước ngọt, thức khuya và ăn đêm...

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

TH true MILK: Những dấu ấn tiên phong và sáng tạo của một “chuyên gia dinh dưỡng”

TH true MILK: Những dấu ấn tiên phong và sáng tạo của một “chuyên gia dinh dưỡng”

Sống khỏe - 22 giờ trước

Trên nền tảng sữa tươi sạch, đơn vị sở hữu thương hiệu TH true MILK liên tục mang tới cho người tiêu dùng những sản phẩm mới thể hiện rõ nét sự sáng tạo, đột phá và tính tiên phong trong công thức dinh dưỡng.

Loại nước ca sĩ Mỹ Tâm dùng làm đẹp lại chính từ quả này, phụ nữ sau tuổi 40 rất nên học hỏi

Loại nước ca sĩ Mỹ Tâm dùng làm đẹp lại chính từ quả này, phụ nữ sau tuổi 40 rất nên học hỏi

Sống khỏe - 23 giờ trước

GĐXH - Mỹ Tâm từng chia sẻ, cô có thói quen uống nước dừa và ăn thạch dừa thường xuyên để duy trì làn da căng bóng, trẻ trung hơn tuổi thật.

8 cách hỗ trợ 'đảo ngược' tiền đái tháo đường

8 cách hỗ trợ 'đảo ngược' tiền đái tháo đường

Sống khỏe - 1 ngày trước

Tiền đái tháo đường nghĩa là đang phát triển bệnh đái tháo đường type 2, một căn bệnh làm tăng đáng kể nguy cơ đau tim và đột quỵ. Việc thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh có thể trì hoãn hoặc thậm chí ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh đái tháo đường type 2.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Dấu hiệu u nang buồng trứng thường gặp và giải pháp hỗ trợ hiệu quả

Dấu hiệu u nang buồng trứng thường gặp và giải pháp hỗ trợ hiệu quả

Sống khỏe - 1 ngày trước

U nang buồng trứng phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể ảnh hưởng sức khỏe lâu dài. Do đó, việc nhận biết các dấu hiệu u nang buồng trứng có vai trò quan trọng, giúp người bệnh kịp thời điều trị bệnh.

4 dấu hiệu cảnh báo bạn không nhận đủ chất xơ trong chế độ ăn uống

4 dấu hiệu cảnh báo bạn không nhận đủ chất xơ trong chế độ ăn uống

Sống khỏe - 1 ngày trước

Không nhận đủ chất xơ trong chế độ ăn uống sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe, trong đó có thể cản trở nỗ lực giảm cân. Dưới đây là bốn dấu hiệu chính cho thấy bạn không nhận đủ chất xơ…

Top