Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đừng nghĩ chỉ cá chép sống mới "đưa" ông Táo lên trời được!

Thứ bảy, 07:32 10/02/2018 | Xã hội

GiadinhNet - Truyền thống cúng Táo quân vào 23 tháng Chạp nếu không có cá chép sống được thực hiện đúng nghi thức "phóng sinh" thì thay bằng cá chép giấy, không cần đến... cá vàng thật! Bây giờ, khi việc thả cá vàng nở rộ thành "phong trào" với đủ mọi biến tướng ảnh hưởng đến văn hóa, môi trường... thì có lẽ chúng ta nên quay về cúng cá chép giấy?

Trước kia, tục cúng cá chép sống xuất hiện ở một số làng quê và đô thị với mật độ dân cư thưa thớt, sông ngòi ao hồ tự nhiên nhiều, con người chịu ảnh hưởng cao bởi lễ giáo thành một phong tục đẹp nhưng giờ đây cuộc sống đô thị đông đúc, sông hồ ít ỏi, ô nhiễm, con người thiếu chiều sâu văn hóa, hiểu biết thì tục thả cá chép không còn như xưa.

Ngày 23 tháng Chạp, đa phần người dân thả cá vàng, phi lên cầu "ném" cá xuống, vừa vi phạm luật giao thông khi dừng đỗ xe trên cầu, gây cản trở giao thông, gây va chạm cãi cọ vừa sai lệch về văn hóa, tín ngưỡng, làm ô nhiễm môi trường sống nghiêm trọng. Cùng với việc thả cá, người ta còn đổ tàn hương, bụi bay mù mịt vào người tham gia giao thông chẳng những gây nguy hiểm mà còn tạo thành hình ảnh phản cảm.


Cá vàng được mua để cúng Táo quân chứ không phải cá chép

Cá vàng được mua để cúng Táo quân chứ không phải cá chép

Ông Công ông Táo trong tín ngưỡng người Việt là câu chuyện tâm linh, tinh thần.... vậy có lẽ chỉ cần những vật tâm linh như cá chép giấy. Cá thật, dù bơi hoặc chết cũng ở dưới sông còn Táo quân thuộc về tâm thức. Cá chép giấy đốt thành khói bay lên trời chắc mới "đưa" được ông Công ông Táo lên chầu Ngọc Hoàng!

Nôm na là vậy và đã xuất hiện nhiều cuộc tranh cãi cả của dư luận cả giới chuyên môn, nghiên cứu chỉ để trả lời câu hỏi: Cá chép sống hay cá chép giấy "đưa" được ông Táo lên Thiên Đình?

Theo quan niệm dân gian, cá chép thật sau khi làm lễ được thả phóng sinh mang nhiều ý nghĩa. Ngoài việc đưa ông Táo về chầu trời thì tục lệ phóng sinh còn đề cao tinh thần hướng thiện, khơi lòng hiếu sinh, từ bi. Chính vì mang nhiều ý nghĩa như thế nên tục thả cá chép cũng cần được thực hiện đúng cách, bằng cả cái tâm thành kính, hướng thiện của con người chứ không thể làm cho có hoặc theo "phong trào", theo "mốt"!


Nhiều địa phương, gia đình chỉ cúng cá chép giấy

Nhiều địa phương, gia đình chỉ cúng cá chép giấy

Nếu không chọn được cá chép khỏe mạnh, điểm thả là sông hồ tự nhiên đủ điều kiện cá sống được, người thực hiện nghi thức "phóng sinh" với tinh thần vui vẻ, hướng thiện, thành kính thì có lẽ nên thay bằng việc cúng cá chép giấy cho phù hợp điều kiện, cuộc sống hiện đại. Đừng nhất nhất mua và thả cá vàng, thả luôn túi nilon ra ao hồ, sông suối. Tệ hơn, người nọ canh chừng người kia vừa "phóng sinh" cá thì vợt mang ra chợ bán.

Theo họa sỹ, nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Yên – Giám đốc Trung tâm UNESCO văn hóa – dòng họ và gia đình Việt Nam, ở Việt Nam từ xưa mọi người cũng đốt mã cá chép chứ không bày cá sống vào mâm cúng, cũng không thả cá chép sống. Tới thời nhà Nguyễn mới có việc thả cá chép sống và trở thành tục lễ đến ngày nay.

Những ngày qua, tràn ngập hình ảnh người dân "phóng sinh" cá vàng (thay vì cá chép) làm ô nhiễm sông hồ thì dân tình mới hay đó là "mốt" chứ cách đây dăm năm, từng có "mốt" cúng cá chép giấy thay vì cá sống với lý do rất "thuận tự nhiên" là năm ấy rét đậm, khan hiếm cá chép mà cá vàng thì chưa được "sáng tạo" để cúng, thả như bây giờ.

"Có người lại cho rằng thả càng nhiều cá chép, hay cá chép càng to càng tốt. Việc này không đúng, thực ra nhiều nhất chỉ 3 con là đủ. Lễ nào cũng vậy, quan trọng nhất là tấm lòng thành, chứ không phải mâm cao cỗ đầy, càng nhiều lễ vật thì càng thiêng" – GS Nguyễn Chí Bền chia sẻ.

Ở mỗi vùng miền của đất nước, tục cũng cá chép vào 23 tháng Chạp diễn ra theo một bản sắc riêng, không có cách thực hành tín ngưỡng cúng Táo quân được quy định như một chuẩn mực. Chính vì thế, phần lớn con người thực hiện theo điều kiện, nhận thức của cá nhân, gia đình, vùng miền.

Quan niệm cúng Táo quân bằng cá chép giấy cũng đúng mà cá chép thật cũng đúng. Chỉ có "ném" cá từ trên cầu, làm ô nhiễm môi trường, theo "trào lưu" thay vì lòng thành kính... là không một ai, không một vùng văn hóa nào có thể khuyến khích!

T. Nam

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
138 người chết do tai nạn giao thông trong 5 ngày nghỉ lễ

138 người chết do tai nạn giao thông trong 5 ngày nghỉ lễ

Xã hội - 5 giờ trước

Trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 -1/5, toàn quốc xảy ra 347 vụ tai nạn giao thông, làm 138 người chết, 285 người bị thương.

Mưa đá sau nắng nóng gay gắt ở Nghệ An, ảnh hưởng hơn 200 mái nhà

Mưa đá sau nắng nóng gay gắt ở Nghệ An, ảnh hưởng hơn 200 mái nhà

Xã hội - 5 giờ trước

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút xảy ra ở huyện miền núi Tương Dương (Nghệ An) đã gây hư hỏng nhiều mái nhà của người dân.

Nhiều tài xế bất ngờ trong ngày trở lại Hà Nội sau nghỉ lễ 30/4-1/5

Nhiều tài xế bất ngờ trong ngày trở lại Hà Nội sau nghỉ lễ 30/4-1/5

Xã hội - 6 giờ trước

Trở lại Hà Nội sau 5 ngày nghỉ lễ 30/4-1/5, nhiều tài xế khá bất ngờ khi các tuyến đường cửa ngõ Thủ đô như cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, quốc lộ 1A, Giải Phóng, Phạm Văn Đồng không xảy ra ùn tắc.

Ngày cuối của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Dòng phương tiện ùn ùn trở về Hà Nội

Ngày cuối của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Dòng phương tiện ùn ùn trở về Hà Nội

Thời sự - 7 giờ trước

GĐXH - Nhiều người dân trở về Hà Nội trong ngày nghỉ cuối cùng của dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 khiến một số tuyến đường cửa ngõ Thủ đô, bến xe lâm cảnh đông đúc, ùn ứ.

Xe khách 26 chỗ "nhồi" 57 người, tài xế vi phạm nồng độ cồn

Xe khách 26 chỗ "nhồi" 57 người, tài xế vi phạm nồng độ cồn

Xã hội - 7 giờ trước

Quá trình kiểm tra, Đội 3 Cục CSGT phát hiện tài xế ô tô khách 26 chỗ T.V.V. vi phạm nồng độ cồn, trên xe này "nhồi" tận 57 hành khách.

Kè biển ở Nam Định bị sạt lở, biển Thịnh Long gần như 'tê liệt'

Kè biển ở Nam Định bị sạt lở, biển Thịnh Long gần như 'tê liệt'

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Tuyến kè bờ biển Thịnh Long, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định có chiều đài gần 2km bị đứt gãy, tan nát và xuống cấp trầm trọng khiến các công trình dịch vụ bị sập đổ, hoang tàn.

Chia thừa kế thế nào khi sổ đỏ đứng tên hộ gia đình? Thông tin mọi người dân nên biết để đảm bảo quyền lợi của bản thân

Chia thừa kế thế nào khi sổ đỏ đứng tên hộ gia đình? Thông tin mọi người dân nên biết để đảm bảo quyền lợi của bản thân

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, hiện nay tồn tại rất nhiều trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ) đứng tên hộ gia đình. Vì vậy, việc chia thừa kế khi sổ đỏ đứng tên hộ gia đình khác so với khi sổ đỏ đứng tên cá nhân.

Phát hiện 3 bố con chết cháy trong khe núi ở Điện Biên

Phát hiện 3 bố con chết cháy trong khe núi ở Điện Biên

Xã hội - 7 giờ trước

Sau khi đi đào dúi nhiều ngày không về, người dân phát hiện thi thể ông G. cùng 2 người con trai chết trong tình trạng cơ thể bị cháy tại một khe núi sâu ở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

3 con giáp hứa hẹn một tuần đầy may mắn và tài lộc theo dự báo tử vi tuần mới tới ngày 5/5/2024

3 con giáp hứa hẹn một tuần đầy may mắn và tài lộc theo dự báo tử vi tuần mới tới ngày 5/5/2024

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH – Theo dự báo của chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, 3 con giáp dưới đây hứa hẹn một tuần đầy may mắn và tài lộc theo dự báo tử vi tuần mới tới ngày 5/5/2024.

Vụ nổ lò hơi khiến 6 người tử vong ở Đồng Nai: Nhân chứng kể lại giây phút kinh hoàng

Vụ nổ lò hơi khiến 6 người tử vong ở Đồng Nai: Nhân chứng kể lại giây phút kinh hoàng

Xã hội - 9 giờ trước

GĐXH - Trưa 1/5, đại diện Công an tỉnh Đồng Nai cho biết lực lượng chức năng đang khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ nổ lò hơi làm 6 người chết.

Top