Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dinh dưỡng hợp lý cho người cao tuổi bị máu nhiễm mỡ

GiadinhNet - Máu nhiễm mỡ là căn bệnh hay gặp ở người cao tuổi (NCT) do chế độ ăn uống chưa hợp lý, lười vận động kèm theo việc mắc một số bệnh mạn tính ở tuổi cao gây ra. Bệnh diễn biến âm thầm, dễ gây biến chứng nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của NCT. Vậy làm sao để phòng ngừa và hạn chế sự gia tăng của căn bệnh này?

Dinh dưỡng hợp lý cho người cao tuổi bị máu nhiễm mỡ - Ảnh 1.

Dinh dưỡng hợp lý và lối sống lành mạnh giúp kiểm soát tốt tình trạng máu nhiễm mỡ ở người cao tuổi. Ảnh minh họa

Bệnh thường không có triệu chứng điển hình

Máu nhiễm mỡ có tên khoa học là bệnh rối loạn chuyển hóa lipid máu. Đây là căn bệnh khá phổ biến và đang có xu hướng gia tăng. Theo thống kê, khoảng 26% người Việt Nam lứa tuổi 25-74 bị máu nhiễm mỡ.

Theo PGS.TS Phạm Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam (Bệnh viện Bạch Mai), bệnh máu nhiễm mỡ xuất hiện khi 1 trong 4 thông số lipid bị rối loạn. Nguyên nhân là do người bệnh có chế độ ăn uống, sinh hoạt chưa hợp lý như ăn nhiều đường, mỡ động vật, gan, trứng, bơ, sữa và các thực phẩm chế biến sẵn; uống rượu, bia; hút nhiều thuốc lá; ít vận động thể lực.

Bên cạnh đó, nguyên nhân mắc bệnh còn do rối loạn về gene, có tính chất gia đình và rối loạn thứ phát do một số bệnh lý như đái tháo đường, suy giáp, hội chứng thận hư, xơ gan. Điều này lý giải tại sao không chỉ những người béo mà ngay cả những người gầy cũng bị rối loạn lipid máu.

Riêng đối với nhóm NCT, nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này là do chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Hơn nữa, NCT sức khỏe bị suy giảm, mắc một số bệnh mạn tính khác cũng gây ra tình trạng rối loạn lipid máu.

Phần lớn người bệnh bị máu nhiễm mỡ thường không có các biểu hiện đặc trưng hoặc nếu có cũng chỉ là những biểu hiện thoáng qua như chóng mặt, đau ngực, đôi lúc tê tay hay tê chân... Tuy nhiên, đây cũng là những triệu chứng của rất nhiều bệnh lý khác. Do vậy, khó có thể xác định được người có rối loạn lipid máu hay không bằng những biểu hiện ra ngoài. Chỉ có thể xác định đúng bằng cách làm xét nghiệm máu.

Điều nguy hiểm của bệnh này là thường được phát hiện muộn cùng với một số bệnh lý tim mạch, nội tiết và chuyển hóa khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, NCT mắc máu nhiễm mỡ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, dễ gặp các biến chứng như xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, viêm tụy, đột quỵ não…

Dinh dưỡng hợp lý để phòng ngừa và điều trị bệnh

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, bệnh máu nhiễm mỡ liên quan chặt chẽ đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Do đó, NCT có thể kiểm soát bệnh nếu chú ý cân đối chế độ dinh dưỡng hợp lý kèm theo tập luyện đều đặn và tuân thủ lối sống sinh hoạt lành mạnh.

Khi bị máu nhiễm mỡ, người bệnh nên tiết chế lượng thức ăn chứa nhiều Cholesterol như thịt đỏ, bơ, trứng, phô mai, sữa béo, nội tạng động vật. Nên ăn các loại ngũ cốc kết hợp với củ quả. Tốt nhất nên sử dụng các món ăn được chế biến từ đậu nành (sữa đậu nành, đậu phụ, tào phớ, bột đậu tương…) vì đây là thực phẩm đặc biệt tốt cho tim mạch.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, đậu nành có chất lượng đạm tương đương đạm động vật, chứa nhiều vitamin và khoáng chất (omega-3, vitamin E, magiê, phốt pho, kali, kẽm…) đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của cơ thể. Người mắc bệnh máu nhiễm mỡ có thể sử dụng thường xuyên đạm đậu nành để thay thế đạm động vật hàng ngày nếu muốn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bổ sung ít nhất 25gram đạm đậu nành mỗi ngày là cách đơn giản để phòng ngừa và cải thiện tình máu nhiễm mỡ, góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Bên cạnh đó, nên ăn gạo lứt, hạt nguyên vỏ, để cung cấp thêm chất xơ.

Tăng cường các loại rau xanh (khoảng 500g/ngày) để cung cấp đủ các vitamin, chất khoáng và chất xơ. Một số loại rau củ quả được khuyên dùng như: Rau ngót, rau muống, rau cải bắp, rau dền, mồng tơi, cà rốt, bí đỏ, giá đỗ… Hơn nữa, các loại trái cây ít ngọt và giàu vitamin như: Gấc, đu đủ chín, xoài… cũng được khuyến cáo nên có trong khẩu phần ăn hàng ngày của người bệnh.

Với những NCT bị máu nhiễm mỡ kèm theo nhiều bệnh mạn tính khác, khẩu phần ăn nên chia thành nhiều bữa, không nên ăn quá no ở một bữa hoặc có tính trạng bỏ bữa. Mỗi ngày nên có 3 bữa chính và 2 bữa phụ, cân bằng các nhóm thực phẩm dinh dưỡng và luôn tuân thủ nguyên tắc giảm chất béo, tăng rau và trái cây ít ngọt.

Đồng thời, người bệnh cần duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, hoạt động thể lực đúng cách giúp cải thiện mỡ máu. Nếu có chỉ định điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không tùy tiện chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian hoặc uống thuốc theo đơn của người thân, người quen.

Để phòng ngừa bệnh máu nhiễm mỡ, các chuyên gia khuyến cáo, đây là căn bệnh khó phát hiện và khó điều trị. Do vậy, mỗi người cần tìm hiểu về bệnh lý nguy hiểm này để chủ động phòng bệnh đồng thời thực hiện kiểm tra tình trạng mỡ máu định kỳ. Với người trên 20 tuổi thực hiện kiểm tra mỡ máu từ 3-5 năm/lần, người trên 50 tuổi kiểm tra 6 tháng/lần. Đặc biệt, những người có thể trạng béo, những người mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành cần kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, hiệu quả chữa trị cao, phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm.

Trong chế độ ăn hàng ngày, nên hạn chế năng lượng, nhất là những người béo phì; giảm tiêu thụ mỡ động vật, thức ăn chiên xào, thức ăn chế biến sẵn nhiều chất béo đồng thời tăng các loại rau xanh, thực phẩm nhiều chất xơ và trái cây; hạn chế hút thuốc lá, rượu bia và tăng cường tập luyện đều đặn để nâng cao sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật. 

Nguyễn Mai

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Có lẽ chỉ những người mẹ phải trải qua tình cảnh này mới có thể thấu hiểu được.

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Ăn thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch, thúc đẩy quá trình điều trị bệnh lậu.

Top