Hà Nội
23°C / 22-25°C

Điều chỉnh viện phí, người nghèo trực tiếp hưởng lợi

Thứ hai, 11:20 09/11/2015 | Y tế

GiadinhNet - Từ ngày 15/11, giá của khoảng 1.800 dịch vụ y tế sẽ được điều chỉnh tăng, chủ yếu điều chỉnh ở giá tiền khám bệnh, tiền giường sẽ phân ở các hạng bệnh viện. Bộ Y tế khẳng định, đợt điều chỉnh giá lần này sẽ có lợi cho cả bệnh viện và người dân.

 

Theo các chuyên gia, người nghèo, người chưa mua BHYT là đối tượng được hưởng lợi của việc tăng dịch vụ viện phí. Ảnh: Chí Cường
Theo các chuyên gia, người nghèo, người chưa mua BHYT là đối tượng được hưởng lợi của việc tăng dịch vụ viện phí. Ảnh: Chí Cường

 

Không phải dịch vụ y tế nào cũng tăng

Tại buổi tọa đàm trực tuyến “Giá dịch vụ y tế tăng, chất lượng có tăng” do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức cuối tuần qua, ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Y tế) cho biết, trong lần điều chỉnh tăng giá viện phí này, liên Bộ Tài chính – Y tế dự kiến chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1 được thực hiện từ 15/11 tới đến hết tháng 2/2016. Giá viện phí gồm chi phí trực tiếp và phụ cấp đặc thù (phụ cấp thường trực 24/24h, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật). Điều chỉnh giá lần này chỉ áp dụng cho những người tham gia BHYT, còn những đối tượng chưa có thẻ BHYT khi đi khám, chữa bệnh vẫn được áp giá cũ. Giai đoạn 2 được thực hiện từ 1/3/2016, giá viện phí sẽ bao gồm cả tiền lương của nhân viên y tế và sẽ được tính cho tất cả mọi đối tượng khi đi khám, chữa bệnh.

Ông Liên cho biết, từ nay đến cuối năm 2015, mức tăng viện phí không nhiều, về cơ bản, tiền khám bệnh không tăng. Đối với tiền ngày giường bệnh tính phụ cấp trực 24/24h của cán bộ y tế vào thì theo tính toán đối với bệnh viện hạng I, hạng đặc biệt tăng 19.000 đồng/ngày giường/ngày điều trị. Đối với bệnh viện hạng II tăng 15.000 đồng/ngày giường/ngày. Đối với bệnh viện hạng III tăng 11.000 đồng/ngày giường/ngày. Đối với các phẫu thuật thủ thuật đặc biệt, có nhiều bác sĩ tham gia như phẫu thuật tim, ghép tạng, thay khớp gối, khớp háng… thì mức tăng từ 1 - 1,4 triệu đồng là cao nhất. Còn các thủ thuật khác, có dịch vụ chỉ tăng vài nghìn đồng, có những dịch vụ không phải phẫu thuật, thủ thuật thì từ nay đến cuối năm 2015 chưa tăng.

Trả lời về thông tin giá dịch vụ y tế sẽ tăng từ 2-7 lần khiến người dân lo lắng, ông Liên cho rằng đây là thông tin chưa chính xác. “Nhiều giá dịch vụ chúng tôi tính đầy đủ tiền lương vào thì chỉ tăng 3 - 7%. Chỉ có số ít dịch vụ, phẫu thuật phức tạp, kéo dài thì mức tăng cao hơn”, ông Liên khẳng định.

Cơ hội để người dân tham gia mua BHYT

Cũng theo ông Liên, giá dịch vụ y tế thể hiện quyền lợi của người dân tham gia BHYT. Theo lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ y tế, đến năm 2020 sẽ tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế bao gồm 7/7 cấu phần, nhà nước không bao cấp tràn lan như hiện nay nữa.

Ông Phạm Lương Sơn, Trưởng ban Thực hiện chính sách BHYT (Bảo hiểm Xã hội Việt Nam) cho biết, đợt tăng viện phí lần này đã tính toán kỹ càng, kể cả tác động đến những người có thẻ BHYT và chưa có thẻ BHYT. Khẳng định người có thẻ BHYT hưởng lợi tích cực từ lần tăng viện phí này, ông Sơn cho rằng, hiện nay, có khoảng 74% dân số Việt Nam tham gia BHYT (tương đương 66,6 triệu người), có nghĩa là cơ bản khám, chữa bệnh của 74% dân số đã được BHYT thanh toán. Trong số này, có khoảng 24 triệu người là người nghèo, người dân tộc thiểu số, người sống ở vùng khó khăn, người sống ở vùng biển đảo, trẻ em dưới 6 tuổi... Đây là nhóm có BHYT nhưng không cùng chi trả. Khi đi khám bệnh, chữa bệnh, họ đều được BHYT thanh toán 100% chi phí. Những đối tượng này sắp tới có điều chỉnh tiền lương, hay tính đúng, tính đủ 7/7 yếu tố cấu thành giá dịch vụ y tế thì vẫn được nhà nước mua thẻ và được BHYT thanh toán toàn bộ nên không bị ảnh hưởng.

Theo ông Sơn, về nguyên lý, phí BHYT vẫn chi trả 100% có vẻ không có tác động gì nhưng thực tế lại có tác động tích cực. Đối với người cận nghèo, nhà nước đã hỗ trợ mua 70% và rất nhiều địa phương đã mua nốt 30% cho người cận nghèo. Như vậy, đồng chi trả hiện nay cũng chỉ còn 5%. Cho nên, lần tăng viện phí này cũng không ảnh hưởng nhiều đến người cận nghèo. Còn đối với nhóm có BHYT đồng chi trả, mức cao nhất là 20%. Ông Sơn cho rằng: “Có vẻ như số đồng chi trả cao lên, nhưng tổng hòa lại từ việc không phải mua loại thuốc, vật tư y tế đã được kết cấu, so sánh với số tiền phải chi trả thì tổng chi phí tiền túi của người dân để bảo vệ sức khỏe cho chính mình sẽ giảm đi. Đây cũng là tác động tích cực”.

Với nhóm người chưa tham gia BHYT (khoảng 25 triệu người), ông Sơn cho rằng, đợt điều chỉnh này rất thận trọng khi cho thời gian vừa đủ, để người dân có thông tin và thấy việc cần thiết phải tham gia BHYT về lợi ích trước mắt và lâu dài. Ông Sơn trao đổi bên lề buổi tọa đàm: “Đó là khoảng “thời gian ân hạn” ưu đãi tôi nói theo nghĩa của ngân hàng để người dân tìm hiểu thêm và tham gia BHYT”.

Các chuyên gia một lần nữa khẳng định, việc điều chỉnh giá viện phí theo lộ trình vừa thúc đẩy các cơ sở khám, chữa bệnh tăng cường chất lượng dịch vụ y tế, vừa góp phần thúc đẩy BHYT toàn dân, giúp người dân có ý thức tự nguyện mua BHYT để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cho xã hội.

Người dân không phải trả “phụ phí”

Theo ông Nguyễn Nam Liên, khi điều chỉnh viện phí theo Thông tư 04/2012/TTLT-BYT-BTC, liên Bộ Y tế - Tài chính đã tính mức giá tối đa là tính đủ. Tuy nhiên, một số bệnh viện chưa tính đủ mức giá trực tiếp, nên trong quá trình khám, chữa bệnh, một số bệnh viện do ngân sách khó khăn đã yêu cầu người bệnh nộp thêm tiền còn thiếu. Khi tính đủ giá dịch vụ trực tiếp, người bệnh không phải trả phần này nữa mà chỉ phải trả phần đồng chi trả của BHYT thôi.

“Ví dụ, bệnh viện làm dịch vụ đó hết 700.000 đồng, nhưng giá dịch vụ các địa phương quy định 500.000 đồng, bệnh viện không thể bù ra 200.000 đồng để thực hiện dịch vụ đó. Bằng cách nào đó hoặc người dân phải bỏ ra 200.000 đồng nộp thêm, hoặc phải đi mua vật tư để bù vào, nhưng khi ban hành giá dịch vụ y tế thống nhất theo hạng bệnh viện trong toàn quốc (như lần này), giá dịch vụ y tế sẽ tính đủ chi phí trực tiếp và phụ cấp trực 24/24h thì người bệnh không phải nộp hoặc mua thêm vật tư nữa. Khi tính đủ, người bệnh chỉ phải trả phần đồng chi trả với BHYT”, ông Liên nhấn mạnh.

Ông Phạm Lương Sơn khẳng định, người bệnh sẽ không phải bỏ tiền túi của mình để đóng góp cho các khoản chi phí mà trong thực tế đã được kết cấu vào giá dịch vụ y tế. Toàn bộ chi phí thuốc, vật tư y tế, đặc biệt là những chi phí trực tiếp như khấu hao, duy tu bảo dưỡng… sẽ được kết cấu vào giá dịch vụ y tế và sẽ do Quỹ BHYT chi trả. Ông Sơn cam kết: “BHXH Việt Nam cũng như các cơ sở khám, chữa bệnh sẽ quyết tâm không thu thêm của người bệnh những khoản đã được tính vào giá dịch vụ y tế”.

 

 

Ông Nguyễn Nam Liên.
Ông Nguyễn Nam Liên.

 

“Nguồn tài chính bệnh viện hiện nay gồm phần chính là ngân sách nhà nước. Về cơ bản, ngân sách nhà nước qua thống kê các bệnh viện cả Trung ương và địa phương mới chỉ đảm bảo tiền lương của cán bộ y tế, thậm chí nhiều nơi còn chưa đủ. Như vậy, toàn bộ hoạt động vận hành của bệnh viện (tiền mua thuốc, điện nước, quản lý điều hành…) đều phải từ người bệnh và BHYT chi trả. Nếu đặt vấn đề nâng cao chất lượng dịch vụ trước thì rất khó, mà phải đi song song từng bước một, vừa điều chỉnh giá, vừa nâng cao chất lượng. Trên cơ sở nâng cao chất lượng thì các cơ sở sẽ thu hút được người bệnh đến, từ đó có nguồn lực để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Như vậy rất phù hợp”.

Ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính (Bộ Y tế)

 

Ông Phạm Lương Sơn.
Ông Phạm Lương Sơn.

 

“Mức đóng BHYT của người dân sẽ giữ nguyên, ít nhất là hết năm 2017. Đến năm 2018, khi kết cấu thêm phần khấu hao tài sản cố định và chi phí đào tạo thì lúc đấy mới tính toán đến việc điều chỉnh mức đóng. Theo Luật, trần thu phí bảo hiểm được Quốc hội cho phép là 6%, hiện nay đang thu 4,5%”.

Ông Phạm Lương Sơn, Trưởng ban Thực hiện chính sách BHYT (Bảo hiểm Xã hội Việt Nam)

Thu Nguyên/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 17 giờ trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 4 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Top