Hà Nội
23°C / 22-25°C

Duy trì thói quen này suốt 3 năm, người phụ nữ từ viêm chuyển sang ung thư dạ dày: Bác sĩ chỉ ra sai lầm khi uống nước khiến bệnh tình nặng hơn

Chủ nhật, 11:46 31/10/2021 | Bệnh thường gặp

Nếu không cẩn thận, bạn có thể mắc phải sai lầm khi uống nước, khiến cơ thể gánh chịu nhiều bệnh lý nghiêm trọng như trong trường hợp của người phụ nữ này.

Tiểu Kim (32 tuổi) là chủ của một cửa hàng quần áo ở Trung Quốc. Vì tính chất công việc bận rộn nên cô thường ăn uống không điều độ. Cô rất thích ăn đồ cay nóng, đồ sống, đồ lạnh nên sau một thời gian đã bị viêm dạ dày.

Cô đi khám bác sĩ và được dặn dò nên thay đổi chế độ ăn uống hiện tại, cần uống nhiều nước ấm hơn. Để bệnh tình thuyên giảm và không chuyển biến nặng, không còn cách nào khác nên cô đành nghe theo lời bác sĩ dặn. Trước đây, cô không có thói quen uống nước thường xuyên, bây giờ vì bệnh dạ dày nên cô gấp rút mua một bình giữ nhiệt, tích cực uống nước nóng mỗi ngày. Sau vài tháng, tình trạng lạnh bụng và đau dạ dày thuyên giảm phần nào khiến cô rất vui mừng.

 - Ảnh 1.

Sau khi bị đau dạ dày, Tiểu Kim rất thích cực uống nước nóng theo lời bác sĩ dặn. (Ảnh minh họa)

Trong nháy mắt, Tiểu Kim đã duy trì thói quen uống nước nóng được 3 năm. Cô không còn đau dạ dày nữa nhưng dạo gần đây bệnh lại tái phát, thậm chí xuất hiện cả phân đen. Nhận thấy có điều bất ổn trong cơ thể, cô vội vàng đến bệnh viện khám thì phát hiện mình bị ung thư dạ dày.

Cô hoảng hốt hỏi bác sĩ: "Tại sao lại có thể như vậy? Sao tôi lại bị ung thư dạ dày được cơ chứ".

Sau đó, bác sĩ giải thích nguyên nhân vì sao cô lại bị ung thư dạ dày: "Cô có tiền sử bị viêm dạ dày nhưng mấy năm nay không chú ý tới việc khám sức khỏe định kỳ. Ngoài ra, thói quen uống nước quá nóng khiến cho bệnh viêm dạ dày tiến triển nặng hơn". Nghe tới đây, cô cảm thấy hối hận khi mình đã quá chủ quan với căn bệnh dạ dày này.

Bác sĩ cũng chia sẻ thêm, vào mùa lạnh nhiều người có thói quen đun nước sôi để uống. Dạ dày có một lớp niêm mạc mỏng, nếu uống nước quá nóng sẽ làm tổn thương lớp niêm mạc này nhưng nó sẽ tự phục hồi, 1 vài lần sẽ không sao. Tuy nhiên, khi ăn đồ cay nóng cùng với việc uống nước nóng thường xuyên sẽ đẩy nhanh tốc độ tổn thương của niêm mạc, khiến nó không thể tự phục hồi được nữa, từ đó, dễ dẫn tới viêm loét dạ dày rồi chuyển thành ung thư dạ dày.

Ngoài nước nóng, 3 thói quen sau cũng dễ khiến bệnh dạ dày trầm trọng hơn

1. Thường xuyên ăn đồ bên ngoài

Ngày nay, không khó để thấy có nhiều người trẻ vì bận rộn công việc không có thời gian nấu nướng nên chọn cách ăn ngoài ngày 3 bữa. Tất nhiên, việc ăn ở ngoài khó đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, khiến họ có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori. Đây là tác nhân gây ung thư dạ dày hàng đầu, khi bị nhiễm nó sẽ gây ra tình trạng như tăng axit dịch vị, hôi miệng và tổn thương niêm mạc dạ dày.

 - Ảnh 2.

2. Ăn quá nhanh, quá nhiều

Đây là thói quen khiến cho lượng thức ăn tích tụ lại trong dạ dày quá nhiều, khiến bộ máy tiêu hóa hoạt động liên tục cả ngày lẫn đêm. Điều này đương nhiên dẫn tới tình trạng dạ dày quá tải, bị tổn thương không có thời gian hồi phục, theo thời gian có thể dẫn tới ung thư.

3. Ăn lại đồ thừa để qua đêm thường xuyên

Thức ăn nếu hâm đi hâm lại nhiều lần sẽ dễ sinh ra các chất độc hại như kali sulfit, natri hydro sulfua, amoniac, có thể gây hại cho hệ tiêu hóa của con người. Thói quen này còn làm tăng axit dạ dày, đầy bụng, chóng mặt. Trong trường hợp nặng còn khiến bệnh dạ dày chuyển biến nặng, gây ung thư.

Ngoài ra, thức ăn thừa nếu để qua đêm sẽ sinh ra nitrit, chất này có thể làm tổn thương nghiêm trọng niêm mạc dạ dày.

Khi bị bệnh dạ dày cần chú ý những gì?

Từ viêm loét dạ dày chuyển thành ung thư dạ dày thường cần quá trình phát triển trong nhiều năm. Nếu không được điều trị kịp thời, nó sẽ lây lan sang các cơ quan khác, xâm nhập vào các hạch bạch huyết và máu, gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Ung thư dạ dày nên được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.

Khi dạ dày bị tổn thương, cơ thể sẽ xuất hiện 5 dấu hiệu sau, lúc này bạn cần nhanh chóng bồi bổ và chú ý đến việc ăn uống của mình.

- Đau bụng thường xuyên.

- Chán ăn, buồn nôn, nôn mửa.

- Trào ngược axit, ợ chua, ợ hơi.

- Khó tiêu, phân bất thường.

- Sụt cân nhanh chóng.

Bệnh dạ dày rất phổ biến ở người trẻ hiện nay. Nếu không muốn căn bệnh này xuất hiện hoặc tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn, bạn cần chú ý những điều sau:

 - Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

- Duy trì một tâm trạng tốt

Tâm trạng không tốt như hay lo lắng, trầm cảm lâu ngày có thể làm tổn thương tới dạ dày. Việc duy trì một tâm trạng thoải mái, vui vẻ mỗi ngày có thể bảo vệ được dạ dày.

- Tích cực ăn những loại thực phẩm bồi bổ dạ dày

Bệnh dạ dày tiến triển nặng hơn phần lớn do thói quen ăn uống không đúng cách trong thời gian dài. Để bệnh thuyên giảm, bạn có thể tăng cường tiêu thụ những loại thực phẩm tốt cho dạ dày như khoai mỡ, hạt sen, trà thảo dược, gừng, nghệ…

Bên cạnh đó, bạn cần hạn chế tiêu thụ thức ăn giàu chất béo, đồ cay nóng, không uống rượu bia, uống nhiều nước hơn và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.

- Khám sức khỏe định kỳ

Để phòng ngừa ung thư dạ dày, bạn cần hình thành thói quen tốt đi khám sức khỏe định kỳ để nắm rõ bệnh tình của bản thân. Nếu có những tổn thương được phát hiện kịp thời, bạn cũng có thể ngăn ngừa được bệnh tiến triển nặng.

Qua đời ở tuổi 32 vì ung thư vú, nữ tiến sĩ để lại nhật ký ghi rõ một thói quen gây bệnh mà hàng triệu người trẻ cũng đang mắc phảiQua đời ở tuổi 32 vì ung thư vú, nữ tiến sĩ để lại nhật ký ghi rõ một thói quen gây bệnh mà hàng triệu người trẻ cũng đang mắc phải

"Mặc dù tôi có sức khỏe tốt, không có tiền sử gia đình mắc ung thư nhưng tôi có một thói quen rất xấu suốt 10 năm qua đó là không bao giờ đi ngủ trước 12 giờ đêm..."

6 câu bố mẹ nên nói với con mỗi ngày

Theo 163, Healthline/Trí Thức Trẻ
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

Trên cơ thể người, hệ tiết niệu gồm hai thận, hai niệu quản hai bên, rồi đến bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Sỏi xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trong hệ tiết niệu điều đó chứng tỏ đã mắc sỏi tiết niệu. Sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.

2 phụ nữ bị vỡ túi ngực mà không biết, chuyên gia cảnh báo biến chứng khó lường, chị em nâng ngực có dấu hiệu này cần khám ngay

2 phụ nữ bị vỡ túi ngực mà không biết, chuyên gia cảnh báo biến chứng khó lường, chị em nâng ngực có dấu hiệu này cần khám ngay

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Vỡ túi ngực thường có biểu hiện như đau nhức hoặc sưng, hoặc thay đổi về kích thước, hình dạng... Các bác sĩ khuyến cáo khi có dấu hiệu này cần gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra sớm nhất.

Thanh niên 30 tuổi hôn mê sâu do bệnh tiểu đường, tiết lộ thói quen nhiều người trẻ Việt đang mắc phải

Thanh niên 30 tuổi hôn mê sâu do bệnh tiểu đường, tiết lộ thói quen nhiều người trẻ Việt đang mắc phải

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Thanh niên bị biến chứng tiểu đường cho biết anh vốn có sức khỏe tốt. Sở thích của anh là uống các loại nước ngọt chứa nhiều đường. Thói quen này đã duy trì từ hồi sinh viên đến trước khi anh nhập viện.

Đi cấp cứu vì thói quen dùng thuốc tai hại nhiều người Việt thường làm

Đi cấp cứu vì thói quen dùng thuốc tai hại nhiều người Việt thường làm

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

Người phụ nữ nhập viện cấp cứu vì mất nước nặng, rối loạn điện giải, suy thận cấp. Người nhà cho biết bệnh nhân thường xuyên mua nhiều loại thuốc kháng sinh, uống không theo liều lượng được khuyến cáo.

Phình động mạch chủ cần chú ý gì trong chế độ ăn?

Phình động mạch chủ cần chú ý gì trong chế độ ăn?

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

Mặc dù khó tránh được tất cả các yếu tố nguy cơ của chứng phình động mạch chủ nhưng việc ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ và tránh một số tác nhân có hại sẽ giúp ích rất nhiều trong việc ngăn ngừa chứng phình động mạch chủ.

Chế độ ăn tốt nhất cho bệnh suy giáp

Chế độ ăn tốt nhất cho bệnh suy giáp

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

Với bệnh nhân suy giáp, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng đối với chức năng tuyến giáp, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống và ngăn ngừa các biến chứng.

Người bệnh cao huyết áp cần làm việc này mỗi ngày để nâng cao tuổi thọ, người Việt nên áp dụng ngay

Người bệnh cao huyết áp cần làm việc này mỗi ngày để nâng cao tuổi thọ, người Việt nên áp dụng ngay

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

GĐXH - Người bệnh cao huyết áp có thể không cần tập luyện phức tạp, chỉ cần đứng dậy và di chuyển khoảng 30 phút mỗi ngày đã giảm huyết áp gần 3,5 mmHg.

10 câu hỏi thường gặp về bệnh sán lá gan

10 câu hỏi thường gặp về bệnh sán lá gan

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

Sán lá gan là một loài ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể người qua đường tiêu hóa gây ra bệnh lý tại nhiều cơ quan nhưng chủ yếu ở gan và đường mật. Sán lá gan có thể gây biến chứng nguy hiểm nên người bệnh không nên chủ quan, cần đi khám và điều trị kịp thời.

Đau xương khớp kéo dài, cảnh giác với ung thư phổi di căn

Đau xương khớp kéo dài, cảnh giác với ung thư phổi di căn

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

Theo các bác sĩ Bệnh viện K, mọi người không nên chủ quan với biểu hiện đau xương khớp, đau cột sống nhất là khi dùng thuốc giảm đau không đỡ hoặc kèm theo tê bì, yếu chi thì nên cảnh giác hơn về bệnh lý nghiêm trọng chứ không phải thoái hóa.

Người đàn ông có mạch máu vôi hóa như ruột bút chì, qua đời vì mê 1 thực phẩm

Người đàn ông có mạch máu vôi hóa như ruột bút chì, qua đời vì mê 1 thực phẩm

Bệnh thường gặp - 5 ngày trước

Bản thân ông Chen (Đài Loan, Trung Quốc) cũng sửng sốt khi nhìn kết quả hình ảnh X-quang chụp mạch máu bị vôi hóa, tắc nghẽn nghiêm trọng của mình.

Top