Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dở khóc, dở cười với tránh thai sau sinh

Thứ hai, 16:31 24/03/2014 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Vừa thở phào bởi đã vượt cạn thành công, không ít chị em phải “mếu dở” vì lại mang bầu tiếp. Nguyên nhân nào dẫn đến tình huống “dở khóc dở cười” này và làm thế nào để lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp cho phụ nữ sau sinh?

Dở khóc, dở cười với tránh thai sau sinh 1

Sau sinh, sản phụ cần lưu ý các biện pháp tránh thai phù hợp với sức khỏe, thể trạng. Ảnh: Võ Thu

 
Đừng chủ quan

Thử đến que thứ 4 vẫn cho kết quả 2 vạch rõ ràng, chị Hồng Quyên (đường Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội) lo ngay ngáy. Vẫn hi vọng que không “chuẩn”, chị vội vàng xin nghỉ việc, gửi đứa con đầu lòng mới hơn 7 tháng tuổi để tới phòng siêu âm.

Khi bác sĩ, cũng là chị họ của Hồng Quyên thông báo chị đã có thai 5 tuần, chị Quyên chỉ muốn khóc. Khác với lần trước, lần này bác sĩ không nói câu quen thuộc: “Chúc mừng em, em đã có thai!”, mà chỉ gắt lên: Làm gì mà tới nông nỗi này hả?- “Còn làm gì nữa? Em cứ nghĩ cho con bú hoàn toàn là yên tâm, không phải “xoắn” chuyện tránh thai làm gì! Sách vở cũng bảo vậy mà!”, Hồng Quyên có vẻ vẫn chưa tin kết quả siêu âm.

Mấy tháng đầu sau sinh, vợ chồng Quyên cũng kiêng kỹ lắm vì chị sợ đau, lại chẳng tự tin dù biết chồng cũng “rấm rứt” khó chịu! Đến tháng thứ 6, khi thấy sức khỏe và tinh thần ổn hẳn, vợ chồng trẻ này “mải mê chinh chiến” không có “hậu vệ”! “Không biết nên vui hay buồn, nên giữ hay thế nào nữa!”, chị Quyên thở dài đánh thượt…

Bên cạnh chị Quyên, chị Hải Lý (đường Trương Định, Hoàng Mai, Hà Nội) góp chuyện: “Từ 2 năm nay, em là gương mặt quen thuộc ở phòng khám này đấy! Tháng 12 năm ngoái, vừa làm bữa tiệc nho nhỏ chúc mừng con đầu 6 tháng tuổi, em đã “nghi nghi” khi thấy cơ thể khang khác, giống hệt hồi mang bầu. Sau sinh, cứ thấy người khó chịu, bụng to nặng nề, em cứ nghĩ do chưa lại dáng, ai sinh xong chả vậy! Nhưng dấu hiệu nghén ngày càng rõ. Đi siêu âm thấy bác sĩ nói thai được 3 tháng mà em chỉ muốn ngất thôi. Giờ thai được 6 tháng rồi, em vẫn đi kiểm tra nhiều hơn bình thường vì lo lắm”.

Theo lời kể của chị Hải Lý, vợ chồng cũng ý thức phòng tránh thai sau sinh, bởi nếu chẳng may có bầu thì đến khổ vì cháu lớn chỉ chờ trở trời là nóng sốt. Tìm hiểu tài liệu sách vở, kinh nghiệm chị em, sau sinh 3 tháng, có kinh nguyệt trở lại, chị Lý quyết định uống thuốc tránh thai dành cho người đang cho con bú. “Em nhẩm rồi. Dự kiến sinh cháu này là tháng 6, không khéo hai anh em lại trùng sinh nhật, chỉ hơn nhau 1 tuổi thôi các chị ạ! Không thể phá thai vì thai to, mà em vừa đẻ mổ xong cũng hãi lắm! Em tháng nào cũng đến kiểm tra xem con khỏe không, vừa mới được tiêm liều trợ phổi sợ sinh sớm đấy chị ạ! Thôi cố gắng vậy!”, người mẹ trẻ nắm tay chồng tự động viên mình.

Bầu sớm sau sinh, khổ đủ bề

“Hầu như ngày nào bác sĩ sản như chúng tôi cũng gặp người đến phá thai vì lý do mang thai quá sớm sau sinh”, BS Nguyễn Bá Hòe, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc SKSS TP Hải Phòng cho biết.

Dù không có khảo sát chính thức, nhưng theo BS Hòe, tính trung bình cứ khoảng 100 trường hợp sinh lại có khoảng 3-4 người trở lại phá thai vì mang thai sớm sau sinh từ 3-6 tháng. “Nguyên nhân chủ yếu là do chủ quan, một phần lớn khác là do dùng không đúng các biện pháp tránh thai”, BS Hòe nói.

Các chuyên gia sản khoa cho biết, nhiều người vẫn coi cho con bú hoàn toàn là một biện pháp tránh thai. “Về mặt lý thuyết thì đúng là như vậy. Đó là do nội tiết tố prolactin - điều khiển sự tiết sữa - làm ức chế hoạt động của buồng trứng. Khi nồng độ prolactin tăng trong máu sẽ ngăn chặn sự rụng trứng và ngừa thai.
 
Tuy nhiên, trên thực tế lại cho tỷ lệ thành công thấp vì người dân không hiểu đúng “cho con bú hoàn toàn” là gì. Nếu chỉ cho con bú cả ngày lẫn đêm thôi thì đúng là tránh thai được (nhưng cũng chỉ trong 3 tháng đầu đạt hiệu quả cao), còn nếu con vừa bú, vừa ăn uống thêm ngoài, mẹ hoạt động, làm việc gây rối loạn thời gian, nhịp sinh hoạt, đặc biệt sau 3-6 tháng đầu thì biện pháp này thất bại ngay”, BS Hòe cho biết.

Với người sinh mổ, mang thai sớm sau sinh nguy cơ thấy rất rõ là mang thai tại vết mổ đẻ cũ. BS Bùi Văn Giang (Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội) – người trực tiếp tham gia vào nhiều ca cấp cứu các trường hợp này cho biết: “Bình thường, khi đã siêu âm chẩn đoán thai phụ chửa tại vết mổ đẻ cũ, đề phòng chảy máu không kiểm soát được, các bác sĩ sẽ tiến hành cấp cứu cắt bỏ tử cung. Đây là thảm họa đối với bất kỳ sản phụ nào...”.

Các bác sĩ cũng cho hay,  với hầu hết những trường hợp sinh mổ, chỗ vết sẹo tử cung thường là nơi yếu nhất. Nếu mang thai sớm sau sinh mổ, dạ con, tử cung người mẹ chưa ổn định trở lại. Khi thai ngày càng phát triển, dạ con sẽ giãn to ra, rất dễ bị tác động trong quá trình mang thai cũng như lúc sản phụ chuyển dạ đẻ khi các cơn co tử cung tăng mạnh, khiến thai phụ dễ bị bục vết mổ, gây vỡ tử cung.

Theo BS Hòe, với người sau sinh mổ có thai sớm, khả năng bánh rau bám không đúng vị trí (rau tiền đạo, rau cài răng lược) cũng là nguy cơ lớn, gây chảy máu lúc mang thai, đặc biệt lúc chuyển dạ, ra máu ồ ạt có thể gây băng huyết dẫn đến tử vong.

Một nguy cơ  khác khi mang thai sớm sau sinh, đó là sự ảnh hưởng tâm lý, sức khỏe của cả người mẹ, cả “con ngoài, con trong”. “Mang thai sớm sau sinh có thể gây ảnh hưởng chất lượng sữa mẹ, có người bất đắc dĩ phải cai sữa cho con sớm, ảnh hưởng đến sức đề kháng của trẻ sau này. Ngoài ra, một lúc vừa mang thai, vừa chăm con nhỏ sẽ khiến sức khỏe bà mẹ dù được hỗ trợ đến đâu cũng bị ảnh hưởng rất nhiều, chưa nói đến việc dễ bị trầm cảm, stress nặng nề, điều đó hoàn toàn không tốt”, BS Hòe nói.

Vậy biện pháp tránh thai nào là tốt nhất cho phụ nữ sau sinh? Các bác sĩ tại Bệnh viện Từ Dũ (TPHCM) cho rằng: Trước hết, đó phải là bao cao su, sử dụng ngay lập tức mọi thời điểm.

Ngoài ra, theo khuyến cáo của BS Hòe, với người sinh mổ, nên dùng thuốc tránh thai chỉ có một thành phần là progestin. Hiện nay, thị trường có bán loại thuốc tránh thai dành cho con bú không ảnh hưởng đến nội tiết hay sự tiết sữa của mẹ. Chị em cũng có thể đặt vòng tránh thai, tiêm hoặc cấy tránh thai sau sinh 3 tháng. Một lưu ý quan trọng trước khi sử dụng các biện pháp tránh thai lâm sàng là phụ nữ cần thăm khám phụ khoa cẩn trọng và được bác sĩ chỉ định biện pháp phù hợp.
 

“Nhiều phụ nữ vẫn nghĩ sau sinh chưa có kinh trở lại là do cơ địa, nhưng không ít trường hợp đã mang thai và phải phá thai vì suy nghĩ chủ quan này, bởi trứng có thể rụng trước khi có kinh nguyệt. Sau sinh 2 - 3 tháng, nếu chưa thấy kinh trở lại, ở cả người sinh thường hay sinh mổ, phải đi kiểm tra ngay, bởi rất có thể bạn đã mang thai lần kế tiếp”.

(BS Nguyễn Bá Hòe – Giám đốc Trung tâm Chăm sóc SKSS Hải Phòng)

Thu Nguyên

hoangthanhthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 17 giờ trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Top