Hà Nội
23°C / 22-25°C

"Đội" gió Lào đi làm dân số

Giadinh.net - Thành công của sự nghiệp dân số có đóng góp không nhỏ của các cán bộ dân số (DS) cơ sở. Bao năm qua, họ đã chẳng quản khó khăn vất vả “đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà” để tuyên truyền KHHGĐ.

Mỗi địa phương đều có đặc thù riêng mà cán bộ DS phải tìm hiểu để có những bí quyết tuyên truyền hiệu quả nhất. Mảnh đất miền Trung cũng vậy! Tại đây, các cán bộ, CTV DS đã nỗ lực hết mình trong việc nâng cao nhận thức cho bà con...

NHỮNG “NÀNG DÂU TRĂM HỌ” XỨ THANH

Công tác DS- KHHGĐ ở tỉnh Thanh Hóa thời gian qua đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ đóng góp vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của tỉnh. Có được thành công này, không thể bỏ qua vai trò của đội ngũ cán bộ dân số cơ sở- những “nàng dâu trăm họ”, Thanh Hóa hiện có hơn 600 cán bộ chuyên trách và gần 7.000 CTV DS.

Chị Bùi Thị Hằng làm cán bộ chuyên trách dân số xã Ái Thượng, huyện Bá Thước. Nơi đây 80% dân số là người dân tộc, tỉ lệ hộ nghèo cao, đường sá đi lại khó khăn. Mặc dù chế độ phụ cấp ít ỏi nhưng chị Hằng vẫn làm tốt công tác. Chị nắm bắt sâu sát tình hình thực tế tại địa phương, rà soát những đối tượng có nguy cơ sinh con thứ 3 để tích cực tuyên truyền các biện pháp tránh thai. 6 năm liền, xã Ái Thượng không có người sinh con thứ 3 trở lên.

Chị Nguyễn Thị Hân (cán bộ chuyên trách DS xã Thiệu Vân, huyện Thiệu Hóa), nhiều năm qua bằng nỗ lực của bản thân và được sự giúp đỡ của các cấp ủy đảng chính quyền đã giành được nhiều thành tích trong công tác KHHGĐ. Chị đã cùng đội ngũ CTV đi cơ sở nắm bắt tình hình, hiểu tâm tư nguyện vọng của các cặp vợ chồng đang ở độ tuổi sinh đẻ, vận động mọi người áp dụng các biện pháp tránh thai an toàn. Nhiều năm liên tục, tỉ suất sinh của địa phương giảm mạnh: Năm 2000: 16%o, năm 2008 giảm còn 10,7%o; Tỉ lệ sinh con thứ 3 là 19,1% năm 2000 xuống 3,8% năm 2008. Chị đã được Ủy ban DS- KHHGĐ tỉnh, huyện tặng nhiều bằng khen.

Chị Nguyễn Thị Dương (xã Hoa Lộc, Hậu Lộc) từng là 1 thanh niên xung phong, đã có 15 năm qua gắn bó với công tác dân số. Chị đã vận động được nhiều chị em phụ nữ sử dụng biện pháp tránh thai an toàn. Không chỉ giỏi việc nước, chị còn rất đảm việc nhà, con cái ngoan, học giỏi. Gia đình chị là một gia đình hạnh phúc được nhiều người khen ngợi...      

Hoài Nam
 
Cán bộ dân số đang tuyên truyền KHHGĐ cho phụ nữ vùng biển. (Ảnh: Dương Ngọc)

“ĐÌNH SẢN ĐỂ LÀM GƯƠNG”

Hương Thuỷ là xã miền núi nghèo của huyện Hương Khê, Hà Tĩnh, địa hình phức tạp, lắm khe, nhiều núi, giao thông đi lại hết sức khó khăn. “Nhưng khó nhất của những người làm công tác DS-KHHGĐ ở đây chính là những hủ tục lạc hậu, những quan niệm, những luật lệ khắt khe...”- anh Trần Văn Hạnh - Chuyên trách DS-KHHGĐ xã Hương Thuỷ chia sẻ.

Cán bộ đi trước

Anh Hạnh kể: “Tôi sinh ra trong gia đình mấy đời theo đạo Thiên chúa. 100% đồng bào xóm 13 của tôi theo đạo. Vì vậy trước đây, những chủ trương về DS-KHHGĐ đến được với bà con rất khó”. Những năm 2001 trở về trước, tỉ lệ sinh con thứ 3 ở Hương Thuỷ rất cao. Hầu hết các gia đình đều sinh 6- 7 con. Đông con, nheo nhóc, lo cái ăn, cái mặc đã khó nói chi đến chuyện học hành chu tất. Cha khổ, mẹ khổ, con khổ. Khi Đời chưa vui thì làm sao đẹp Đạo được?”- chính điều này đã khiến cho anh Hạnh day dứt, trằn trọc: “Là một đảng viên; Bí thư Chi bộ xóm 13, kiêm Phó Chủ tịch hội khuyến học xã, tôi thấy trách nhiệm mình làm chưa tròn. Vợ chồng tôi đã nhiều lần thao thức bàn bạc, tìm cách để tháo gỡ khó khăn, nhưng chỉ có nói bằng miệng thì không thuyết phục được bà con. Cuối cùng, vợ chồng tôi quyết định đi triệt sản để làm gương cho bà con...”.

Thời đó, ý định triệt sản của vợ chồng anh Hạnh vấp phải phản ứng quyết liệt của gia đình, của Giáo hội. Xác định đây là khâu then chốt, có ý nghĩa đột phá, vợ chồng anh Hạnh kiên trì thuyết phục. Đối với cha mẹ, 2 vợ chồng thay nhau bày tỏ tâm tư, nguyện vọng. Đối với bà con trong giáo xứ, anh thường xuyên đến thăm hỏi, động viên, trò chuyện, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn nên dần dần mọi người hiểu được việc anh làm. “Cuối cùng, vợ chồng tôi tìm được điểm hợp nhất giữa “Bí tích hôn phối” sinh đẻ có trách nhiệm của Giáo hội và Sinh đẻ kế hoạch của Đảng đều không ngoài mục đích xây dựng cuộc sống “Tốt đời đẹp Đạo”, phần xác được ấm no, phần hồn được thanh thoát.
 
Dần dần cha mẹ tôi đã đồng ý để vợ chồng tôi triệt sản. Sau khi triệt sản, sức khoẻ chúng tôi chẳng ảnh hưởng gì, con cái chăm ngoan, học hành tiến bộ, kinh tế gia đình phát triển. Không thứ Bảy, Chủ nhật nào mà vợ chồng tôi không đến lễ nhà thờ... Những việc thuộc giáo xứ, gia đình tôi đều tham gia tích cực, từ đó bà con trong giáo xứ không xa lánh nữa!” -  anh Hạnh vui vẻ.   

 Làng nước theo sau

Theo gương vợ chồng anh Hạnh, nhiều vợ chồng gia đình công giáo đã sử dụng các dịch vụ KHHGĐ. Vì vậy, tỉ lệ sinh con thứ 3 của địa phương từ 36,6% (năm 2001) giảm xuống chỉ còn 11,4% (năm 2004). Quy mô dân số ổn định, tỉ lệ sinh hàng năm đều giảm. Nhiều hộ gia đình đã xây được nhà ngói. Đường thôn đã được bê tông hoá. Tỉ lệ hộ nghèo từ 41% (năm 2005)  đã giảm xuống 16% (năm 2009). Nhiều cặp vợ chồng trẻ dừng lại 2 con để nuôi con khoẻ, dạy con ngoan. Quan niệm “trời sinh voi, trời sinh cỏ” đã bị đẩy lùi. Với sự tận tụy, hy sinh của anh Hạnh đã góp phần làm cho Hương Thủy ngày càng ấm no...

Lê Văn Vỵ

CHUYỆN KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH Ở ĐÔN PHỤC

Năm 2006, chị Vi Thị Bằng đảm nhận chuyên trách DS-KHHGĐ ở xã Đôn Phục, huyện Con Cuông, Nghệ An. Chị đã góp phần phá vỡ những quan niệm lạc hậu về tư tưởng “sinh con đông cho vui cửa vui nhà” vốn ăn sâu ở những bản làng heo hút nơi đây.

Người con của bản làng

Đôn Phục- xã miền núi vùng cao,  cách trung tâm huyện gần 20km. toàn xã với 7 thôn, bản, 778 hộ, 3.724 nhân khẩu, có 5 dân tộc anh em Thái, Kinh, Nùng, Hoa Kiều, Ê Đê sinh sống. Đời sống người dân bao đời nay chỉ dựa vào cây lúa, nhiều tập tục lạc hậu vẫn tồn tại khiến cuộc sống đã khó lại càng khó hơn...
 
Hơn ai hết, chị Bằng thấm thía: Để làm tốt công tác DS-KHHGĐ thì phải gần gũi với bà con dân bản, phải lấy được thiện cảm với già làng, trưởng bản để hiểu rõ từng dòng họ, từng tộc người để có biện pháp tuyên truyền phù hợp. Cuốn sổ ghi chép của chị dày đặc nhật trình mỗi lần về từng bản và kế hoạch tuyên truyền chi tiết. Chị thuyết phục bà con hiểu rõ khó khăn của việc sinh nhiều con. Muốn xoá nghèo phải đẻ ít, muốn khoẻ mạnh phải có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp vệ sinh.

Tháng nào chị cũng có mặt ở từng thôn, bản để cùng các CTV tuyên truyền cho người dân hiểu rõ lợi ích của việc chăm sóc SKSS, thực hiện KHHGĐ.

Bản 3 năm liền không có người sinh con thứ 3

Bản xa nhất của Đôn Phục chưa có đường giao thông, phải men theo suối đi bộ hết nửa ngày trời. Mặc dù chế độ phụ cấp ít ỏi nhưng không bao giờ chị sao nhãng công việc.  7 bản ở Đôn Phục đều có 7 câu lạc bộ không sinh con thứ 3 hoạt động khá hiệu quả.  3 năm  liên tục (2006 -  2008)  ở Đôn Phục không có người sinh con thứ 3- một thành tích mà nhiều nơi ở miền xuôi chưa thực hiện được.

 Đến nay tình hình dân số Đôn Phục ngày càng ổn định. Số phụ nữ từ 15 - 49 tuổi có chồng là 672 người thì có tới 608 người áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại. Đặc biệt số ca áp dụng biện pháp đình sản là 62 người- con số kỷ lục trong toàn huyện Con Cuông. Với những đóng góp liên tục, không mệt mỏi, 3 năm qua  chị Bằng liên tục được huyện tặng thưởng giấy khen; 3 năm liên tục được tỉnh tặng bằng khen về công tác dân số. Tìm được một người đủ năng lực, đầy lòng nhiệt tình, tâm huyết như chị Bằng thật không dễ ở mảnh đất còn heo hút này...     
 
Hồ Hà
hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 7 giờ trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Top