Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đưa bố mẹ vào nhà dưỡng lão, tại sao gặp khó?

Thứ sáu, 09:00 27/11/2020 | Dân số và phát triển

GiadinhNet – Cụ ông 70 tuổi, có 2 con gái, vợ mất đã lâu. Căn bệnh ung thư tinh hoàn khiến ông phải cắt bỏ toàn bộ bộ phận sinh dục. Do bệnh đã di căn, việc điều trị cho người đàn ông này rất khó khăn. Bệnh viện "trả" ông về, tiên lượng chỉ sống thêm được 6-9 tháng.

Nhưng ông về đâu, ai sẽ chăm sóc ông những ngày tháng đau ốm cuối đời? Hai con gái đã đi lấy chồng xa, ở tại gia đình bên ấy. Sức khoẻ thể chất đi xuống, sức khoẻ tinh thần càng khiến người đàn ông ông vốn tính tình hài hước phải kiệt quệ.

Hai người con gái bàn bạc với ông, gửi ông vào Trung tâm chăm sóc người cao tuổi Bách Niên Thiên Đức ở Hà Nội. Khi ông vào Trung tâm được 1 tháng, ông vô tình gặp lại cụ bà là bạn học cũ. Từ đó hai ông bà chăm sóc nhau như những đôi bạn tri kỉ. Hằng ngày bà pha cà phê, trà cùng uống với ông. Khi nhân viên tắm cho cụ ông thì bà nhanh nhẹn chuẩn bị quần áo cho người bạn đặc biệt. Đến giờ ăn, hai ông bà cùng ăn một bàn.... Ông vui vẻ, quên đi nỗi đau thể chất.

Đưa bố mẹ vào nhà dưỡng lão, tại sao gặp khó? - Ảnh 1.

Khám sức khoẻ cho người cao tuổi. Ảnh minh hoạ

"Nhờ đó ông còn sống thêm khoảng gần 3 năm ông mới mất. Điều này cho thấy yếu tố cộng đồng, đặc biệt là yếu tố tinh thần, tâm sinh lý của người cao tuổi rất cần được quan tâm, duy trì, tôn trọng và phát triển" - ông Nguyễn Tuấn Ngọc, Giám đốc Trung tâm, kể câu chuyện và nhận định.

Tổng cục Dân số (Bộ Y tế) cho hay theo tính toán năm 2019, số người cao tuổi cần hỗ trợ hàng ngày là gần 4 triệu người cao tuổi và năm 2049 số người cao tuổi này cần chăm sóc sẽ lên gần 10 triệu (trong số khoảng 33,5 triệu người cao tuổi). Nhu cầu chăm sóc dài hạn với sự hỗ trợ của cộng đồng cũng sẽ tăng do số người bình quân 1 hộ gia đình giảm từ 3,8 người/hộ năm 2009 xuống còn 3,6 người/hộ năm 2019, vai trò của gia đình trong chăm sóc người cao tuổi cũng giảm tương ứng.

Theo nhận định của ông Nguyễn Tuấn Ngọc, hiện nay, số lượng người tham quan để tìm hiểu mô hình Trung tâm dưỡng lão chăm sóc người cao tuổi ngày càng đông do nhiều nguyên nhân. Trước hết, mọi người lo tương lai cho mình về sau; tìm hiểu để cho chính bản thân mình vào ở hoặc cho bố mẹ vào ở. Thậm chí những bố mẹ già có con bị bệnh Down, thiểu năng trí tuệ, hoặc bị tai nạn mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con, cũng tìm hiểu để gửi con vào các trung tâm dưỡng lão.

"Nhưng số lượng thực tế chỉ đạt 20-25% số người đến tham quan, tìm hiểu" – ông Ngọc nói.

Tâm lý "đưa bố mẹ vào trung tâm dưỡng lão là bất hiếu" theo nhận định của ông Đức thực sự là một rào cản đối với các Trung tâm như nơi ông đang công tác. Hiện nay, tuy quan niệm này đã giảm nhưng vẫn còn tồn tại ở nhiều người.

Ngoài ra, giá thành dịch vụ cũng là một rào cản lớn đối với người cao tuổi muốn tiếp cận dịch vụ chăm sóc trong viện dưỡng lão. Hiện tại, ở Trung tâm Bách Niên Thiên Đức có 400 người cao tuổi sinh sống tại trung tâm với 400 hoàn cảnh khác nhau. Khi vào Trung tâm, có tới 70% trong số này mang bệnh lý. Họ cảm thấy rất là hạnh phúc khi cuối đời được sự chăm sóc như con cái nhưng giá thành vẫn cao do vậy họ cũng không ở được lâu. Được biết, chi phí một tháng ở đây giao động từ 6-16 triệu đồng/tháng tuỳ theo từng trường hợp.

Việc chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam tại cơ sở, dịch vụ chăm sóc người cao tuổi tư nhân ở miền Bắc phát triển hơn ở các vùng khác. Riêng tại Hà Nội đã có khoảng 18 cơ sở dịch vụ chăm sóc người cao tuổi. Trong đó có khoảng 10 cơ sở đã có giấy phép hoạt động.

Đánh giá về chất lượng các cơ sở hiện nay, ông Nguyễn Tuấn Ngọc - người đã có 20 năm công tác trong lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi - thì các cơ sở hiện nay mới ở mức độ quản lý người cao tuổi, chứ chưa hẳn là chăm sóc. Nguyên nhân, theo ông, bởi còn thiếu cơ sở vật chất, nhân lực, chưa có các quy chuẩn trong xây dựng, trang thiết bị, chế độ ăn và kĩ năng chăm sóc. Ngoài ra, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị tại các Trung tâm chăm sóc người cao tuổi còn hạn chế, chưa theo kịp các nước phát triển.

Với các nước phát triển, chẳng hạn Nhật, Đức, Mỹ, các nhà dưỡng lão của họ rất hiện đại và chất lượng chăm sóc đẳng cấp. Với những nước "hàng xóm" của chúng ta như Lào, Campuchia, Philippines, các nhà dưỡng lão cũng chưa đạt được mức chất lượng như ở Việt Nam. "Nói chung, tất cả các nhà dưỡng lão trên thế giới đều có những cách chăm sóc như nhau nhưng chất lượng của từng nước khác nhau tùy thuộc vào sự phát triển phúc lợi của mỗi nước" – ông Ngọc nhận định.

Hiện nay, các mô hình nhà dưỡng lão ở Nhật Bản khá phù hợp để các nhà dưỡng lão ở Việt Nam học hỏi. Các nhà dưỡng lão ở đây có trang thiết bị khá giống Việt Nam về thiết kế, kiến trúc, vóc dáng người cao tuổi ở Nhật và Việt Nam cũng khá giống nhau, văn hóa ẩm thực và văn hóa sống cũng cói nhiều điểm tương đồng với Việt Nam.

T.Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hai con sinh đôi không giống nhau, bố lập tức đi xét nghiệm ADN

Hai con sinh đôi không giống nhau, bố lập tức đi xét nghiệm ADN

Dân số và phát triển - 15 giờ trước

Thấy con trai song sinh không giống nhau, anh Kiên đi xét nghiệm ADN, kết quả được chuyên gia đánh giá cực hiếm gặp.

Người yêu cũ mang con đến nhà, người đàn ông quyết đi xét nghiệm ADN: Kết quả được hé lộ

Người yêu cũ mang con đến nhà, người đàn ông quyết đi xét nghiệm ADN: Kết quả được hé lộ

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Người đàn ông tên Dũng (*) đã quyết định đến Trung tâm Phân tích ADN và Công nghệ di truyền để xét nghiệm quan hệ huyết thống cùng đứa trẻ được người yêu cũ đặt trước cửa nhà anh.

Thói quen của hàng triệu nam giới Việt có hại cho chuyện sinh con

Thói quen của hàng triệu nam giới Việt có hại cho chuyện sinh con

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bên cạnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay ung thư, hút thuốc lá còn tác động tiêu cực lên khả năng sinh sản của nam giới và bộ gene của tinh trùng.

Bài tập xua tan nỗi lo mất ngủ, khó ngủ

Bài tập xua tan nỗi lo mất ngủ, khó ngủ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Mất ngủ, khó ngủ thường gây cảm giác khó chịu, lo lắng... ảnh hưởng tới năng suất lao động và học tập. Thực hiện một số bài tập hiệu quả dưới đây giúp bạn ngủ nhanh và thức dậy sảng khoái hơn.

Ung thư vú tiến triển như thế nào?

Ung thư vú tiến triển như thế nào?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Cho dù đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, việc tìm hiểu tất cả thông tin có sẵn có thể khiến người bệnh hiểu hơn. Dưới đây là tổng quan đơn giản về ung thư vú và các giai đoạn bệnh, phân tích về cách ung thư vú lây lan, chẩn đoán và điều trị.

Người phụ nữ ở Đồng Nai nặng 100kg mang thai bé 4,6kg, nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm

Người phụ nữ ở Đồng Nai nặng 100kg mang thai bé 4,6kg, nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Một bệnh viện ở Đồng Nai đã tiếp nhận trường hợp đặc biệt của sản phụ 35 tuổi, nặng 100 ký, thai trên 38 tuần, em bé to, nặng 4,6kg.

Biện pháp điều trị nấm Candida âm đạo

Biện pháp điều trị nấm Candida âm đạo

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nấm Candida âm đạo gây kích ứng, ngứa dữ dội và tiết dịch nhiều ở âm đạo và âm hộ, bệnh rất dễ tái phát.

Phổ biến kiến thức về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế, dân số

Phổ biến kiến thức về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế, dân số

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 20/3, ông Phan Nam Bình, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Quảng Bình cho biết, đơn vị vừa tổ chức hội nghị tập huấn về chương trình sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho đội ngũ cán bộ y tế, dân số cơ sở tại huyện Lệ Thủy.

Bị dị tật tử cung đôi có sinh con được không?

Bị dị tật tử cung đôi có sinh con được không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã phẫu thuật cho một bé gái có 2 buồng tử cung, 2 cổ tử cung. Đây là dị tật bẩm sinh cơ quan sinh dục hiếm gặp nhưng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ.

Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng

Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chịu áp lực tài chính không nhỏ khi nuôi con tại thành phố lớn, nhiều gia đình tiết kiệm hơn trăm triệu đồng mới dám sinh con.

Top