Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đừng chủ quan với bệnh trầm cảm: 6 dấu hiệu nếu con có thì cha mẹ phải đặc biệt chú ý

Chủ nhật, 08:00 01/10/2017 | Sống khỏe

Một ngày bạn giành bao nhiêu thời gian cho công việc, gia đình? Bạn đã nắm bắt được những thay đổi về tâm sinh lý của con bạn chưa?

Bệnh trầm cảm cần phải được quan tâm, phát hiện và điều trị sớm. Cha mẹ trước tiên nên chú ý đến những thay đổi về cảm xúc của con, đặc biệt là biểu hiện khác thường của bệnh trầm cảm ở thanh, thiếu niên.

Nếu phát hiện con có một số biểu hiện sau, người nhà phải hết sức để ý, sớm đưa đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa.

1. Đòi chuyển lớp, chuyển trường

Có thể do một số mâu thuẫn của con với bạn của chúng tại trường, hoặc căn bản là không có nguyên nhân gì, nhưng trẻ vẫn cảm thấy có nhiều áp lực từ nơi mình đang học.

Trẻ thường có thái độ khó chịu, tức giận vô cớ, không thể yên tâm học tập, nằng nặc đòi bố mẹ xin chuyển trường, chuyển lớp với những lý do trên.

Khi đến nơi học mới, trạng thái của trẻ vẫn không có chuyển biến tốt, tìm kiếm những lý do khác, hoặc với lý do không thích môi trường mới, để tiếp tục đòi chuyển trường.

Đừng chủ quan với bệnh trầm cảm: 6 dấu hiệu nếu con có thì cha mẹ phải đặc biệt chú ý - Ảnh 1.

2. Phản kháng lại cha mẹ

Khi nghe lời dạy dỗ, chỉ bảo của bố mẹ, chúng không hợp tác mà luôn có thái độ phản kháng.

- Biểu hiện nhẹ: Không dọn dẹp phòng ngủ của mình, đồ đạc để bừa bộn, rửa mặt, ăn cơm, chải đầu đều chậm, không làm bài tập thầy, cô giáo cho về nhà…

- Biểu hiện nghiêm trọng: Trốn học, tối không về nhà, bỏ nhà đi, luôn bị ám ảnh bởi những ký ức trước đây, chẳng hạn như bị cha mẹ đánh đập, mắng chửi, cha mẹ ly hôn, tái hôn…, muốn "đoạn tuyệt" tình cảm với gia đình.

3. Lo lắng, buồn chán

Mục tiêu, lý tưởng hoặc một sự việc lớn lao nào đó đạt được mục đích, nhưng chúng không bày tỏ biểu hiện vui thích, trái lại còn cảm thấy lo lắng, chán nản.

Chẳng hạn con bạn thi đỗ đại học, nhưng lại luôn buồn phiền, nhiều tâm sự, không muốn đến giảng đường. Trong thời gian học tập tại trường, thường hay vô cớ về nhà, muốn nghỉ học.

4. Tư duy và hành động không đồng nhất

Đối với trường hợp trẻ còn bé, sẽ không biết cách diễn tả cảm xúc về một vấn đề nào đó, mà chỉ sử dụng một số hành động cơ thể nhưng không trùng khớp với việc mà chúng muốn diễn tả.

Chẳng hạn có đứa trẻ thường đưa tay lên đầu để diễn tả việc đau đầu, chóng mặt; có đứa lấy tay ôm ngực để diễn tả việc khó thở;

Có đứa trẻ thì chỉ tay vào trong miệng như muốn nói rằng có thứ gì đó trong cổ họng, lúc đó có thể trẻ muốn nói rằng mình khó nuốt thức ăn. Nhưng thực tế thì chúng chẳng phải đau đầu, khó thở hay khó nuốt.

"Bệnh" của những đứa trẻ dường như đã "rất nghiêm trọng", giống như là mãn tính, thường xuyên tái phát, đi khám nhiều lần nhưng vẫn không phát hiện ra bệnh, uống nhiều thuốc nhưng bệnh không chuyển biến.

Đừng chủ quan với bệnh trầm cảm: 6 dấu hiệu nếu con có thì cha mẹ phải đặc biệt chú ý - Ảnh 2.

5. Có biểu hiện tiêu cực

- Tiềm thức ảnh hưởng đến tâm lý

Chẳng hạn, con bạn vừa mới đến cổng trường, vào phòng học hoặc một nơi nào đó, chúng liền cảm thấy chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, rã rời chân tay.

Tuy nhiên, khi chúng rời khỏi những khu vực nói trên, vừa về đến nhà, tất cả mọi thứ đều trở lại bình thường.

- Từ trong tiềm thức, đưa ra những phỏng đoán tiêu cực về mình

Trường hợp đứa trẻ cho rằng kết quả kiểm tra không tốt; không muốn gặp gỡ giao lưu với mọi người; cho rằng mọi việc chúng làm đều sai lầm, thậm chí là tội lỗi, là gánh nặng cho mọi người; cho rằng mình bị tâm thần.

6. Có hành vi tự tử

Chúng tìm mọi cách để tự tử. Đối với đứa trẻ tự tử không thành công, nếu chỉ cứu được mạng sống nhưng không điều trị căn bệnh trầm cảm (bao gồm cả tâm lý trị liệu), chúng sẽ tiếp tục tìm cách để tự tử.

Do hành động tự tử bị tác động bởi yếu tố rối loạn tâm sinh lý, nên bản thân không tự chủ được hành vi.

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ trưởng Bộ Y tế: Việt Nam hướng tới trở thành trung tâm khoa học, đổi mới sáng tạo y tế mới trong khu vực

Bộ trưởng Bộ Y tế: Việt Nam hướng tới trở thành trung tâm khoa học, đổi mới sáng tạo y tế mới trong khu vực

Sống khỏe - 37 phút trước

GĐXH – Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã nhấn mạnh như vậy tại Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 do Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức tối 17/5 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Chế độ ăn tốt cho người bệnh suy tuyến thượng thận

Chế độ ăn tốt cho người bệnh suy tuyến thượng thận

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

Suy tuyến thượng thận bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, cần thực hiện chế độ ăn đủ chất, cung cấp dinh dưỡng và năng lượng để hỗ trợ các chức năng của cơ thể.

Cô gái 20 tuổi bị nhiễm trùng toàn thân chỉ vì một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Cô gái 20 tuổi bị nhiễm trùng toàn thân chỉ vì một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Cô gái bị nhiễm trùng huyết do chủ quan với căn bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, cộng với việc lười uống nước đã khiến vi khuẩn sinh sản và xâm nhập vào máu.

Bác sĩ bị kính rơi vào người ở The Coffee House sắp được chuyển sang cơ sở khác để phục hồi chức năng

Bác sĩ bị kính rơi vào người ở The Coffee House sắp được chuyển sang cơ sở khác để phục hồi chức năng

Y tế - 15 giờ trước

Theo BS. Trần Quang Trung, Khoa Ngoại thần kinh cột sống, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, khoảng 5-7 ngày nữa, bác sĩ Lý sẽ được sẽ được chuyển sang cơ sở khác để tiếp tục phục hồi chức năng.

Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH - Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 diễn ra lúc 20h ngày 17/5/2024 tại Nhà hát Lớn, Hà Nội. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV2, trên các ấn phẩm điện tử (suckhoedoisong.vn, giadinh.suckhoedoisong.vn) và các nền tảng mạng xã hội của Báo Sức khỏe & Đời sống.

Sôi động trước giờ diễn ra Lễ vinh danh Ngôi sao thuốc Việt lần 2

Sôi động trước giờ diễn ra Lễ vinh danh Ngôi sao thuốc Việt lần 2

Sống khỏe - 17 giờ trước

SKĐS - Chỉ còn nửa tiếng nữa, Lễ vinh danh Ngôi sao thuốc Việt lần 2 sẽ chính thức được diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Trước lễ vinh danh, không khí đã vô cùng sôi động.

Người đàn ông 61 tuổi ở Quảng Ninh nguy kịch vì ăn so biển

Người đàn ông 61 tuổi ở Quảng Ninh nguy kịch vì ăn so biển

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - Dù biết con so có độc tính nhưng người đàn ông này vẫn chủ ý ăn vì từng ăn nhiều lần trước đó mà chưa thấy bị ngộ độc.

Ho kéo dài có nên dùng thuốc kháng sinh cho nhanh khỏi?

Ho kéo dài có nên dùng thuốc kháng sinh cho nhanh khỏi?

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

Ho rất thường gặp và là triệu chứng của nhiều tình trạng sức khỏe hô hấp khác nhau. Khi ho kéo dài có nên dùng thuốc kháng sinh cho nhanh khỏi?

Đỗ Đạt gây bão mạng xã hội vì con gái quấy khóc đêm

Đỗ Đạt gây bão mạng xã hội vì con gái quấy khóc đêm

Sống khỏe - 21 giờ trước

Từ ngày trở thành "ông bố trẻ", tiktoker Đỗ Đạt rất stress đến mức ra ít video hẳn đi vì con liên tục quấy khóc đêm, khó ngủ.

3 cách ăn bún dễ gây bệnh, người Việt nhất định phải tránh

3 cách ăn bún dễ gây bệnh, người Việt nhất định phải tránh

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Bún tuy mềm và dễ ăn nhưng một số đặc điểm trong quá trình sản xuất khiến nó có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nhất là trong mùa nắng nóng.

Top