Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cần chú trọng tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho giới trẻ

Thứ bảy, 07:14 13/08/2011 | Đường lối - Chính sách

GiadinhNet - Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, trong 6 tháng đầu năm 2011, toàn tỉnh Đắk Lắk đã có 589 trường hợp nạo phá thai.

Đắk Lắk hiện có hơn 1,8 triệu người, trong đó, lứa tuổi vị thành niên - thanh niên từ 10 - 24 tuổi chiếm 38%.
 
Hàng năm, công tác tuyên truyền về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho đối tượng này được các ngành chức năng chú trọng. Trong đó có sự phối hợp thường xuyên giữa Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Hội Kế hoạch hóa gia đình với các tổ chức thanh niên, đoàn trường trong toàn tỉnh.
 
Nhờ đó, tạo ra một kênh thông tin bổ ích cho giới trẻ tìm hiểu các kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản ở độ tuổi của mình, phòng tránh được các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS; hiểu biết hơn về những biến đổi về tâm sinh lý ở tuổi dậy thì. 
 
Tuy nhiên, một thực tế cho thấy, hiện nay Đắk Lắk có hơn 70% bạn trẻ sống ở vùng nông thôn, việc tuyên truyền tư vấn kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản, giáo dục giới tính cho giới trẻ  chưa được thực hiện sâu rộng và không thường xuyên.
 
Phần lớn các bạn trẻ ở những nơi trung tâm như thành phố, thị xã, thị trấn mới có điều kiện tiếp xúc, tìm hiểu kiến thức, dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. Còn vấn đề này đối với các bạn trẻ ở vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số do đời sống khó khăn, phải bỏ học sớm thì rất hạn chế.
 
Do không hiểu biết, quan hệ tình dục theo bản năng, nên nhiều bạn trẻ đã có thai ngoài ý muốn, có em phải nạo phá thai nhiều lần, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, cưới nhau khi chưa đủ tuổi kết hôn vì lỡ mang thai…
 
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, trong 6 tháng đầu năm 2011, toàn tỉnh Đắk Lắk  đã có 589 trường hợp nạo phá thai, trong đó, đối tượng chủ yếu là trẻ vị thành niên - thanh nhiên, nhiều bạn trẻ còn mơ hồ về các kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản.
 
Tuyên truyền về chăm sóc SKSS cho thanh niên ở xã Cư Yang, huyện Ea Kar.

Bạn Vi Thị Hiền ở thôn 14 (xã Cư Yang, huyện Ea Kar) tâm sự: Bố mẹ em sinh được 5 người con, nhà nghèo nên em phải bỏ học sớm để làm thuê, làm mướn phụ giúp bố mẹ. Em không có điều kiện để tìm hiểu kiến thức về giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản. Rất mong các đoàn thể tăng cường tư vấn, tuyên truyền cho em hiểu để em có một hành trang trong cuộc sống.

Bên cạnh đó, hiện nay, việc giáo dục giới tính cho giới trẻ trong nhà trường cũng mới chỉ được lồng ghép qua các môn học như sinh học, giáo dục công dân, hiệu quả đem lại còn hạn chế. Đối với nhiều bạn trẻ, khi đề cập đến các vấn đề của tình yêu, tình dục an toàn, phòng tránh các bệnh lây truyền đường sinh sản…thì còn ngại ngùng nên chưa hiểu được kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho độ tuổi của mình; chưa tự giác đến các trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản để được tư vấn.
 
Còn tại gia đình, nhất là những gia đình ở vùng nông thôn thì việc giáo dục giới tính cho con cái là một việc làm không hề dễ dàng. Nhiều bậc cha mẹ chưa quan tâm, trò chuyện với con về những biến đổi tâm sinh lý tuổi dậy thì, về kiến thức sức khỏe sinh sản.
 
Từ những khó khăn đó, các ban ngành đoàn thể cần chung tay để đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục giới tính. Trong đó, cần phát huy tốt sự phối hợp của các ngành chức năng với Ban chấp hành chi đoàn cơ sở để tổ chức các buổi họp nhóm, tuyên truyền cho vị thành niên, thanh niên ở vùng xa, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số về cách chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng tránh quan hệ tình dục trước hôn nhân, tránh tảo hôn, kết hôn cận huyết thống.
 
Chị Nguyễn Thị Lý – Phó Chủ tịch thường trực Hội liên hiệp thanh niên tỉnh Đắk Lắk - cho biết: Trong thời gian tới, Hội sẽ đẩy mạnh lồng ghép giáo dục giới tính thông qua các chương trình sinh hoạt tại các chi đoàn cơ sở, đồng thời phối hợp với ngành y tế tổ chức các đợt tư vấn, nói chuyện chuyên đề về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho thanh niên để hướng các bạn trẻ cólối sống lành mạnh, phòng tránh quan hệ tình dục trước hôn nhân, tự giác tìm hiểu các thông tin về giáo dục sức khỏe, giáo dục giới tính.
 
Từ sự nỗ lực của Hội liên hiệp thanh niên tỉnh, cùng sự vào cuộc của các ban ngành, đoàn thể trong việc đẩy mạnh các hoạt động về giáo dục giới tính cho vị thành niên, thanh niên, trong thời gian tới, giới trẻ ở Đắk Lắk sẽ có ý thức trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản. Tạo nền tảng vững chắc đến tương lai và cuộc sống của mỗi bạn trẻ, góp phần xây dựng những gia đình hạnh phúc và tiến bộ.
 
Võ Thảo
Chi cục Dân số-KHHGĐ tỉnh Đắk Lắk
thanhloan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn

Dân số và phát triển - 5 tháng trước

GĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.

Báo động nguyên nhân người dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long “chưa giàu đã già”

Báo động nguyên nhân người dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long “chưa giàu đã già”

Đường lối - Chính sách - 2 năm trước

GiadinhNet - Trong 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thay thế thấp nhất cả nước, Đồng bằng Sông Cửu Long chiếm đại đa số. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến tốc độ già hóa dân số tại tỉnh này diễn ra nhanh hơn kéo theo nhiều lo ngại về áp lực an sinh xã hội.

Nhiều giải pháp để tăng mức sinh thay thế tại 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp nhất cả nước

Nhiều giải pháp để tăng mức sinh thay thế tại 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp nhất cả nước

Đường lối - Chính sách - 2 năm trước

GiadinhNet - Mức sinh thay thế thấp kéo theo nhiều hệ lụy về cơ cấu dân số trong bối cảnh già hóa dân số tại nhiều địa phương đang diễn ra nhanh hơn. Nhiều đề xuất đã được đưa ra trong đó lợi ích của người dân vẫn là trung tâm của giải pháp.

Bình Dương: Nỗ lực mọi cách để người dân ngừng... "ngại đẻ"

Bình Dương: Nỗ lực mọi cách để người dân ngừng... "ngại đẻ"

Đường lối - Chính sách - 2 năm trước

GiadinhNet - Xu hướng ngại sinh con đang lan rộng tại nhiều tỉnh miền Tây. Tại Bình Dương, mức sinh thay thế trong những năm qua liên tục sụt giảm. Muôn nghìn lý do được đưa ra tuy nhiên, việc sụt giảm này sẽ để lại những hậu quả liên tục.

Được hỗ trợ tiền khi sinh con đúng chính sách

Được hỗ trợ tiền khi sinh con đúng chính sách

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet- Phụ nữ sinh con được hỗ trợ 2 triệu đồng nếu thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số. Chính sách này có hiệu lực từ ngày 15/6.

Mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện: Trách nhiệm của cả hệ thống chính trị địa phương

Mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện: Trách nhiệm của cả hệ thống chính trị địa phương

Dân số và phát triển - 9 năm trước

GiadinhNet - Sáng 14/7, tại buổi “Tọa đàm xin ý kiến chuyên gia về mô hình tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ tuyến quận/huyện, xã/phường” do Viện Chính sách và Chiến lược y tế (Bộ Y tế) phối hợp với Tổng cục DS-KHHGĐ tổ chức, các đại biểu đều nhất trí cao và có những đóng góp quan trọng cho mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện.

Tổng cục trưởng TC DS-KHHGĐ thăm và tặng quà các chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam

Tổng cục trưởng TC DS-KHHGĐ thăm và tặng quà các chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam

Xã hội - 9 năm trước

GiadinhNet - Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình Dương Quốc Trọng đến thăm và tặng quà các chiến sĩ Hải đội 302 vùng 3 Cảnh sát biển Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Nhất trí mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Nhất trí mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện

Dân số và phát triển - 9 năm trước

GiadinhNet - Sáng ngày 4/6, tại buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ Y tế với Tổng cục DS-KHHGĐ và các đơn vị liên quan về công tác DS-KHHGĐ, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã nhất trí với mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện; cán bộ DS-KHHGĐ xã là viên chức của Trung tâm DS-KHHGĐ, làm việc tại xã.

Băn khoăn trường hợp mẹ vợ mang thai hộ con rể

Băn khoăn trường hợp mẹ vợ mang thai hộ con rể

Dân số và phát triển - 9 năm trước

Nhiều Đại biểu Quốc hội băn khoăn về tính luân lý trong việc mang thai hộ.

Tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai ở Thái Bình: Mở rộng nhu cầu cho đối tượng

Tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai ở Thái Bình: Mở rộng nhu cầu cho đối tượng

Đường lối - Chính sách - 10 năm trước

GiadinhNet - Từ trước đến nay phần lớn các phương tiện tránh thai (PTTT) đều được cấp miễn phí, đối tượng có nhu cầu thường tìm đến các dịch vụ cung cấp miễn phí của nhà nước hay hệ thống dân số các cấp.

Top