Hà Nội
23°C / 22-25°C

'Đón đầu' triệu chứng thời kỳ mãn kinh để giảm nguy cơ trầm cảm

Thứ sáu, 08:58 08/12/2023 | Dân số và phát triển

Mãn kinh là một điều bình thường đối với hầu hết phụ nữ. Tuy nhiên, đối với một số người, quá trình chuyển đổi mãn kinh là giai đoạn dễ bị tổn thương về mặt sinh học và tinh thần, thậm chí dẫn đến trầm cảm.

Nguyên nhân khiến phụ nữ mãn kinh dễ bị trầm cảm

Mãn kinh là một giai đoạn bình thường và đối với hầu hết phụ nữ, đó là một phần của cuộc sống. Tuy nhiên, ở một số người, quá trình chuyển đổi mãn kinh là giai đoạn dễ bị tổn thương về mặt sinh học với các triệu chứng sinh lý và tâm lý đôi khi rất nghiêm trọng.

Nghiên cứu cho thấy, phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh có liên quan đến khả năng dễ bị trầm cảm cao hơn, với nguy cơ tăng từ giai đoạn tiền mãn kinh và giảm dần trong thời kỳ hậu mãn kinh. Đối với phụ nữ có tiền sử trầm cảm có khả năng được chẩn đoán rối loạn trầm cảm cao hơn trong khoảng thời gian này.

Nguyên nhân do mãn kinh là một giai đoạn khó khăn về thể chất và tinh thần đối với một số phụ nữ. Nó làm đảo lộn cuộc sống đi kèm với một loạt các triệu chứng gây ra bởi sự thay đổi nội tiết tố như: bốc hỏa, mất ngủ, mệt mỏi, tâm trạng thất thường và thậm chí trầm cảm.

'Đón đầu' triệu chứng thời kỳ mãn kinh để giảm nguy cơ trầm cảm- Ảnh 1.

Phụ nữ dễ bị trầm cảm trong thời kỳ mãn kinh.

Theo Tiến sĩ Nazanin E. Silver, chuyên Sản phụ khoa và tâm thần về sức khỏe hành vi của phụ nữ, Trường Cao đẳng Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), trong thời kỳ tiền mãn kinh, ngoài các triệu chứng như bốc hỏa, đổ mồ hôi ban đêm, nhiều người cũng gặp phải vấn đề tâm trạng.

Những nguyên nhân khiến thời kỳ tiền mãn kinh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần là do những thay đổi về hormone ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt có thể ảnh hưởng đến cảm xúc. Ngoài ra, các triệu chứng mãn kinh về thể chất cũng có thể dẫn đến căng thẳng và mệt mỏi.

Đặc biệt, độ tuổi 40 -50 là thời điểm mà áp lực cuộc sống có thể lớn nhất. Nhiều người trong độ tuổi này phải đảm đương những công việc đòi hỏi khắt khe, nuôi dạy con cái và chăm sóc cha mẹ già yếu. Tất cả những căng thẳng này có thể làm tăng thêm những thách thức về sức khỏe tâm thần.

Hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng, nguy cơ trầm cảm tăng lên trong thời kỳ chuyển tiếp mãn kinh. Các triệu chứng trầm cảm bao gồm: khóc nhiều, cảm thấy tuyệt vọng hoặc vô giá trị, cảm thấy tê liệt và mất hứng thú với các hoạt động bình thường…

Cách đối phó với trầm cảm trong giai đoạn mãn kinh

Theo BSCKI. Hoàng Hường, chuyên gia Sản phụ khoa, sự rối loạn nội tiết tố trong giai đoạn tiền mãn kinh sẽ kéo theo nhiều rối loạn khác, trong đó có những thay đổi về tâm trạng.

Tính tình chị em thay đổi, dễ cáu gắt, dễ giận hờn… Sự căng thẳng tâm lý, chán nản có thể dẫn đến mất ngủ, suy nhược thần kinh. Tình trạng này nếu không được can thiệp kịp thời dễ rơi vào trầm cảm khó kiểm soát.

Một số phụ nữ nhạy cảm với sự thay đổi hormone hơn những người khác, nhất là những người đã từng bị các triệu chứng tiền kinh nguyệt, có những thay đổi về cảm xúc khi mang thai, bị trầm cảm sau sinh .

Tuy nhiên, chúng ta cần phải hiểu, mãn kinh là một phần trong đời sống sinh lý bình thường của người phụ nữ. Vì vậy, để đối phó tích cực với những thay đổi này, chị em nên chủ động chuẩn bị tâm lý đón nhận để vượt qua một cách nhẹ nhàng.

Cách đơn giản nhất là nên có sự chuẩn bị về tâm lý, có chế độ tập luyện và dinh dưỡng tốt trước giai đoạn này, không làm việc quá sức, ngủ đủ giấc. Nếu có các triệu chứng tiền mãn kinh khó chịu kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm trạng, chị em nên đi khám để được bác sĩ tư vấn biện pháp can thiệp phù hợp như: dùng thuốc, bổ sung nội tiết tố…

'Đón đầu' triệu chứng thời kỳ mãn kinh để giảm nguy cơ trầm cảm- Ảnh 3.

Các bài tập thiền, yoga có thể giúp cải thiện tâm trạng hiệu quả.

Tập thể dục thường xuyên đã được chứng minh là một biện pháp hiệu quả giúp chị em phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh duy trì sự dẻo dai của hệ xương cơ, có vóc dáng gọn gàng, tinh thần luôn vui vẻ, lạc quan, yêu đời. Đối với phụ nữ có nguy cơ trầm cảm, hãy tìm cách cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần bằng cách tập các bài tập yoga , thiền hoặc thở nhịp nhàng. Luôn giữ kết nối với gia đình; giao lưu với bạn bè hoặc tham gia học một môn nghệ thuật sáng tạo. Lưu ý không lạm dụng thuốc an thần, rượu và các chất kích thích để giữ trạng thái tinh thần luôn khỏe mạnh.
Thu Phương
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 22 giờ trước

Chứng rối loạn xuất tinh xuất hiện ngày càng nhiều ở nam giới với các nguyên nhân khác nhau. Một số phương pháp tập luyện có thể hỗ trợ điều trị chứng bệnh này hiệu quả.

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Một trong những nguyên nhân làm chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, không đều, kéo dài, chậm rụng trứng là do căng thẳng (stress). Vậy chúng ta hãy xem điều này xảy ra như thế nào?

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Top