Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lý Sơn có một Bác sĩ “chúa” đảo

Với tấm lòng với quê hương, sau khi trưởng thành về nghề, BS Mai Hữu Hậu đã trở về làm việc trên quê hương của mình, hòn đảo được mệnh danh là “Vương quốc tỏi” Lý Sơn (Quảng Ngãi).

 Người dân trên đảo quý mến, yêu thương và gọi anh bằng cái tên trìu mến bác sĩ “chúa đảo’.
 
Lý Sơn có một Bác sĩ “chúa” đảo 1
Bác sĩ Mai Hữu Hậu với nụ cười hồn hậu, dễ mến như tên của chính anh.

Cái khó ló cái khôn

Đảo Lý Sơn hiện chưa có điện lưới 24/24h, nên ngoài thời gian có điện phát máy nổ quy định của huyện, các hộ gia đình phải tự lo điện. Các trang thiết bị hiện đại nhất máy móc của BV là 2 máy xét nghiệm sinh hóa. Mới đây có máy xúc rửa dạ dày, máy răng đa năng do đoàn công tác của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu ra thăm và tặng hồi tháng 6.2010. Tuy nhiên, máy xét nghiệm sinh hóa là loại máy điện toán, trong hoàn cảnh không có nguồn điện ổn định, khí hậu có độ ẩm cao, hơi nước mặn như trên đảo, thỉnh thoảng máy lại bệnh cũ tái phát trục trặc. Vì thế, sau khi gửi kỹ thuật viên xét nghiệm đi học cách vận hành máy, BS Mai Hữu Hậu - GĐ BV huyện lại tiếp tục gửi đi đào tạo những kiến thức sửa chữa máy.  Đây là giải pháp tình thế, chứ mỗi lần máy trục trặc, tìm được thợ sửa đến thì bệnh nhân đã phải chuyển viện từ lâu rồi. May mắn là tháng 7 tới đây, BV bắt đầu đấu thầu một số trang thiết bị mới như Monitor 6 thông số, 1 máy XN nước tiểu, 1 máy XN sinh hóa – huyết học.

Đảo Lý Sơn cách cảng Sa Kỳ (TP Quảng Ngãi) 18 hải lý (tương đương 22km). Cho đến giờ, mỗi ngày thường chỉ có 1 chuyến tàu “chợ” và 1 chuyến tàu cao tốc phục vụ nhu cầu đi lại của người dân đi lại từ đảo ra đất liền và ngược lại. Nhưng với những trường hợp cấp cứu hoặc sinh khó, không dễ dàng đưa bệnh nhân vào đất liền cho kịp thời. Vậy nên, BV huyện xác định cấp cứu ngoại khoa, ngoại sản là hai lĩnh vực phải được ưu tiên đầu tư hơn cả.

Nhớ lại ca chuyển dạ cách đây 3 năm vào một đêm bão lớn, biển động, BV đã tiếp nhận 1 bệnh nhân mà nếu bác sĩ tuyến trên có lẽ cũng có phần e ngại, nhưng BV đã chọn phương án tại chỗ. Lúc đó, sản phụ có nguy cơ vỡ tử cung. Đứng trước lựa chọn, nếu không làm gì thì sản phụ sẽ chết vì không thể có con tàu nào chạy vào đất liền lúc đó, BS Hậu xin ý kiến UB huyện Lý Sơn và được chấp thuận đề xuất còn nước còn tát. Cả BV chưa có máy gây mê, chỉ có 1 bộ dao mổ nên huy động tất cả những y bác sĩ có tay nghề nhất cho ca mổ. Chưa có máy thở thì kip cử người đứng bóp bóng duy trì oxi cho sản phụ. Ca cấp cứu thành công trong niềm vui và cả tiếng thở phào nhẹ nhõm của kíp phẫu thuật. Em bé được sinh mẹ tròn con vuông giờ đã lớn thành một công dân tí hon của đảo. Cũng từ đó trở đi, Sở Y tế Quảng Ngãi đã tiến hành thẩm định cơ sở vật chất, bổ sung thêm một số trang thiết bị tối thiểu cho BV. Đồng thời với sự đào tạo bổ sung của BV Phụ sản TƯ, Khoa sản BV đa khoa Đà Nẵng, từ đó, BV huyện Lý Sơn có thể thực hiện các ca mổ đẻ, và sắp tới đây sẽ trở thành phẫu thuật thường quy của BV.

Mỗi năm có 10 - 15 bệnh nhân cấp cứu ở BV Lý Sơn cần chuyển tuyến.Thời điểm cấp cứu nếu không trúng vào 2 chuyến tàu chạy lúc 7 – 8h sáng hàng ngày, thì bệnh nhân phải tự thuê tàu vào đất liền, mỗi chuyến như vậy thường mất trên dưới 10 triệu. Nhưng thực tế là có tới 50% trong số họ không có khả năng chi trả tiền cho những chuyến tàu như thế, dù có thể đó là những chuyến tàu quyết định cho sức khỏe và cả mạng sống của họ. Vì thế, BV rất mong muốn gây dựng được Quỹ hỗ trợ bệnh nhân nghèo, mỗi khi có những trường hợp khẩn cấp như thế, số tiền đó là hy vọng sống cho họ.

Tôi tỏ ý băn khoăn không biết nếu có gây được quỹ đó, liệu số tiền có được sử dụng cho đúng những người thực sự cần hỗ trợ không. BS Hậu cười và lắc đầu: “Tôi là người sinh ra và trải qua những ngày thơ ấu ở hòn đảo này. Được đào tạo thành người, thành nghề, tôi đã chọn con đường trở lại quê hương, về với bà con nếu không là người thân yêu ruột thịt thì cũng là lối xóm thân tình. Cả đảo có lẽ ít người mà tôi không biết, ngược lại họ cũng vậy. Có bệnh nhân gọi tôi là bác sĩ chúa đảo, cái biệt danh vui và có vẻ hơi cường điệu, nhưng tôi coi đó là niềm tự hào được đã may mắn được người dân gửi niềm tin, thương quý. Vì lẽ đó, không có lý gì mà quỹ không được sử dụng cho đúng người cần nó cả”.
 
Lý Sơn có một Bác sĩ “chúa” đảo 2
Mẹ con chị Đặng Thị Mận (24 tuổi) mẹ tròn con vuông với ca sinh mổ
tại BV huyện giữa tháng 5 vừa qua.

Cũng là ông mối xe duyên

BV huyện Lý Sơn có hơn 60 cán bộ nhân viên, trong đó 3 bác sĩ chuyên khoa I, 5 bác sĩ đa khoa, 13 y sĩ. Với con số y bác sĩ khiêm tốn ấy, BV hạng 3 này đã thực hiện được các thủ thuật hồi sức cấp cứu cơ bản; phẫu thuật cấp cứu trung phẫu (viêm ruột thừa, vỡ bàng quang), thông dạ dày, nắn bó bột gãy xương, trật khớp đơn giản; mổ lấy thai, mổ đẻ khó; hồi sức cấp cứu nhi khoa; chụp X quang thường quy (tim, phổi, xương, bụng); siêu âm chẩn đoán tổng quát; ghi và đọc điện tâm đồ, các xét nghiệm thường quy.

Là người đứng đầu một BV ở tuyến tiền tiêu này, BS Hậu biết trình độ của đội ngũ cán bộ y tế còn có những hạn chế, chưa thể đáp ứng hết nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của quân và dân trong huyện. Bài toán chất lượng nhân lực cũng thể sớm có lời giải đáp. Như những vùng xa, vùng sâu trên cả nước, tuyển dụng và giữ chân được cán bộ y tế cho Lý Sơn luôn là bài toán khó. Hiếm có BS nữ nào chịu về đây. Trong 5 năm qua, BV đã “mất” 4 bác sĩ cho các BV ở tỉnh và TP HCM. Một trường hợp bác sĩ chính quy, đầu năm 2008 nhận công việc. Sau 2 năm, anh được cử đi học ở TPHCM, chỉ sau khi khảo sát về, anh đã đề đạt nguyện vọng xin chuyển. Sau đó là 1 bác sĩ chuyên tu nữ cũng bỏ đảo đi. Vì thế, ngoài việc thu hút và định hướng tuyển dụng người địa phương vào làm việc, BS Hậu cũng vận dụng nhiều phương pháp để giữ chân các y/bác sĩ.

Khi BV cử bác sĩ vào đất liền học, họ không thể trang thủ vừa đi học, vừa về nhà làm thêm ngoài giờ như những người ở thành phố  đi học. Với chính sách đào tạo chung hiện nay, thời gian học họ được đảm bảo lương để có thể đảm bảo cuộc sống cho chính họ. Nhưng với gia đình, họ khó làm tròn nghĩa vụ đóng góp kinh tế cho gia đình. BV đã chủ động hỗ trợ mỗi cán bộ đi học có thêm một khoản tiền, dù chưa thể như mong muốn, nhưng cũng là sự động viên để họ có thể yên tâm hơn đi học. Để giữ chân cán bộ y tế cho BV, BS Hậu cũng tìm cách xe duyên cho họ trở thành những nàng dâu, chàng rể Lý Sơn. Kết quả của 5 năm, qua những đợt giao lưu văn nghệ của chi đoàn BV và đơn vị Rada 50 đóng trên đảo  là 3 đám cưới chắp duyên với 3 chiến sĩ trẻ. Đó là chưa kể, những bạn trẻ trong BV bén duyên nhau.

Khi đã về đây công tác, nhiều cán bộ y tế đã coi đây như ngôi nhà thứ 2 của mình. Đó cũng là bí quyết giữ người thành công của BS Hậu. “Mọi người trong cơ quan sống  có hòa đồng như gia đình thương yêu, đoàn kết, mới có thể động viên nhau yên tâm công tác. Đầu năm nay, công đoàn cơ quan phát động phong trào nghiên cứu khoa học trong lớp trẻ. Các trưởng khoa được hỗ trợ mua máy tính. Có rồi, BV lại chủ trương hỗ trợ mỗi máy tính 60 – 100.000đ/tháng kết nối mạng internet, tạo điều kiện cho anh em tiếp cận thông tin mới, cũng là để rút ngắn khoảng cách không gian với đất liền.

BS Hậu bật mí bí mật cân bằng tài chính để các khoản động viên này: Thực ra trong ngân sách hoạt động của BV có từng đó tiền, nới rộng chỗ này thì có nghĩa là chỗ nào đó phải “bóp” lại. Nhưng khoản chi này không chỉ có ý nghĩa động viên của BV với anh em, mà đó cũng là cách chúng tôi tự mình tạo ra những niềm vui nho nhỏ cho cuộc sống.

Tâm lý với cán bộ y tế, BS Hậu cũng được họ coi như người anh cả trong nhà, người mà họ có thể chia sẻ tâm tư, nguyện vọng trong nghề cũng như cuộc sống riêng tư. Họ cũng hiểu tâm nguyện và lựa chọn công tác của vị bác sĩ “chúa đảo” : Nếu ai cũng hướng đến thành phố thì ai sẽ về Lý Sơn, ai sẽ là người chăm lo cho sức khỏe của người thân mình, nếu không phải trước hết là con em Lý Sơn”.
 
Quang Duy
lehuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ngôi nhà thứ hai của ngư dân

Ngôi nhà thứ hai của ngư dân

Y tế - 9 năm trước

GiadinhNet - Từ mô hình "Quỹ y tế" cùng với tập thể y, bác sỹ đầy tâm huyết đã đưa một xã nghèo ven biển trở thành điểm sáng về chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân- Đó là trạm y tế xã Diễn Vạn, huyện Diễn Châu – Nghệ An- đơn vị đầu tiên tại địa phương đạt chuẩn quốc gia về y tế, được vinh dự đón nhận danh hiệu Anh hùng lao động năm 2009.

Hồ Chí Minh với quan điểm về sức khỏe, y tế và đạo đức của người thầy thuốc

Hồ Chí Minh với quan điểm về sức khỏe, y tế và đạo đức của người thầy thuốc

Y tế - 9 năm trước

GiadinhNet - Hướng tới Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2) báo Gia đình & Xã hội xin trân trọng trích giới thiệu tài liệu viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh với quan điểm sức khỏe, y tế và đạo đức của người thầy thuốc trong cuốn sách “Một số vấn đề xây dựng ngành y tế phát triển ở Việt Nam” của Cố Giáo sư - TS Đỗ Nguyên Phương, Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương khẳng định mũi nhọn khi có Đề án 1816

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương khẳng định mũi nhọn khi có Đề án 1816

Y tế - 9 năm trước

Năm 2011, thực hiện chương trình hợp tác với Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương đã có nhiều khởi sắc, đặc biệt trong lĩnh vực ngoại khoa.

Lợi ích kép với người bệnh và bệnh viện

Lợi ích kép với người bệnh và bệnh viện

Y tế - 9 năm trước

Ngày 6/6/2014 là ngày ghi dấu đặc biệt khi lần đầu tiên Bệnh viện Nhi đồng - Đồng Nai thực hiện thành công phẫu thuật chấn thương sọ não với sự hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật của Bệnh viện Nhi đồng 2 (thành phố Hồ Chí Minh).

Người dân hưởng lợi khi bệnh viện nâng cao chuyên môn

Người dân hưởng lợi khi bệnh viện nâng cao chuyên môn

Y tế - 9 năm trước

Từ khi tái thành lập vào năm 2007 đến nay, bằng việc tập trung đầu tư về con người, trang thiết bị và không ngừng áp dụng các kỹ thuật cao, Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ ngày càng khẳng định vị thế của bệnh viện hạng I cấp thành phố trực thuộc Trung ương. Nhiều trường hợp bệnh thay vì phải chuyển viện lên thành phố Hồ Chí Minh, nay đã được điều trị ngay tại địa phương.

Cải tiến quy trình khám chữa bệnh: Người bệnh đã giảm thời gian chờ đợi

Cải tiến quy trình khám chữa bệnh: Người bệnh đã giảm thời gian chờ đợi

Y tế - 9 năm trước

Cải tiến quy trình khám, chữa bệnh, cải cách thủ tục hành chính trong khám, chữa bệnh là một trong những mục tiêu quan trọng của ngành Y tế nhằm giảm thời gian chờ đợi, nâng cao sự hài lòng của người dân khi đến khám và điều trị tại các cơ sở khám, chữa bệnh.

Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí Quảng Ninh tích cực hỗ trợ chuyên môn cho các đơn vị

Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí Quảng Ninh tích cực hỗ trợ chuyên môn cho các đơn vị

Y tế - 9 năm trước

Thực hiện Đề án 1816 của Bộ Y tế, từ nhiều năm qua Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí Quảng Ninh đã luôn duy trì hoạt động tổ chức các đợt tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho bệnh viện tuyến huyện trong tỉnh và nhiều bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện các tỉnh lân cận.

Đắc Nông: Ban hành chính sách đãi ngộ bác sỹ

Đắc Nông: Ban hành chính sách đãi ngộ bác sỹ

Y tế - 9 năm trước

Vừa qua, Hội đồng Nhân dân tỉnh Đắc Nông đã thông qua Nghị quyết quy định chính sách thu hút, đãi ngộ đối với bác sỹ, dược sỹ đại học và sau đại học về công tác tại các cơ quan, đơn vị y tế công lập trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2020.

Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn triển khai hoạt động Phòng khám vệ tinh Chấn thương chỉnh hình

Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn triển khai hoạt động Phòng khám vệ tinh Chấn thương chỉnh hình

Y tế - 9 năm trước

Ngày 6/10, Bệnh viện Đa khoa sài Gòn phối hợp với bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình chính thức triển khai hoạt động Phòng khám vệ tinh chuyên khoa cột sống, chỉnh hình, cơ xương khớp. Hoạt động Phòng khám vệ tinh do bác sĩ của Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình trực tiếp khám, tư vấn và điều trị bệnh nhân.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong khám chữa bệnh: Giảm vượt tuyến, nâng nội lực

Ứng dụng khoa học công nghệ trong khám chữa bệnh: Giảm vượt tuyến, nâng nội lực

Y tế - 9 năm trước

Những năm qua, với việc đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KHCN vào công tác khám chữa bệnh đã góp phần nâng tỷ lệ những ca điều trị thành công, giảm chi phí và thời gian khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.

Top