Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đối phó với bệnh khớp ở người cao tuổi

GiadinhNet - Người cao tuổi hay mắc các bệnh về xương khớp. Trong đó phổ biến nhất là loãng xương và thoái hóa khớp. Mùa đông sắp đến mang theo khí lạnh và không khí ẩm ướt là nỗi ám ảnh với người cao tuổi, đặc biệt là với người mắc bệnh xương khớp. Làm gì để chống lại căn bệnh mang tính tuổi tác này?


Vận động, tập thể dục vừa sức là liều thuốc chữa bệnh tuyệt vời cho người già.

Vận động, tập thể dục vừa sức là "liều thuốc" chữa bệnh tuyệt vời cho người già.

Theo PGS. BS. Lê Anh Thư, người cao tuổi (NCT) do quá trình lão hóa nên vào mùa đông sẽ rất khó tránh khỏi việc nhức mỏi tay chân, đau xương khớp. Nguyên nhân là do sự thay đổi của thời tiết như nóng lạnh thất thường, lúc khô hanh, lúc lại ẩm ướt… kéo theo hàng loạt sự thay đổi của các yếu tố bên trong cơ thể như độ nhớt của máu, độ nhớt dịch khớp, sự kết tủa của các muối, thay đổi nồng độ các hóa chất trung gian thay đổi vận mạch…

Những sự thay đổi này góp phần làm xuất hiện các đợt đau xương khớp. Ngoài ra, trời rét kèm theo độ ẩm tăng cao do mưa phùn làm cho các gân cơ bị co rút lại, dịch khớp đông quánh hơn khiến cho các khớp trở nên khô cứng, đau mỏi, khó cử động.

Thực tế cho thấy, đa phần bệnh khớp không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng bệnh khớp ở người cao tuổi thường kéo dài dai dẳng, gây ảnh hưởng tới sinh hoạt và sức khỏe của người cao tuổi. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới bệnh khớp ở người già? Điều trị như thế nào cho hiệu quả, các bạn hãy cùng mình tìm hiểu nhé.

Nguyên nhân gây ra bệnh khớp ở người cao tuổi

Người cao tuổi bị đau nhức xương, khớp là do các nguyên nhân như xương khớp bị viêm, thoái hóa khớp, loãng xương, bệnh Paget, thừa cân, béo phì hoặc do tư thế nằm ngủ hàng ngày không đúng. Nguyên nhân cụ thể của mỗi trường hợp như sau:

- Xương, khớp bị viêm, bị chấn thương hoặc do thiếu máu đến nuôi dưỡng tạm thời hoặc trường diễn. Trong đó, viêm khớp là hiện tượng đau nhức khủng khiếp. Ngoài ra, đau nhức xương khớp còn gây nên tình trạng sưng nề, bầm tím ở các khớp khiến cho việc đi lại, cử động khó khăn.

-Thoái hóa khớp do lão hóa của sụn khớp, quá trình phá hủy sụn nhiều hơn là tái tạo sụn làm cho sụn mỏng dần và gây đau đớn; đặc biệt khi vận động, thay đổi tư thế, khi thời tiết thay đổi và nhất là khi gặp thời tiết lạnh.

- Loãng xương do thiếu canxi, vitamin D hoặc do dùng một số loại thuốc. Loãng xương gây đau nhức các đầu xương, mỏi dọc các xương dài và đau nhức như châm kim khắp toàn thân, thường tăng về đêm. Loãng xương cũng gây đau cột sống, đau dây thần kinh liên sườn. Người bệnh luôn có cảm giác lạnh hoặc ớn lạnh, hay bị chuột rút (vọp bẻ), thường ra mồ hôi.

- Bệnh Paget xương (bệnh viêm xương biến dạng), gặp chủ yếu ở nam giới có tuổi cao. Bệnh Paget gây đau nhức trong xương hoặc khớp xương.

- Thừa cân, béo phì cũng gây ra tình trạng đau nhức xương khớp. Nguyên nhân là do trọng lực của cơ thể có tác động mạnh vào xương, khớp xương gây đau.

- Việc nằm ngủ hàng ngày sai tư thế gây thiếu máu đến nuôi màng hoạt dịch, gân, cơ, xương khớp bởi mạch máu bị chèn ép.

Đau nhức xương khớp ở người cao tuổi thường rất dai dẳng (nhiều ngày, nhiều tháng, thậm chí nhiều năm), đặc biệt là nó gây mệt mỏi làm người bệnh ngại vận động, chỉ muốn nằm, ngủ hay nghỉ ngơi, do đó sẽ là nguyên nhân khiến các bệnh khác xuất hiện kèm theo.

Hậu quả do đau nhức xương khớp ở người cao tuổi

Người bệnh có cảm giác chân, tay tê buốt, đau nhức lưng, đầu gối, bàn tay, ngón tay khiến cho người bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống và luôn cảm thấy buồn phiền. Một số trường hợp đau tức ngực do đau dây thần kinh liên sườn bởi thoái hóa cột sống lưng cũng làm cho người bệnh nhầm tưởng mắc bệnh tim mạch (thiểu năng mạch vành) hoặc bệnh phổi nên càng hoang mang, lo lắng. Điều đáng nói là càng bị đau nhức xương, khớp thì người bệnh càng sợ cử động dẫn đến các khớp trở nên tê cứng, khó cử động và bệnh càng ngày càng nặng thêm.

Phòng ngừa bệnh khớp ở người cao tuổi

Để phòng ngừa bệnh, vào mùa lạnh người già cần được giữ ấm cơ thể, đặc biệt là tại vị trí các khớp. Khi có dấu hiệu nhức khớp, tê, mỏi xảy ra (nhất là khi ngủ dậy) ở vị trí nào thì hãy làm nóng vùng xung quanh vị trí đó bằng cách thoa dầu. Như vậy sẽ làm nóng vùng xung quanh đó để cho các mạch máu giãn ra, vận chuyển máu được dễ dàng để nuôi các khớp. Ra đường cần mặc đủ ấm, cổ quàng khăn ấm, tay đi găng, chân đi tất. Về chế độ dinh dưỡng, cần có chế độ hợp lý để duy trì cân nặng ở mức độ vừa phải, tránh béo phì, thừa cân và đầy đủ các vi chất cần thiết. Nên bổ sung nhiều thực phẩm có chứa hàm lượng axit béo omega-3, các loại rau lá xanh và trái cây nhiều vitamin C, hạn chế các thực phẩm giầu axit béo omega-6. Hàng ngày, nên vận động nhẹ nhàng các khớp gối, cổ chân, bàn tay, ngón tay theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa khớp. Cần bổ sung canxi và vitamin D theo đơn của bác sĩ khám bệnh.

Để đối phó với căn bệnh khớp khi mùa đông đến, NCT nên thực hiện 3 phương pháp sau:

1. Chế độ ăn phù hợp

Để hạn chế tình trạng viêm, giảm đau khớp người già nên ăn các loại thực phẩm giàu axit béo omega-3 (thường có trong các loại hạt). Các rau lá xanh, như rau bina, cải xoăn, cũng có thể giúp hạn chế tình trạng viêm và đau đớn.

Các loại quả như cam, ớt đỏ, cà chua… chứa nhiều vitamin C cũng có thể giúp làm giảm, ngăn chặn sự mất sụn và giảm đau ở người già.

Bên cạnh đó, người già nên tránh dùng các thực phẩm giàu axit béo omega-6 (chẳng hạn như dầu bắp), vì loại axit này có thể gây ra viêm đau đớn. Hãy thay thế các loại ngũ cốc tinh chế cho ngũ cốc nguyên hạt. Các nghiên cứu trước đây cho thấy ngũ cốc tinh chế có thể làm tăng viêm khớp, trong khi chất xơ ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp giảm viêm.

2. Các chất bổ sung

Để giúp đỡ nuôi dưỡng sụn và bôi trơn nhiều hơn ở các khớp xương của người già có thể bổ sung các chất như: Glucosamine sulfate và chondroitin.

Một nghiên cứu quy mô lớn của Viện Y tế Quốc gia Mỹ tìm thấy một sự kết hợp hàng ngày nếu bổ sung 1.500mg glucosamine và 1.200mg chondroitin có thể giúp dễ dàng hạn chế các triệu chứng phát tác ở những người bị đau khớp từ trung bình đến nặng.

Ngoài ra, phải bổ sung nhiều vitamin D (từ ánh sáng mặt trời) để giúp giữ cho xương mạnh mẽ, ngăn ngừa đau khớp. Trường hợp nếu thấy bị đau khớp bởi vì một số chất bổ sung có thể tương tác một số thuốc khiến tình trạng đau khớp tăng thêm thì đến bác sĩ để kiểm tra.

3. Vận động đúng cách, vừa sức

Thời tiết lạnh liên quan đến đau khớp là do ít làm việc, ít vận động dưới trời lạnh. Tập thể dục giúp bôi trơn các khớp xương để ngăn chặn cơn đau.

Các chuyên gia về xương khớp đều thống nhất, hoạt động cơ bắp là phương pháp then chốt để phòng ngừa các bệnh ở cơ quan vận động của cơ thể. Đi bộ hằng ngày, đó là sự sống còn. Nhưng để giúp ích được cho sức khỏe, cần tiến hành đi bộ đúng cách: Mỗi tuần 3 lần, mỗi lần 1h là mức thấp nhất.

Trong quá trình đi bộ, do bàn chân tiếp xúc với mặt đất tạo ra những kích thích có tác dụng tăng cường sức sống ở các tế bào xương, khả năng vận động ở các khớp, làm cho cơ bắp mạnh lên, giúp cho cơ thể duy trì thế cân bằng ở mức hoàn hảo.

Ngoài cách đi bộ hằng ngày, bơi lội, đi xe đạp cũng như các môn luyện tập đòi hỏi sự bền bỉ, giúp cho sự duy trì chức năng ở các xương - khớp được tốt.

Ngay cả với những người mắc chứng hư khớp, các bác sĩ cũng khuyến cáo không để những bệnh nhân đó hoàn toàn nghỉ ngơi mà nên khuyến khích họ thực hiện những động tác do các chuyên viên chỉnh hình hướng dẫn, nhằm duy trì các gân, cơ bắp ở trạng thái tốt.

Vận động là cách chữa bệnh tuyệt vời nhất đối với bệnh xương khớp ở người già. Tuy nhiên, do sức khỏe yếu, mùa đông lạnh lại nhiều tà khí nên việc vận động cần được thực hiện tùy theo khả năng sức khỏe của người già.

M.A (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Dân số và phát triển - 13 giờ trước

Một trong những nguyên nhân làm chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, không đều, kéo dài, chậm rụng trứng là do căng thẳng (stress). Vậy chúng ta hãy xem điều này xảy ra như thế nào?

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Top