Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đối diện thách thức, Hải Phòng quyết giữ mức sinh thay thế bằng cuộc vận động "sinh đủ hai con"

Thứ năm, 19:00 24/12/2020 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Một trong những yếu tố "thiếu vững chắc, chưa ổn định" trong công tác dân số ở Hải Phòng đó là sự chênh lệch mức sinh không đồng đều giữa các địa phương, giữa thành thị và nông thôn (2,09 - 2,31 con/phụ nữ).

Hải Phòng là một trong số ít các tỉnh/thành nhiều năm qua đạt và duy trì mức sinh thay thế. Tổng tỷ suất sinh (TFR - số con trung bình của một phụ nữ trong tuổi sinh đẻ) năm 2009 là 2,16 con/phụ nữ, năm 2015 là 2,02 con/phụ nữ và năm 2019 là 2,20 con/phụ nữ. Trung bình 5 năm giai đoạn 2015-2019, TFR của Hải Phòng là 2,05 con/phụ nữ.

TFR hợp lý, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm (giai đoạn 2009-2019) ở mức 1% giúp địa phương ven biển này giữ được quy mô dân số tương đối ổn định, giúp thành phố tập trung giải quyết nhiều vấn đề khác của công tác dân số như nâng cao chất lượng dân số, đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tận dụng thời cơ "dân số vàng" hay xây dựng các mô hình, chuẩn bị cho già hoá dân số...

Lãnh đạo TP Hải Phòng cho hay, 10 năm qua, chất lượng dân số của Hải Phòng đã được nâng lên rõ rệt. Tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 19,1%o năm 2012 xuống còn 17,0%o năm 2019, thấp hơn nhiều so với bình quân chung cả nước. Tuổi thọ trung bình của người dân thành phố ngày càng tăng, năm 2012 là 74,1 tuổi; năm 2019 là 74,7 tuổi, cao hơn tuổi thọ trung bình của cả nước (cả nước là 73,6 tuổi).

Mức sinh thay thế giữ được trong nhiều năm cũng giúp Hải Phòng kéo dài cơ hội "dân số vàng". Dân số trong độ tuổi lao động tăng nhanh, hiện tỷ lệ người trong độ tuổi lao động từ (15 - 64 tuổi) năm 2019 của thành phố là 66,7%; số lượng và tỷ trọng dân số phụ thuộc giảm; hạn chế tốc độ già hoá dân số (tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên là 9,3%).

Dù đạt được những kết quả đáng ghi nhận, lãnh đạo TP Hải Phòng, ngành Y tế, Dân số thành phố thẳng thắn nhìn nhận, kết quả công tác DS - KHHGĐ của thành phố thời gian qua chưa ổn định, thiếu vững chắc, còn tiềm ẩn nhiều yếu tố không ổn định.

Đối diện thách thức, Hải Phòng quyết giữ mức sinh thay thế bằng cuộc vận động sinh đủ hai con - Ảnh 1.

Tuyên truyền về dân số - SKSS cho ngư dân ở huyện Cát Hải, Hải Phòng. Ảnh: Thu Trang


Một trong những điều "thiếu vững chắc, chưa ổn định" đó là sự chênh lệch mức sinh không đồng đều giữa các địa phương, giữa thành thị và nông thôn (thành thị là 2,09, nông thôn là 2,31).

Theo kết quả điều tra, có 4/14 quận, huyện có mức sinh thấp (TFR < 2,0) 7/14 quận, huyện có mức sinh cao (TFR > 2,2); chỉ có 3 quận, huyện đạt mức sinh thay thế (TFR từ 2,0 - 2,2).

Cùng đó, tỷ suất sinh trong toàn thành phố chưa ổn định tiềm ẩn nguy cơ tăng sinh trở lại; tỷ suất sinh ở quận, huyện cao nhất cao gấp đôi so với nơi thấp nhất (quận Lê Chân tỷ suất sinh là 8,68%o trong khi huyện Kiến Thụy là 16,6%o).

Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên trong toàn thành phố còn cao và có xu hướng tăng. Thậm chí có những huyện tỷ lệ này lên từ 18-20%. Số người có kinh tế khá giả muốn sinh con thứ 3 trở lên có chiều hướng gia tăng. Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (bé trai/100 bé gái) vẫn ở mức cao, không ổn định, năm 2019 con số này là 117,3 bé trai/100 bé gái, cao hơn mức chung cả nước và vượt xa mức tự nhiên.

Chưa kể, tình trạng hiếm muộn ngày càng gia tăng, phụ nữ kết hôn muộn, sinh con sau tuổi 35 hoặc độc thân không sinh con ngày càng nhiều.

Nhìn thẳng vào những hạn chế, rút ra bài học kinh nghiệm, trong kế hoạch điều chỉnh mức sinh tới năm 2030 của thành phố hơn 2 triệu dân này, Hải Phòng đặt mục tiêu "duy trì vững chắc mức sinh thay thế trên toàn thành phố", phấn đấu tăng mức sinh ở những địa phương đang có mức sinh thấp, giảm mức sinh ở những địa phương đang có mức sinh cao; ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý; giảm tối đa số người sinh con thứ 3 trở lên; hạn chế tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh; nâng cao chất lượng dân số, góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 và xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững của thành phố.

Trong 10 năm tới, Hải Phòng đặt mục tiêu cụ thể, phấn đấu giảm chênh lệch mức sinh đối với các quận, huyện trong thành phố. Cùng đó, 100% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15 - 49 tuổi) đều được tiếp cận thông tin: Tư vấn, sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại, thực hiện phòng tránh vô sinh và hỗ trợ sinh sản.

Hải Phòng đặt kế hoạch đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thay đổi hành vi. Trong đó, đối với quận, huyện có mức sinh cao, đối tượng tuyên truyền, vận động chủ yếu là các cặp vợ chồng đã sinh hai con và có ý định sinh thêm con; khẩu hiệu vận động là “Mỗi cặp vợ chồng sinh đủ hai con và nuôi dạy con tốt”. Đối với quận, huyện đã đạt mức sinh thay thế và có mức sinh thấp, nội dung tuyên truyền, vận động tập trung vào lợi ích của việc sinh đủ hai con; các yếu tố bất lợi của việc kết hôn, sinh con quá muộn; sinh ít con đối với phát triển kinh tế - xã hội;..

Ngoài các hoạt động tuyên truyền, Hải Phòng sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục bắt buộc trước khi kết hôn đối với thanh niên nam, nữ chuẩn bị kết hôn. Theo đó, chương trình phải bảo đảm cung cấp cho nam, nữ thanh niên các kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản liên quan trực tiếp đến cuộc sống vợ chồng, chăm sóc, nuôi dạy con, quản lý kinh tế gia đình; củng cố giá trị mỗi gia đình nên có hai con, nuôi dạy con tốt và xây dựng gia đình bình đẳng, ấm no, tiến bộ, hạnh phúc.

Tăng cường tích hợp nội dung giáo dục về dân số, sức khỏe sinh sản trong các môn học và hoạt động giáo dục, phù hợp với từng cấp học, lứa tuổi. Mục tiêu của giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản phải bảo đảm trang bị cho người học các kiến thức, kỹ năng cơ bản, cơ chế hoạt động của các cơ quan sinh sản ở người, chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng tránh mang thai ngoài ý muốn, vô sinh và các bệnh lây truyền qua đường tình dục; định hình giá trị mỗi gia đình nên có hai con vì lợi ích gia đình và tương lai bền vững của đất nước...

Q.An

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

SKĐS - Cáu giận là cảm xúc mà hầu như ai cũng có nhưng có một số người đặc biệt hay cáu giận hơn so với người khác. Thực ra, hay cáu giận cũng là biểu hiện bệnh lý và có thể điều trị được.

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời, thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55, có thể gây tăng cân và các triệu chứng khó chịu khác.

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Loãng xương được đặc trưng bởi sự mất canxi trong xương, khiến xương dễ bị gãy. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương và té ngã…

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Chứng rối loạn xuất tinh xuất hiện ngày càng nhiều ở nam giới với các nguyên nhân khác nhau. Một số phương pháp tập luyện có thể hỗ trợ điều trị chứng bệnh này hiệu quả.

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Top