Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dịch COVID-19, người Việt xa xứ đón Tết cổ truyền qua facetime

GiadinhNet – Nếu như những năm trước, người Việt ở nước ngoài có thể tụ tập để gói bánh chưng, chúc Tết, lì xì và cùng nhau đến chùa để cầu nguyện một năm mới an khang thì năm nay, vì dịch COVID-19, người Việt xa xứ lại đón Tết cổ truyền qua facetime.

Dịch COVID-19, người Việt xa xứ đón Tết cổ truyền qua facetime - Ảnh 1.

Chị Vũ Lan Anh (SN 1993) làm điều dưỡng viên tại thành phố Frankfurt (CHLB Đức) đã được 6 năm.

Trong từng ấy thời gian, chị Lan Anh có 4 năm đón Tết cổ truyền với gia đình từ đất nước xa xôi và năm nay cũng không ngoại lệ.

Vào thời khắc Tết cổ truyền đang cận kề, những cuộc gọi facetime từ nước Đức xa xôi giữa chị Lan Anh với các thành viên trong gia đình ở quê nhà khiến chị vơi phần nào nỗi nhớ nhà.

Nhớ lại những năm đầu tiên xa nhà, chị Vũ Lan Anh vẫn chưa thể quên được khoảnh khắc hai bố con cùng khóc khi gọi video, nhìn gia đình ở Việt Nam đón giao thừa.

Dịch COVID-19, người Việt xa xứ đón Tết cổ truyền qua facetime - Ảnh 2.

Chị Lan Anh có dịp chụp ảnh chung với bố khi chị được trở về Việt Nam thăm gia đình trước đó. Ảnh: NVCC

Chia sẻ với Báo Gia đình & Xã hội, chị Vũ Lan Anh cho biết: "2 năm đầu không được về Việt Nam, tôi không tránh khỏi việc nhớ nhà. Khoảnh giao thừa đến, hai bố con nói chuyện video khi cả gia đình quây quần nâng chén rượu mừng năm mới, cả tôi và bố đều khóc. Tôi khóc vì nhớ nhà, nhớ bố mẹ, còn bố thì khóc vì thương con gái ở xa không thể về Việt Nam đón Tết đoàn viên cùng gia đình".

"Mấy hôm nay, ngày nào bố cũng gọi điện video để "khoe" những hoạt động ở nhà. Bố bảo, năm nay bố lại là người gói bánh chưng và mẹ vẫn là người chẻ lạt. Gói bánh xong thì bố tranh phần xếp bánh vào nồi còn mẹ lại là người thức thâu đêm để đun nồi bánh. Nhìn gia đình quây quần, ấm cũng, tôi ước gì tôi và chồng đang được ở nhà bên bố mẹ…", chị Lan Anh chùng giọng.

Dịch COVID-19, người Việt xa xứ đón Tết cổ truyền qua facetime - Ảnh 3.

Chị Lan Anh cùng bố mẹ hai bên chụp hình kỷ niệm trong lễ thành hôn tại Đức. Ảnh: NVCC.

"Năm nay, tôi có chồng bên cạnh cũng đỡ tủi thân hơn nhiều, nhưng dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nước Đức phong tỏa, hầu hết người Việt Nam ở Đức đều không thể trở về Việt Nam đón Tết. Hơn nữa, tôi vừa từ dương tính trở về âm tính virus SARS-CoV-2 và đang nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe nên gần như ngày nào cũng nhận được điện thoại từ quê nhà. Dù tôi có chồng bên cạnh chăm sóc nhưng với bố mẹ ở quê vẫn không thể không lo", chị Lan Anh cho hay.

Chị Lan Anh chia sẻ, những năm trước đó, khi còn sinh sống và làm việc ở Thủ đô Berlin, Tết năm nào chị cũng cùng nhiều gia đình là cộng đồng người Việt ở Đức tổ chức hội chợ, gói bánh chưng, tổ chức lì xì mừng tuổi và sau đó cùng đến chùa Linh Thứu (ở Thủ đô Berlin) để cầu bình an cho năm mới.

"Do nhiều người Việt ở Đức nên Tết năm nào, cộng đồng người Việt ở đây cũng tổ chức giói bánh chưng, lì xì và đi hái lộc trên chùa Linh Thứu. Đây là ngôi chùa có nhiều người Việt lui đến để cầu nguyện. Sở dĩ văn hóa của đất nước Việt Nam không bị mai một ở Đức là bởi người Việt ở đây gìn giữ, phát huy và giáo dục các thế hệ trẻ em về văn hóa của Việt Nam, đặc biệt là những nét văn hóa trong dịp Tết Nguyên đán cổ truyền", chị Lan Anh bày tỏ.

Chị Vũ Thị Dung (SN 1991, ở Chiêm Hóa, Tuyên Quang) là lao động tại tỉnh KagoShima (Nhật Bản) cũng tương tự.

Dịch COVID-19, người Việt xa xứ đón Tết cổ truyền qua facetime - Ảnh 4.

Cây đào của chị Dung được đặt ở góc nhà cùng thiệp chúc mừng năm mới và bóng bay để các thành viên trong nhà cùng nhớ về hương vị Tết cổ truyền ở Việt Nam. Ảnh: NVCC

Do là lao động xuất khẩu ở Nhật Bản nên hơn 2 năm nay, để nhớ về hương vị Tết cổ truyền Việt Nam ở quê nhà, chị Dung cùng nhiều lao động khác cũng tự đặt bánh chưng, cành đào và tổ chức chế biến những món ăn quen thuộc, dân dã không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt Nam.

Đặc biệt năm nay, dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, chị Dung không thể lên chùa hay vãn cảnh hoa đào trong dịp Việt Nam đón Tết cổ truyền, như năm trước.

Dịch COVID-19, người Việt xa xứ đón Tết cổ truyền qua facetime - Ảnh 5.

Mâm cơm với đầy đủ các món ăn có trong mâm cơm ngày Tết của người Việt được chị Dung cùng các thành viên sắm sửa nhân dịp ở quê nhà đón Tết cổ truyền. Trong đó, không thể thiếu bánh chưng xanh. Ảnh: NVCC

Chị Dung bày tỏ: "Ở Nhật Bản, muốn có đồ gì của Việt Nam đều có cả nhưng giá thì cao gấp 5 - 6 lần. Vì đi làm từ sáng đến chiều nên người Việt ở đây không đủ thời gian để nấu bánh chưng. Năm nay, giá bánh chưng tính ra tiền Việt khoảng 240.000 đồng/chiếc có trọng lượng 1,2kg, nên các chị ở đây vừa đặt bánh, vừa đặt đồ để làm một số món có trong mâm cơm Tết của người Việt, như nem, giò tai, thịt gà hấp lá chanh…".

Theo chị Dung, mặc dù ở Nhật Bản không ai biết đến Tết cổ truyền của Việt Nam nhưng hầu hết, những người Việt ở đây đều tự tổ chức đón Tết xa nhà. Từ cuối tuần trước, các thành viên trong phòng đã cùng nhau ra chợ sắm cây đào, đặt trong nhà để… chơi Tết.

Dịch COVID-19, người Việt xa xứ đón Tết cổ truyền qua facetime - Ảnh 6.

Chị Dung và nỗi nhớ nhà khi người thân ở Việt Nam đang dành cho nhau những lời chúc năm mới. Ảnh: NVCC

Không chỉ riêng ngày Tết, theo chị Dung, vào tất cả những ngày cuối tuần, mỗi khi được nghỉ ngơi, thì tất cả 8 chị em sinh sống cùng một nhà ở tỉnh KagoShima đều cùng nhau nấu ăn, chế biến các món ăn Việt Nam để vơi bớt nỗi nhớ nhà.

"Đi làm xa nhà, đến những ngày bố mẹ ở quê nhà đón Tết, mới thấy nhớ nhà đến quay quắt. Tầm này, cứ ngày 30 tháng Chạp ở Việt Nam là tôi đang hỗ trợ mẹ xếp bánh chưng lên bàn thờ cùng các loại bánh, trái cây. Với mình, Tết Nguyên đán luôn là một dịp đặc biệt nhất trong năm.

Ở Nhật, dù phải hòa vào sự quay cuồng công việc với mọi người nhưng tôi vẫn có thể thưởng tượng ra được không khí náo nức của mọi người ở quê nhà. Người người tạm gác công việc của mình, cùng sum họp, cùng quây quần bên nhau sau những khoảng thời gian dài xa cách vì mưu sinh và những guồng quay bon chen, sự vất vả của cuộc sống thường nhật. Mọi người thường bảo lớn lên sẽ thấy Tết nhạt dần, nhưng với tôi, khi xa nhà mới thấy trân quý cái Tết như thế nào…", chị Dung trầm mặc.

Bảo Loan

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tin mới nhất vụ nam sinh lớp 8 chơi bóng rổ bị đánh dẫn đến chết não

Tin mới nhất vụ nam sinh lớp 8 chơi bóng rổ bị đánh dẫn đến chết não

Thời sự - 4 phút trước

GĐXH - Liên quan đến vụ nam sinh lớp 8 chơi bóng rổ bị đánh dẫn đến chết não, Cục Trẻ em đã có báo cáo với Bộ trưởng Bộ LĐTBXH về vụ việc.

Hà Nội chốt 3 môn thi chính thức thi vào lớp 10 năm học 2024-2025

Hà Nội chốt 3 môn thi chính thức thi vào lớp 10 năm học 2024-2025

Giáo dục - 5 phút trước

GĐXH - UBND TP Hà Nội có văn bản chấp nhận tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội về phương án thi vào lớp 10 năm học 2024-2025. Học sinh Hà Nội sẽ thi 3 môn: Toán, Văn, Ngoại ngữ.

Báu vật nghìn năm trong ngôi đền cổ nhất xứ Thanh

Báu vật nghìn năm trong ngôi đền cổ nhất xứ Thanh

Xã hội - 6 phút trước

GĐXH - Đền Lê Hoàn ở Thanh Hóa là Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt, được ví như ngôi đền cổ nhất xứ Thanh. Nơi đây hiện còn lưu giữ nhiều cổ vật quý, trong đó có đôi đũa kim loại, chén bạc và đĩa ngọc có niên đại lên tới hơn 1.000 năm.

Cựu cán bộ ngân hàng MSB chiếm đoạt 338 tỷ đồng của khách, Công an TP Hà Nội kêu gọi các bị hại trình báo

Cựu cán bộ ngân hàng MSB chiếm đoạt 338 tỷ đồng của khách, Công an TP Hà Nội kêu gọi các bị hại trình báo

Pháp luật - 29 phút trước

GĐXH - Công an TP Hà Nội kêu gọi các bị hại là khách hàng bị mất tiền khi gửi, đầu tư vào Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) trình báo cơ quan chức năng thành phố.

Tổ chức hàng trăm chuyến cho người nước ngoài nhập cảnh trái phép, nhóm đối tượng nhận kết đắng

Tổ chức hàng trăm chuyến cho người nước ngoài nhập cảnh trái phép, nhóm đối tượng nhận kết đắng

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Trong khoảng một năm, các đối tượng đã tổ chức hàng trăm chuyến nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, thu lợi bất chính hàng tỉ đồng.

Cú điện thoại 'trị giá' gần 1,2 tỷ đồng khiến người phụ nữ nghẹn đắng

Cú điện thoại 'trị giá' gần 1,2 tỷ đồng khiến người phụ nữ nghẹn đắng

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Lo sợ liên quan đến đường dây phạm pháp, người phụ nữ đã chuyển cho kẻ tự xưng là công an gần 1,2 tỷ đồng.

Mưa đá bất thường ở Mù Cang Chải

Mưa đá bất thường ở Mù Cang Chải

Thời sự - 1 giờ trước

Sáng nay tại huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) xảy ra trận mưa đá bất thường, tàn phá nhiều hoa màu của dân.

'Nữ doanh nhân' sang chảnh lĩnh án tử hình

'Nữ doanh nhân' sang chảnh lĩnh án tử hình

Pháp luật - 1 giờ trước

Mỹ tạo vỏ bọc doanh nhân sống sang chảnh để buôn bán ma túy. Hành vi phạm tội của bị cáo này được một cô gái quê Quảng Bình giúp sức.

Bắt các đối tượng đưa 21 người xuất cảnh trái phép

Bắt các đối tượng đưa 21 người xuất cảnh trái phép

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Hai đối tượng Quốc tịch Trung Quốc đang tổ chức cho 21 người Việt Nam xuất cảnh trái phép sang Lào thì bị lực lượng Bộ đội Biên phòng phát hiện, bắt giữ.

Đề nghị phạt nặng doanh nghiệp xâm hại di tích quốc gia

Đề nghị phạt nặng doanh nghiệp xâm hại di tích quốc gia

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH - Doanh nghiệp múc đất đá trái phép tại chân lèn Hai Vai, làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh cấp quốc gia này.

Top