Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dịch giả Dương Tường: “Tôi dịch sách đến khi nào ông trời bắt đi”

Thứ sáu, 08:40 23/01/2015 | Giải trí

GiadinhNet - Ở tuổi 83, dịch giả Dương Tường vẫn miệt mài chuyển ngữ tập hai của “Đi tìm thời gian đã mất” - một trong 10 cuốn sách vĩ đại nhất mọi thời.

 

Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam Hervé Bolot trao Huy chương Văn học Nghệ thuật của Chính phủ Pháp cho dịch giả Dương Tường. 	Ảnh: TL
Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam Hervé Bolot trao Huy chương Văn học Nghệ thuật của Chính phủ Pháp cho dịch giả Dương Tường. Ảnh: TL

 

Thư viện là trường đại học

Nhắc đến Dương Tường là nhắc đến một nghệ sĩ già “chịu chơi”, hễ xuất hiện ở đâu thì lập tức có ngay những cuộc tranh cãi om xòm. Cách đây 5 năm, tại Văn Miếu, nhiều người bỗng giật mình khi thấy Dương Tường “quậy” tưng bừng trong Ngày thơ Việt Nam. Giữa lúc các “nàng thơ” đang đứng trên sân khấu, ông mặc áo phao, đội mũ len lững thững đi ra từ cánh gà quăng bịch chiếc túi xuống đất như thể sắp sửa đánh nhau, rồi xoành xoạch cởi áo, rút ra một cuộn giấy chi chít chữ, từ từ cuốn quanh người biến mình thành “xác ướp” - Thì ra, ông đang trình diễn thơ!

Chốn trú ngụ của dịch giả Dương Tường vừa là nhà riêng, cũng vừa là phòng tranh có tiếng nằm trên phố Phan Huy Chú (Hà Nội). Đón chúng tôi là một ông lão gày gò, lọt thỏm trong bộ quần áo mùa đông rộng thùng thình, chân đi dép lê loẹt quoẹt, riêng đôi mắt tinh anh với cái nhìn quắc thước là không thể lẫn với ai. Bên chiếc bàn nhỏ chất đầy sách vở, ông đọc thơ mình: “Ở đây tất cả đều tủn mủn/Chỉ riêng khổ đau là hoành tráng”.

Ai đó đã ví cuộc đời Dương Tường như những nhịp cầu đứt gãy, nay ngồi trên ghế nhà trường, mai đã vào chiến trận. “Tôi học tiểu học tại Nam Định. Lên Hà Nội học trung học vài năm, gặp Cách mạng Tháng 8, tôi bỏ trường đi làm liên lạc cho Việt Minh ở Vĩnh Yên. Gia đình gọi về, đi học lại được vài tháng tại Trường Phan Chu Trinh rồi lại theo kháng chiến, làm tuyên truyền, vào quân ngũ”, ông tâm sự. Năm 1955, Dương Tường trở về với cuộc sống đời thường, bắt đầu từ những cửa hàng sách cũ trên các con phố Bà Triệu, Sinh Từ, Sơn Tây… Chàng lính mới giải ngũ ấy như già đi cả chục tuổi khi “vùi đầu” vào sách vở để thỏa cơn khát chữ.

Là nghệ sĩ tài hoa, Dương Tường được biết đến với nhiều vai trò như: dịch giả, nhà thơ, phóng viên, nhà phê bình nghệ thuật… Tính đến thời điểm hiện tại, ông đã dịch trên 50 tác phẩm của Pháp, Nga, Anh, Mỹ, Đức, Hy Lạp, Brazil, Nhật Bản, Na Uy... Trong đó, có nhiều tác phẩm được xếp vào hàng kinh điển như: “Anna Karenina” (L.Tolstoy), “Cuốn theo chiều gió” (M.Mitchell), “Người dưng” (A.Camus), “Những con đường xứ Flandres” (C.Simon), “Đồi gió hú” (E.Bronte), “Cái trống thiếc” (G.Grass), nhiều vở kịch của Shakespeare...

Khả năng sử dụng ngoại ngữ thành thạo đã cho phép Dương Tường tìm hiểu tới tận nguồn gốc của tác phẩm, đồng thời thôi thúc ông đổi mới ngôn ngữ, chuyển ngữ. Vì thế, ông được đánh giá là một dịch giả mẫu mực trong lao động dịch thuật, bởi sự uyên thâm trong kiến thức, sự trau chuốt trong ngôn từ và một quan niệm thẩm mỹ cực kỳ nghiêm túc.

Đôi mắt chỉ dành cho chữ nghĩa

Cuối năm 2013, tập 1 của bộ sách “Đi tìm thời gian đã mất” (tác giả Marcel Proust) bản tiếng Việt đã được ra mắt, đánh dấu sự kết hợp của 4 dịch giả: Dương Tường, Đặng Anh Đào, Đặng Thị Hạnh, Lê Hồng Sâm. “Đi tìm thời gian đã mất” đã được bình chọn là một trong 10 tác phẩm được yêu thích nhất thế kỷ 20 và được tạp chí Time xếp thứ 8 trong 10 cuốn sách vĩ đại nhất mọi thời. Mấy nghìn trang sách của Proust đan cài nhiều luận bàn, quy chiếu về tác phẩm văn chương, âm nhạc, hội họa... Bút pháp của Proust có nhiều mệnh đề với nhiều quan hệ kết hợp, phụ thuộc, so sánh, đối lập, song song...

Dịch giả Dương Tường tiết lộ, suốt một năm qua, ông đã chuyển ngữ được hai phần ba tập 2 của cuốn sách này. “Ở tuổi của tôi, mỗi ngày dịch được 2 trang là giỏi rồi. Công việc vất vả, bởi Proust là một trong những tác giả khó dịch nhất thế giới. Khi dịch, tôi phải phóng to con chữ lên để làm việc bởi mắt kém. Tôi cũng tham khảo bản dịch tiếng Anh trong quá trình làm việc”, ông cho biết.

Tiếp xúc bản gốc “Đi tìm thời gian đã mất” từ những năm 1960, tới nay, khi bắt tay vào dịch cuốn sách này, dịch giả Dương Tường làm việc với tinh thần: “Cứ làm đến đâu hay đến đấy thôi, đi lúc nào không biết ấy mà. Mắt tôi bây giờ kém lắm rồi nên chỉ để dành cho chữ nghĩa thôi”.

Tên tuổi của dịch giả Dương Tường từng được giới dịch thuật thán phục khi dịch được những tác phẩm khó như “Những con đường xứ Flandres” với những câu dài tới cả trang giấy, hay “Cội rễ” là tác phẩm văn của người Mỹ da đen... Nói về cái khó của việc dịch cuốn “Đi tìm thời gian đã mất”, dịch giả Dương Tường phân tích, Marcel Proust rất hay dùng câu phức tạp, nhiều mệnh đề. Có khi chủ ngữ ở đầu câu nhưng mãi mấy dòng sau mới thấy động từ nên rất khó khi vượt sang “cơn bão táp” tiếng Việt. Ông bảo, việc dịch thuật giống như dỡ nhà ra xây lại, xẻ áo ra may lại… đương nhiên phức tạp hơn xây nguyên.

Đến bây giờ, khó khăn chữ nghĩa không còn là vấn đề quan trọng với Dương Tường nữa, mà điều khiến ông luôn áy náy là mình đã ở tuổi “mắt mờ, chân chậm”, hàng ngày chỉ sống trên gác hai, giữa bốn bề sách vở và những dự định ấp ủ trong đầu. “Ngẫm lại, con đường dịch thuật đã song hành với đời tôi từ lúc yêu văn chương tới mức muốn đọc các tác phẩm văn học nước ngoài bằng nguyên ngữ cho... sướng, đến những năm tháng nghèo đói, tôi phải tìm cách mài chữ ra mà bán, nuôi vợ con. Tiền nhuận bút chỉ đủ duy trì cuộc sống một cách lay lắt. Bây giờ đã qua hết rồi, tôi thanh thản dịch sách đến khi nào… trời bắt đi”, câu nói vừa ngậm ngùi, vừa pha chút kiêu hãnh của Dương Tường khiến nhiều người tin rằng, bản thảo sắp hoàn thiện kia sẽ đọng lại trong tâm trí người đọc về một dịch giả tài hoa và tâm huyết.

Lữ Mai

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ký ức những ngày 30/4 không bao giờ quên của đạo diễn Đặng Nhật Minh

Ký ức những ngày 30/4 không bao giờ quên của đạo diễn Đặng Nhật Minh

Giải trí - 2 giờ trước

GĐXH - "Thôi, vĩnh biệt những đêm dài lo âu thao thức trong ánh đèn mù. Thôi, từ nay giấc ngủ con cái chúng ta sẽ không còn bị khuấy động bởi tiếng bom đạn gầm rú," đạo diễn Đặng Nhật Minh đọc lời bình trong phim tài liệu "Tháng Năm – Những gương mặt".

Cận gương mặt tuổi 48 trẻ đẹp ngỡ ngàng của Trương Ngọc Ánh

Cận gương mặt tuổi 48 trẻ đẹp ngỡ ngàng của Trương Ngọc Ánh

Giải trí - 4 giờ trước

GĐXH - Trương Ngọc Ánh mới đây đã ngồi "ghế nóng" trong một cuộc thi. Điều khiến khán giả chú ý chính là gương mặt tuổi 48 trẻ trung gây ngỡ ngàng của nữ diễn viên này.

Hoa hậu Tiểu Vy, Bùi Quỳnh Hoa đồng loạt check-in địa điểm đặc biệt kỷ niệm 30/4

Hoa hậu Tiểu Vy, Bùi Quỳnh Hoa đồng loạt check-in địa điểm đặc biệt kỷ niệm 30/4

Giải trí - 4 giờ trước

GĐXH - Dàn Hoa - Á hậu: Tiểu Vy, Bùi Quỳnh Hoa, Bảo Ngọc,... đồng loạt khoe ảnh tại Dinh Độc Lập chào mừng lễ kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2024).

Nữ NSND là tượng đài sắc đẹp, U60 nuột nà, đời thực viên mãn bên chồng, khác vẻ cay nghiệt ở phim

Nữ NSND là tượng đài sắc đẹp, U60 nuột nà, đời thực viên mãn bên chồng, khác vẻ cay nghiệt ở phim

Giải trí - 5 giờ trước

Ở ngoài đời, NSND Thu Hà có cuộc sống bình yên, viên mãn bên chồng con. Cô cũng được ngưỡng mộ vì sở hữu nhan sắc trẻ đẹp không tuổi.

Đời thực nhà cao cửa rộng cùng vợ đẹp con tài năng của nam danh ca nhạc đỏ - Trọng Tấn

Đời thực nhà cao cửa rộng cùng vợ đẹp con tài năng của nam danh ca nhạc đỏ - Trọng Tấn

Giải trí - 5 giờ trước

GĐXH - Trọng Tấn là giọng ca nổi bật trong làng nhạc đỏ Việt Nam. Ngoài sự nghiệp đỉnh cao, anh còn có một gia đình viên mãn và khối tài sản đáng ngưỡng mộ.

Con gái MC Quyền Linh đỗ vào trường đào tạo nghệ thuật top 2 thế giới

Con gái MC Quyền Linh đỗ vào trường đào tạo nghệ thuật top 2 thế giới

Giải trí - 7 giờ trước

Không chỉ xinh đẹp, Lọ Lem - con gái lớn của MC Quyền Linh còn sở hữu học lực đáng ngưỡng mộ.

Nàng dâu xinh đẹp của 'Lật mặt 7': Gốc Hà Nội lại phải học nói giọng Hà Nội

Nàng dâu xinh đẹp của 'Lật mặt 7': Gốc Hà Nội lại phải học nói giọng Hà Nội

Giải trí - 10 giờ trước

Góp mặt trong phim điện ảnh "Lật mặt 7: Một điều ước" của đạo diễn Lý Hải, diễn viên Minh Khuê được công chúng khen ngợi vì lối diễn xuất chân thật cùng nhan sắc thăng hạng theo thời gian.

Sao Việt rộn ràng nghỉ lễ: Hoa hậu Đỗ Hà lộ diện giữa thông tin cưới thiếu gia, dàn người đẹp diện bikini "cực nóng"

Sao Việt rộn ràng nghỉ lễ: Hoa hậu Đỗ Hà lộ diện giữa thông tin cưới thiếu gia, dàn người đẹp diện bikini "cực nóng"

Giải trí - 13 giờ trước

Dàn sao Việt đã bắt đầu kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 bằng những chuyến đi chơi xa.

Thanh Hằng: "Tôi và ông xã không đi theo những định kiến cũ"

Thanh Hằng: "Tôi và ông xã không đi theo những định kiến cũ"

Giải trí - 14 giờ trước

Mới đây, Thanh Hằng đã có những chia sẻ về hạnh phúc của cô trong công việc, trong cuộc sống, trong mối quan hệ với ông xã Trần Nhật Minh, thu hút sự chú ý.

Tuổi xế chiều của nữ NSND ly hôn chồng sau 32 năm gắn bó: Vẫn có người theo đuổi, sống vui vẻ, yêu đời

Tuổi xế chiều của nữ NSND ly hôn chồng sau 32 năm gắn bó: Vẫn có người theo đuổi, sống vui vẻ, yêu đời

Giải trí - 1 ngày trước

Sau những sóng gió đã qua, NSND Ngọc Huyền đang có cuộc sống bình yên, vui vẻ bên mẹ già và con cháu. U65 vẫn có người để ý...

Top