Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đưa Trung tâm DS-KHHGĐ về trực thuộc UBND quận, huyện: Mong muốn của nhiều địa phương

GiadinhNet - 62,5% ý kiến của các đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện (đồng thời cũng là Trưởng Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ) mong muốn Trung tâm DS-KHHGĐ đưa về trực thuộc UBND huyện để chỉ đạo hoạt động hiệu quả hơn.

 

Mô hình đưa cán bộ dân số làm việc tại UBND xã sẽ giúp đội ngũ cán bộ cơ sở phát huy tốt năng lực, sở trường. Ảnh: Dương Ngọc

 
Con số này vượt xa so với ý muốn giao cho Chi cục DS-KHHGĐ quản lý (19,7%) cũng như số mong muốn sáp nhập về đơn vị y tế trên địa bàn huyện (17,8%).

Ý thức, trách nhiệm cao

Số liệu trên là kết quả thu nhận được từ khảo sát, lấy ý kiến của các địa phương về Mô hình quản lý Trung tâm DS-KHHGĐ huyện, do Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế vừa thực hiện. Điều này đã thể hiện ý thức, trách nhiệm rất cao của lãnh đạo UBND các huyện trong việc đóng góp ý kiến về việc xây dựng tổ chức bộ máy tổ chức làm công tác DS-KHHGĐ ở cơ sở.

Ở tuyến tỉnh, có 49/63 Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách văn xã gửi phiếu trả lời thì trong cả ba phương án (Trực thuộc Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh; Trực thuộc UBND huyện; Sáp nhập vào đơn vị sự nghiệp y tế ở huyện) đưa ra gần tương đương nhau, không có phương án nào đạt quá bán. Tuy nhiên, tỷ lệ Phó Chủ tịch UBND tỉnh muốn Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện chiếm tỷ lệ cao nhất: 38,8% số ý kiến trả lời. Ở cấp tỉnh, với các đối tượng khảo sát là 63 Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ và 695 Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ, số người mong muốn đưa Trung tâm DS-KHHGĐ về trực thuộc UBND huyện cũng khá cao: 57,1% và 58%. Số mong muốn để Chi cục DS-KHHGĐ trực tiếp quản lý là 39,7% và 36,5%. Số mong muốn sáp nhập về đơn vị sự nghiệp y tế huyện chiếm con số rất nhỏ: 3,1% và 5,4%.
 
Bên cạnh đó, đa số các ý kiến rất đồng tình với việc đưa cán bộ chuyên trách (CBCT) dân số xã về UBND xã quản lý: 53,1% Phó Chủ tịch UBND tỉnh và 67,8% Phó Chủ tịch UBND huyện mong muốn tuyển cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ thành viên chức của Trung tâm DS-KHHGĐ làm việc tại UBND xã để lãnh, chỉ đạo được hiệu quả hơn. Tuyệt đại đa số những người đang trực tiếp quản lý, chỉ đạo cán bộ DS-KHHGĐ ở xã (92,1% Chi cục trưởng và 90,1% Giám đốc Trung tâm) mong muốn chuyển cán bộ này thành viên chức của Trung tâm DS-KHHGĐ làm việc tại UBND xã.

Năm 2009, Viện Xã hội học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức một nghiên cứu, khảo sát nhằm đánh giá thực trạng tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ ở địa phương sau hơn 2 năm chuyển về ngành Y tế làm việc. Đối tượng khảo sát là lãnh đạo và cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ và chính quyền cấp tỉnh, huyện, xã; một số vụ, đơn vị liên quan của Bộ Y tế, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính; Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ tỉnh, huyện, xã. Kết quả nghiên cứu cho thấy: "Có 64,7% ý kiến khảo sát cho rằng cơ quan quản lý trực tiếp Trung tâm DS-KHHGĐ nên là UBND huyện và chỉ có 35,3% có ý kiến cho rằng cơ quan quản lý trực tiếp Trung tâm DS-KHHGĐ nên là Chi cục DS-KHHGĐ".

Đáp ứng nhiệm vụ chính trị của ngành
 

Những thuận lợi khi Trung tâm trực thuộc UBND huyện

- Có sự thống nhất sự chỉ đạo của cấp ủy đảng và chính quyền địa phương trong các hoạt động về dân số với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Cả hệ thống chính trị đều có trách nhiệm trong công tác DS-KHHGĐ;

- Được tham mưu trực tiếp với UBND trong việc thực hiện chính sách dân số.

- Là cơ quan của huyện nên có sự hướng dẫn, chỉ đạo UBND phường, xã thuận lợi hơn, thực hiện nhanh hơn, có sự hỗ trợ kinh phí thêm cho các đợt Chiến dịch... thuận lợi hơn.

Trong Điều tra tổng thể hệ thống DS-KHHGĐ của Viện Chiến lược và Chính sách y tế, Bộ Y tế, năm 2010 chỉ rõ: "Bộ máy ở cấp tỉnh là phù hợp. Tuy nhiên, vì phải “ẩn” trong Sở Y tế, nên tiếng nói với các ban, ngành, với lãnh đạo chính quyền, cấp ủy, tổ chức, đoàn thể ở địa phương cấp tỉnh và các cấp dưới không còn mạnh mẽ nữa.
 
Mô hình ở cấp huyện là không phù hợp, làm mất tính chất, ý nghĩa vận động, bị tách rời lãnh đạo chính quyền và cấp ủy, việc tổ chức thực hiện các hoạt động gặp khó khăn. Cán bộ DS-KHHGĐ cấp xã trở thành viên chức của Trạm Y tế xã được hưởng lương (là mong ước lâu nay của ngành dân số). Tuy nhiên, trên thực tế diễn ra hiện tượng "loại cựu chiến binh, tuyển tân binh", gây xáo trộn và làm đội ngũ cán bộ cấp xã không yên tâm".
 
Nhìn ra các yếu tố bất cập trên, đa số ý kiến được hỏi đều mong muốn Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện. Bên cạnh đó, các đồng chí lãnh đạo ở địa phương cũng cho rằng, khi CBCT dân số được sự quản lý điều hành trực tiếp của địa phương sẽ triển khai tốt các hoạt động tuyên truyền vận động tại địa phương. Vì xã thường tuyển người tại địa phương nên các CBCT dân số xã hiểu rõ đặc điểm sinh sống, phong tục tập quán, có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với người dân. N
 
hờ đó họ làm tốt việc tuyên truyền vận động người dân thực hiện công tác DS-KHHGĐ. Đồng thời, khi CBCT trực thuộc UBND xã, lãnh đạo xã sẽ nắm bắt được trình độ, năng lực, tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh của người được tuyển dụng để quản lý tốt hơn.

Hà Nội, Gia Lai, Quảng Trị là những địa phương đầu tiên trong cả nước áp dụng mô hình này. Ngay gần đây là Thái Bình, đưa Trung tâm DS-KHHGĐ về UBND huyện quản lý. Đà Nẵng vừa có Công văn của HĐND chỉ đạo UBND TP bắt đầu từ 2012, đưa Trung tâm DS-KHHGĐ về trực thuộc UBND quận, huyện (chuyên môn vẫn thuộc Chi cục DS-KHHGĐ), đồng thời chuyển CBCT dân số xã từ Trạm y tế phường, xã sang là viên chức của Trung tâm DS-KHHGĐ biệt phái về làm việc tại UBND phường, xã.

Đại diện cho địa phương đi đầu trong cả nước khi đưa mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND quận, huyện và CBCT dân số về UBND xã quản lý, ông Tạ Quang Huy, Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Hà Nội khẳng định: "Đây là một mô hình rất hiệu quả, đem lại nhiều thành công trong việc thực hiện công tác DS-KHHGĐ của Hà Nội trong suốt thời gian qua". Bà Đinh H' Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Y tế kiêm Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Gia Lai cho rằng: "Mô hình đã phát huy sự phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của công tác".

Còn bà Nguyễn Thị Huê, Phó Giám đốc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Thái Bình nhấn mạnh: "Đây là hoạt động xã hội hóa, càng xã hội hóa tốt thì hiệu quả, tính tự giác người dân thực hiện chính sách này càng lớn. Công tác DS-KHHGĐ là một bài toán giúp giải quyết được nhiều vấn đề khác để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương".
 
Chia sẻ về tính hiệu quả, phù hợp và đúng đắn của mô hình này, bà Nguyễn Thị Thanh Hương - nguyên Phó Giám đốc Sở Y tế kiêm Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Hà Nội, người tham mưu cho Sở Y tế và lãnh đạo UBND TP Hà Nội đưa Trung tâm DS-KHHGĐ về trực thuộc UBND quận, huyện và CBCT dân số về làm viên chức của phường, xã nói: "Công tác dân số mang tính xã hội hóa rất cao, phải gắn với sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương và sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể tại cộng đồng. Ngành dân số phải bám sát chính quyền, đoàn thể để tận dụng nguồn nhân lực đã gắn bó nhiều năm trong công tác DS-KHHGĐ. Đó chính là bài học kinh nghiệm từ thực tiễn trong quá trình triển khai  Nghị quyết TƯ 4 (khóa VII), Pháp lệnh Dân số, Nghị quyết 47-NQ/TW về "Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách DS-KHHGĐ".

Những thuận lợi và phù hợp khi chuyển cán bộ DS-KHHGĐ về làm việc tại UBND xã

- Có sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, UBND xã sâu sát và thiết thực hơn.

- Cán bộ DS-KHHGĐ cấp xã thực hiện tốt nhiệm vụ dưới sự quản lý, chỉ đạo hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Trung tâm DS-KHHGĐ huyện; sự phối hợp quản lý để chủ động triển khai công việc của UBND xã.

- Có sự đầu tư hỗ trợ kinh phí của UBND xã trong các hoạt động vì đó là trách nhiệm của chính quyền địa phương.

- Chuyên trách tại UBND xã sẽ tham mưu tốt, nhanh, không qua trung gian, huy động được các cấp, các ngành phối hợp đồng bộ; được cả hệ thống chính trị ở xã phối hợp thường xuyên, liên tục, kịp thời.

- Có điều kiện tuyển dụng cán bộ có năng lực; quản lý sát cán bộ vì là người địa phương, phục vụ cho địa phương.

(Theo kết quả nghiên cứu khảo sát của Viện Xã hội học
Học viện chính trị-Hành chính Quốc gia)

Hà Thư

baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tăng cường kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại Thanh Hóa

Tăng cường kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại Thanh Hóa

Dân số và phát triển - 18 giờ trước

GĐXH - Để kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các cấp, các ngành địa phương tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho Nhân dân, từng bước đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng.

8 điều cha mẹ cần biết về tinh hoàn ẩn ở trẻ

8 điều cha mẹ cần biết về tinh hoàn ẩn ở trẻ

Dân số và phát triển - 20 giờ trước

Tinh hoàn ẩn là bệnh lý bẩm sinh gặp ở bé trai với tỷ lệ 3-4% khi sinh, tỷ lệ này cao hơn ở trẻ sinh thiếu cân, đẻ non, sinh đôi...

Sự khác biệt giữa thụ tinh trong tử cung và thụ tinh trong ống nghiệm

Sự khác biệt giữa thụ tinh trong tử cung và thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Mang thai không phải lúc nào cũng dễ dàng. Đối với nhiều cặp vợ chồng không có khả năng mang thai tự nhiên, việc thụ thai cần thêm một số công sức và sự can thiệp của y tế là thụ tinh nhân tạo trong tử cung (IUI) và thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Tiền mãn kinh thường bắt đầu từ 40 đến 50 tuổi. Chế độ ăn lành mạnh góp phần làm giảm bớt một số triệu chứng khó chịu mà thời kỳ tiền mãn kinh gây ra.

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nhiều cha mẹ băn khoăn về việc có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh. Vậy trường hợp nào nên và không nên cắt bao quy đầu cho trẻ?

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Tôi thấy thật sai lầm khi nhờ con dâu đi gửi tiết kiệm. Giờ nó hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm dưỡng già của tôi để buôn bất động sản, tôi chưa biết cách nào để từ chối.

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Tôi đã lên kế hoạch cho 1 buổi cầu hôn lãng mạn, thế nhưng khi vừa nhìn thấy chiếc nhẫn cầu hôn, bạn gái liền giận dỗi, thế rồi chúng tôi cãi nhau mà tôi không hiểu lý do là gì. Sau đó tôi mới biết bạn gái dỗi đòi chia tay chỉ vì tôi mua chiếc nhẫn không đúng ý cô ấy.

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH- Việc tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là cách để chúng ta vẽ đường cho "hươu chạy đúng đường".

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Với loại bệnh tan máu bẩm sinh, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng khiến chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động. Một số trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể tử vong từ khi còn nhỏ.

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Top