Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nỗi niềm những bước chân thầm lặng

Thứ sáu, 09:06 16/03/2012 | Đường lối - Chính sách

GiadinhNet - Dù trên thực tế đã làm tròn nhiệm vụ của một viên chức nhưng 480 chuyên trách DS-KHHGĐ ở Nghệ An và hàng ngàn cán bộ chuyên trách trên toàn quốc vẫn đang phải “ gồng mình” vượt qua khó khăn bởi đồng lương phụ cấp eo hẹp.

Dù phụ cấp ít ỏi nhưng nhiều cán bộ chuyên trách bám trụ vì hy vọng có ngày vào được biên chế. Ảnh: Hồ Hà

 
Cần mẫn, vất vả…

 

Thu nhập quá thấp nên nhiều người đã không thể “kiên gan” được nữa. Không ít người phải bỏ việc nửa chừng tìm kiếm việc khác có thu nhập cao hơn để lo cho cuộc sống gia đình. Nghệ An có tới 49 cán bộ chuyên trách sau khi đã được chuẩn hóa vẫn bỏ việc hoặc chuyển công việc khác...

Ông Nguyễn Kim Bảng- Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) kể về những chuyên trách DS xã với giọng nói chân tình, biết ơn.

Năm 2011vừa qua, tỷ suất tăng dân số tự nhiên của Hưng Nguyên là 6,79%0, bình quân tỷ suất sinh là 11,84%; Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 16,9%; mức sinh thay thế thấp: 1,7 con/ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Gần 50 số xóm, khối không có người sinh con thứ 3 trở lên. Trong đó, các địa phương liên tục 2 năm trở lên là 36 xóm, khối; 5 năm trở lên: 25 xóm. Có 89% các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ thực hiện BPTT hiện đại; 96,93% các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ ký cam kết thực hiện chính sách DS-KHHGĐ theo Quyết định 105 của UBND tỉnh.

Hưng Nguyên liên tục được tỉnh xếp loại đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen vì đã hoàn thành xuất sắc công tác DS-KHHGĐ 5 năm (2005-2009). Tập thể Trung tâm DS-KHHGĐ huyện liên tục đạt tập thể lao động xuất sắc. Trong những thành tích đáng trân trọng về công tác DS-KHHGĐ của huyện, không thể không nói đến sự đóng góp thầm lặng của đội ngũ chuyên trách- những người “ vác tù và” đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng…

“Với 6 đầu việc được giao hết sức nặng nề, vất vả nhưng tiền lương của đội ngũ chuyên trách thật khiêm tốn: 648.000 đồng/ người/tháng. Số tiền này nếu đem so với khối lượng công việc họ đóng góp quả là chưa thực sự cân xứng”,  ông Bảng bùi ngùi nói!

Gần 8 năm trời gắn bó với nghề “đầy ắp tiếng cười nhưng cũng mặn chát những giọt mồ hôi”, chị Phan Thị Lịch, chuyên trách DS-KHHGĐ xã Hưng Tiến chia sẻ: Ngoài việc xây dựng kế hoạch công tác năm, chương trình công tác quý, tháng, cập nhật dữ liệu dân cư chúng tôi còn có trách nhiệm tham mưu cho chính quyền địa phương về các hoạt động trong lĩnh vực DS-KHHGĐ và phối hợp với các ngành, đoàn thể tổ chức thực hiện. Ngoài ra, chúng tôi còn có nhiệm vụ trực tiếp hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt động của đội ngũ CTV, tuyên truyền vận động, tư vấn, cung cấp các dịch vụ; tổ chức giao ban hàng tháng để kịp thời giải quyết hoặc xin ý kiến các cấp có thẩm quyền để giải quyết những vấn đề phát sinh. Chuẩn bị nội dung và báo cáo hàng tháng theo quy định cho Trung tâm DS-KHHGĐ cấp huyện… Đặc biệt, vào mùa Chiến dịch, khối lượng công việc lại càng nhiều, bởi ngoài việc cung cấp các dịch vụ thì còn phải “đi từng nhà rà từng đối tượng” để tuyên truyền vận động người dân thực hiện KHHGĐ.

 Nói về những khó khăn trong nghề, chị Võ Thị Ngà, chuyên trách dân số xã Hưng Tây cho biết: Làm việc ở một điạ bàn rộng, có hơn 1 vạn nhân khẩu/2755 hộ phân bố ở 26 xóm, trong đó có 10 xóm Công giáo nên công việc gặp không ít trở ngại!  Khó khăn nhất là việc vận động đối tượng chấp hành nghiêm túc Pháp lệnh Dân số, áp dụng các biện pháp KHHGĐ. Tâm lý của nhiều người bây giờ là muốn sinh con trai, sinh con “dự phòng” mà không nghĩ tới hệ lụy sâu xa. Vận động sinh đẻ ở vùng nông thôn đã khó, tuyên truyền ở vùng đồng bào Công giáo lại càng khó hơn. Đơn cử có những gia đình đẻ liền tới 5 -6 đứa con nheo nhóc, nhưng khi chuyên trách dân số đến thì vợ chồng bỏ ngoài tai những lời tư vấn, thậm chí còn thẳng thừng: “Gia đình tôi đẻ được thì nuôi được, chị về đi”. Nhưng không vì thế mà tự ái bỏ việc được.
 
Phụ cấp ít ỏi

Tuyên truyền vận động KHHGĐ ở địa bàn miền núi lại càng khó khăn gấp bội. Ông Nguyễn Văn Đường, Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Con Cuông cho biết: “Ở địa bàn Con Cuông, có những xã cách trung tâm huyện 30 km, đường sá đi lại hết sức khó khăn, vất vả, số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ chiếm tỷ lệ cao, phong tục tập quán lại lạc hậu, sự quan tâm của các cấp ủy chính quyền lại chưa đúng mức nên cán bộ chuyên trách hết sức vất vả. Trong khi đó đồng lương phụ cấp hàng tháng chẳng được bao nhiêu. Thế nhưng vượt lên tất cả khó khăn, họ vẫn bám trụ với nghề với hy vọng sẽ một ngày vào được biên chế...

Theo Thông tư 05/2008/TT-BYT ngày 14/5/2008 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy DS-KHHGĐ ở địa phương: Cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ xã là viên chức của trạm y tế xã, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của trạm trưởng trạm y tế xã, chịu sự quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của trung tâm DS-KHHGĐ huyện.

Tiếp đến, ngày 29/7/2008 UBND tỉnh Nghệ An cũng đã có Quyết định số 38/2008 về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, cơ cấu, tổ chức bộ máy và  khẳng định: “Cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ cấp xã là viên chức của trạm y tế xã”. Vậy nhưng vì nhiều lý do từ đó đến nay, mặc dù vẫn làm tròn bổn phận, nhiệm vụ của một viên chức nhưng 480 chuyên trách DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh vẫn không được hưởng lương theo quy định. Thay vào đó, hàng tháng họ vẫn chỉ nhận được tiền phụ cấp xăng xe với mức chi trả theo hệ số từ 0,45 mức lương tối thiểu hiện hành. Cụ thể là 0,55 đối với các xã, thị trấn vùng núi thấp và 0,65 đối với các xã, thị trấn vùng cao. Sau khi trừ đi tiền phụ cấp từ Chương trình mục tiêu Quốc gia hiện đang được hưởng (150.000 đồng/tháng đối với miền xuôi; 200.000 đồng/tháng đối với miền núi), phần chênh lệch sẽ do ngân sách địa phương chi trả. Tính ra, cụ thể mỗi một chuyên trách xã ở đồng bằng, đô thị được hưởng phụ cấp 292.500 đồng/tháng; vùng núi thấp là 357.500 đồng/tháng và vùng núi cao: 422.500 đồng/tháng. Công việc vất vả nhưng phụ cấp lại quá ít ỏi nên kinh tế của các gia đình chuyên trách hầu như đều khó khăn, luôn trong cảnh “vay trước, trả sau”...  
 
(Còn nữa)
 
Hồ Hà
thuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn

Dân số và phát triển - 5 tháng trước

GĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.

Báo động nguyên nhân người dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long “chưa giàu đã già”

Báo động nguyên nhân người dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long “chưa giàu đã già”

Đường lối - Chính sách - 2 năm trước

GiadinhNet - Trong 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thay thế thấp nhất cả nước, Đồng bằng Sông Cửu Long chiếm đại đa số. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến tốc độ già hóa dân số tại tỉnh này diễn ra nhanh hơn kéo theo nhiều lo ngại về áp lực an sinh xã hội.

Nhiều giải pháp để tăng mức sinh thay thế tại 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp nhất cả nước

Nhiều giải pháp để tăng mức sinh thay thế tại 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp nhất cả nước

Đường lối - Chính sách - 2 năm trước

GiadinhNet - Mức sinh thay thế thấp kéo theo nhiều hệ lụy về cơ cấu dân số trong bối cảnh già hóa dân số tại nhiều địa phương đang diễn ra nhanh hơn. Nhiều đề xuất đã được đưa ra trong đó lợi ích của người dân vẫn là trung tâm của giải pháp.

Bình Dương: Nỗ lực mọi cách để người dân ngừng... "ngại đẻ"

Bình Dương: Nỗ lực mọi cách để người dân ngừng... "ngại đẻ"

Đường lối - Chính sách - 2 năm trước

GiadinhNet - Xu hướng ngại sinh con đang lan rộng tại nhiều tỉnh miền Tây. Tại Bình Dương, mức sinh thay thế trong những năm qua liên tục sụt giảm. Muôn nghìn lý do được đưa ra tuy nhiên, việc sụt giảm này sẽ để lại những hậu quả liên tục.

Được hỗ trợ tiền khi sinh con đúng chính sách

Được hỗ trợ tiền khi sinh con đúng chính sách

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet- Phụ nữ sinh con được hỗ trợ 2 triệu đồng nếu thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số. Chính sách này có hiệu lực từ ngày 15/6.

Mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện: Trách nhiệm của cả hệ thống chính trị địa phương

Mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện: Trách nhiệm của cả hệ thống chính trị địa phương

Dân số và phát triển - 9 năm trước

GiadinhNet - Sáng 14/7, tại buổi “Tọa đàm xin ý kiến chuyên gia về mô hình tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ tuyến quận/huyện, xã/phường” do Viện Chính sách và Chiến lược y tế (Bộ Y tế) phối hợp với Tổng cục DS-KHHGĐ tổ chức, các đại biểu đều nhất trí cao và có những đóng góp quan trọng cho mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện.

Tổng cục trưởng TC DS-KHHGĐ thăm và tặng quà các chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam

Tổng cục trưởng TC DS-KHHGĐ thăm và tặng quà các chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam

Xã hội - 9 năm trước

GiadinhNet - Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình Dương Quốc Trọng đến thăm và tặng quà các chiến sĩ Hải đội 302 vùng 3 Cảnh sát biển Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Nhất trí mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Nhất trí mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện

Dân số và phát triển - 9 năm trước

GiadinhNet - Sáng ngày 4/6, tại buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ Y tế với Tổng cục DS-KHHGĐ và các đơn vị liên quan về công tác DS-KHHGĐ, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã nhất trí với mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện; cán bộ DS-KHHGĐ xã là viên chức của Trung tâm DS-KHHGĐ, làm việc tại xã.

Băn khoăn trường hợp mẹ vợ mang thai hộ con rể

Băn khoăn trường hợp mẹ vợ mang thai hộ con rể

Dân số và phát triển - 9 năm trước

Nhiều Đại biểu Quốc hội băn khoăn về tính luân lý trong việc mang thai hộ.

Tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai ở Thái Bình: Mở rộng nhu cầu cho đối tượng

Tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai ở Thái Bình: Mở rộng nhu cầu cho đối tượng

Đường lối - Chính sách - 9 năm trước

GiadinhNet - Từ trước đến nay phần lớn các phương tiện tránh thai (PTTT) đều được cấp miễn phí, đối tượng có nhu cầu thường tìm đến các dịch vụ cung cấp miễn phí của nhà nước hay hệ thống dân số các cấp.

Top