Hà Nội
23°C / 22-25°C

Điều trị bệnh tiểu đường thời đại 4.0 - Giải pháp nào hiệu quả?

Thứ năm, 08:00 14/09/2023 | Sống khỏe

Bệnh tiểu đường được xếp vào một trong những bệnh mạn tính nguy hiểm gây tử vong hàng đầu ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đó cũng chính là lý do khiến việc nghiên cứu giải pháp điều trị căn bệnh này đang được các chuyên gia đặc biệt chú trọng.

Tiểu đường - Căn bệnh "tử thần" của thế kỷ 21

Tiểu đường (Đái tháo đường) là một trong những bệnh không lây nhiễm phổ biến trên toàn cầu. Một thực tế đáng báo động hiện nay là số bệnh nhân đái tháo đường đang có xu hướng gia tăng nhanh với nhiều biến chứng nặng nề như biến chứng tim mạch, thận, mắt, thần kinh… trở thành nỗi lo ngại hàng đầu của toàn xã hội.

Điều trị bệnh tiểu đường thời đại 4.0 - Giải pháp nào hiệu quả? - Ảnh 1.

Hội nghị Nội tiết - Đái tháo đường & Rối loạn chuyển hóa miền Trung - Tây Nguyên tổ chức ngày 09,10/09/2023 tại Đà Nẵng

Đáng chú ý, vấn đề điều trị và kiểm soát bệnh đái tháo đường cũng còn nhiều khó khăn với tỷ lệ 62,6% người bệnh chưa được chẩn đoán trong cộng đồng. Trong khi đó, khoảng 55% số người mắc bệnh đã có biến chứng (34% biến chứng về tim mạch; 39,5% biến chứng về mắt và thần kinh; 24% biến chứng về thận…).

Nguyên nhân là do nhận thức của người dân về bệnh còn hạn chế nên chưa tuân thủ việc kiểm soát và điều trị; cá thể hóa điều trị thấp; khó khăn trong việc tự điều trị và tự theo dõi bệnh của người tiểu đường; tiếp cận đa chiều còn hạn chế, chưa thể phối hợp nhiều phương án điều trị do điều kiện kinh tế có hạn; đặc biệt là những hạn chế trong giáo dục, nhận thức và thay đổi lối sống của người bệnh. Đây là những thách thức lớn trong mục tiêu kiểm soát căn bệnh đái tháo đường ở Việt Nam.

Giải pháp điều trị bệnh tiểu đường thời đại 4.0

Tại Hội nghị Nội tiết - Đái tháo đường & Rối loạn chuyển hóa miền Trung - Tây Nguyên vừa qua với chủ đề "Cập nhật quản lý bệnh nội tiết - Đái tháo đường và Rối loạn chuyển hóa thời đại 4.0", các chuyên gia, bác sĩ đã có những báo cáo, cập nhật, đưa ra hướng giải quyết cho các vấn đề phức tạp liên quan đến lĩnh vực nội tiết, đái tháo đường và rối loạn chuyển hóa.

Theo đó, những cập nhật mới trong điều trị giúp kiểm soát đường huyết và ngăn chặn biến chứng tiểu đường được đưa ra như sau:

- Kiểm soát sớm đường huyết tránh tổn thương cơ quan đích: Theo nghiên cứu, cứ giảm 1% HbAlc có liên quan đến việc giảm nguy cơ biến chứng lâu dài ở tiểu đường tuýp 2, giúp giảm 21% tử vong do tiểu đường, 14% suy tim, 12% đột quỵ, 37% biến chứng mạch máu nhỏ (thận, mắt). Đối với những trường hợp tiền tiểu đường hoặc đường huyết bắt đầu có dấu hiệu tăng thì người bệnh nên tìm hiểu phương pháp ổn định đường huyết ngay từ ban đầu và tránh lạm dụng thuốc khi đường huyết chưa lên cao hoặc chưa có chỉ định của bác sĩ, thời điểm này, bệnh nhân có thể lựa chọn sử dụng Đông y để hỗ trợ ổn định đường huyết.

- Kiểm soát tốt đường huyết ngăn chặn tổn thương tế bào Beta tuyến tụy: Đường huyết tăng cao không chỉ gây tổn thương các cơ quan đích mà còn làm tổn thương tế bào beta tụy, làm giảm tiết insulin. Do đó, người bệnh cần phối kết hợp nhiều phương pháp điều trị như điều chỉnh dinh dưỡng, luyện tập phù hợp; kết hợp thuốc theo chỉ định đúng liều - đúng giờ - điều đặn để kiểm soát tốt đường huyết, ổn định đường huyết lâu dài, ngăn ngừa tổn thương tế bào beta.

- Ngoài kiểm soát tốt đường huyết lúc đói, đường huyết sau ăn và HbA1c, cần tránh hạ đường huyết quá mức, tránh hạ đường huyết về đêm và tránh dao động đường huyết: Theo nghiên cứu UKPDS 35 (nghiên cứu đa trung tâm thực hiện ở Anh tiến hành trên các bệnh nhân tiểu đường), người bệnh tiểu đường có các cơn hạ đường huyết quá mức thì sẽ có 50% tăng nguy cơ mắc biến cố tim mạch; 102% tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành sau cơn hạ đường huyết nặng,... Bên cạnh đó, dao động đường huyết cũng là nguyên nhân gây ra các biến chứng như rối loạn nhận biết, bệnh võng mạc tiểu đường, bệnh thận, thần kinh, thậm chí là tử vong. Do đó, người bệnh cần chủ động theo dõi đường huyết thường xuyên, ghi lại lịch sử đo đường huyết và mang theo khi thăm khám, cần ưu tiên sử dụng thuốc ít dao động đường huyết, tránh hạ đường huyết quá mức, và an toàn cho tim mạch.

Tại Hội nghị, Ts. Bs. Quách Hữu Trung – Giám đốc Bệnh viện 199 cũng chia sẻ thêm: "Đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị tích cực. Hiện nay đã có nhiều tiến bộ trong điều trị bệnh, trong đó xu hướng kết hợp giữa Đông y và Tây y nhằm làm tăng hiệu quả, giảm chi phí điều trị đang ngày được chú trọng".

Là sản phẩm hỗ trợ người bệnh tiểu đường được bào chế từ Dây thìa canh sạch theo tiêu chuẩn Quốc tế GACP-WHO, trong suốt 16 năm phát triển, Diabetna luôn khẳng định chất lượng và vị thế uy tín trên thị trường.

Điều trị bệnh tiểu đường thời đại 4.0 - Giải pháp nào hiệu quả? - Ảnh 2.

Diabetna - Sản phẩm được tin dùng số 1 Việt Nam cho người tiểu đường(Theo bình chọn của bạn đọc Tạp chí Kinh tế Việt Nam và người tiêu dùng năm 2020, 2021, 2022).

Diabetna không ngừng chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, kiểm soát chặt chẽ, chuẩn hóa đầu vào, đầu ra. Bên cạnh việc tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ cùng chế độ dinh dưỡng, luyện tập hợp lý, người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng thêm TPBVSK Diabetna hỗ trợ quá trình điều trị bệnh được hiệu quả hơn. 

Nhờ lựa chọn hướng phát triển bền vững, Diabetna tự hào trở thành người bạn đồng hành thân thiết của người tiểu đường, là giải pháp hiệu quả hỗ trợ quá trình điều trị của người bệnh trở nên nhẹ nhàng hơn, giúp hỗ trợ giảm đường huyết, tránh làm dao động đường huyết và hạ đường huyết quá mức, hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

Điều trị bệnh tiểu đường thời đại 4.0 - Giải pháp nào hiệu quả? - Ảnh 3.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

PV

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 30 phút trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư tuyến giáp do đến viện muộn nên khối u đã di căn. Bác sĩ khuyến cáo cần có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ và siêu âm tuyến giáp khoảng 6 - 12 tháng 1 lần để phòng tránh tốt nhất.

6 bước cứu người say nắng, say nóng

6 bước cứu người say nắng, say nóng

Sống khỏe - 1 giờ trước

Người lớn tuổi, người lao động ngoài trời là nhóm người dễ bị say nóng, say nắng nhất chỉ số nhiệt tăng cao.

10 điều có thể xảy ra với cơ thể khi ăn quá nhiều muối

10 điều có thể xảy ra với cơ thể khi ăn quá nhiều muối

Sống khỏe - 3 giờ trước

Ăn nhiều muối có thể tàn phá sức khỏe một cách âm thầm. Theo thời gian mức độ ăn mặn thường có xu hướng tăng lên và gánh nặng bệnh tật đe dọa.

Rùng mình nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng

Rùng mình nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng

Sống khỏe - 4 giờ trước

Loạt cảnh tượng mất an toàn thực phẩm từ thức ăn đường phố trong những ngày nắng nóng dưới đây, có lẽ sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại về chuyện ăn uống bất chấp của mình.

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

Rối loạn tiền đình đi kèm với một vài bệnh lý như thiếu máu não, đái tháo đường, tăng huyết áp có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, đe dọa tính mạng người bệnh. Việc điều trị sớm giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.

Mùa hè, uống mật ong theo cách này tốt hơn thuốc bổ, nhưng nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay!

Mùa hè, uống mật ong theo cách này tốt hơn thuốc bổ, nhưng nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay!

Sống khỏe - 9 giờ trước

GĐXH - Uống mật ong vào mùa hè nên kết hợp với các loại quả có nhiều vitamin C như chanh, cam, quýt... hoặc các loại trà để giải nhiệt, chống say nắng, tăng cường sức đề kháng.

Tối đi ngủ đừng chĩa quạt vào người, đây mới là mẹo dùng quạt chuẩn chuyên gia, chống nóng ‘siêu đỉnh’

Tối đi ngủ đừng chĩa quạt vào người, đây mới là mẹo dùng quạt chuẩn chuyên gia, chống nóng ‘siêu đỉnh’

Sống khỏe - 19 giờ trước

Buổi đêm khi trời đỡ nóng, bạn có thể không cần dùng tới điều hòa nhiệt độ mà chỉ cần quạt. Nếu vậy, hãy thử mẹo dùng quạt này để tối ưu hiệu quả làm mát của quạt.

7 thực phẩm giá rẻ, tốt nhất nên ăn vào ban đêm để giảm cân

7 thực phẩm giá rẻ, tốt nhất nên ăn vào ban đêm để giảm cân

Sống khỏe - 21 giờ trước

GĐXH - Nhiều người đang thực hiện chế độ ăn kiêng giảm cân, thậm chí nhịn đói ngay trước khi đi ngủ để giảm cân. Nhưng điều này lại có hại, hãy chọn những thực phẩm lành mạnh, giá vừa túi tiền dưới đây để ăn vào ban đêm trước khi đi ngủ.

Chớ phạm phải những sai lầm này khi dùng điều hòa kẻo sốc nhiệt, hại sức khỏe

Chớ phạm phải những sai lầm này khi dùng điều hòa kẻo sốc nhiệt, hại sức khỏe

Sống khỏe - 23 giờ trước

Khi nhiệt độ ngoài trời tăng cao, nắng nóng oi bức kéo dài thì ngồi trong nhà với chiếc điều hòa mát lạnh là điều vô cùng dễ chịu, ai cũng yêu thích. Tuy nhiên, việc sử dụng điều hòa sai cách trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và 'túi tiền' người dùng.

Cách ngăn ngừa và giảm táo bón khi đi du lịch

Cách ngăn ngừa và giảm táo bón khi đi du lịch

Sống khỏe - 1 ngày trước

Táo bón gây bất tiện, khó chịu và làm giảm niềm vui khi đi du lịch. Tuy nhiên, có một số cách có thể ngăn ngừa và giảm táo bón…

Top