Hà Nội
23°C / 22-25°C

"Đi bệnh viện sau giãn cách xã hội như đi sân bay"

GiadinhNet- Lần thứ 2 đi bệnh viện khám sau đợt giãn cách xã hội, bà Hạnh rất vui vẻ dù phải qua nhiều khâu kiểm soát an toàn trước khi vào khu vực khám bệnh. Như nhiều bệnh nhân khác, bà Hạnh nói "đi bệnh viện bây giờ như đi sân bay".

Có mặt tại Bệnh viện Da liễu Trung ương từ sáng sớm 20/5, dù thời tiết nóng nực, bà Nguyễn Thị Hạnh (52 tuổi, là giáo viên ở Thanh Sơn, Phú Thọ) vẫn rất vui vẻ. Trước là vì bà thấy yên tâm, an toàn khi đi bệnh viện, hai là vào viện, bà thấy "dịu mát hẳn". Đây là lần thứ 2 bà đi bệnh viện sau khi các cơ sở y tế được khám chữa bệnh bình thường trở lại.

"Đi bệnh viện giờ như ra sân bay", bà nói.

Sở dĩ bà Hạnh nói vậy bởi ngay khi vào cổng, bà đã được đo thân nhiệt, được hướng dẫn khai tờ khai y tế rất nhanh. "Ai khai điện tử từ trước thì còn nhanh nữa vì chỉ cần đưa điện thoại, hiển thị tổng điểm trên tờ khai cho nhân viên y tế kiểm tra là được, đỡ phải khai bằng giấy" - bà chia sẻ. Tất cả phải rửa tay bằng nước sát khuẩn, nhân viên y tế nhắc nhở những ai chưa đeo khẩu trang.

"So với khi chưa có dịch COVID-19, đi khám bệnh giờ nhiều khâu kiểm soát an toàn nhưng theo tôi đó là điều nên làm để mọi người cùng yên tâm" - người phụ nữ đi khám nấm móng tay chia sẻ.

Đi bệnh viện sau giãn cách xã hội như đi sân bay - Ảnh 1.

Bệnh viện phân luồng để người bệnh, người nhà khai tờ khai y tế.

Thông thường, thời điểm này hàng năm, cao điểm có những ngày Bệnh viện Da liễu Trung ương tiếp nhận từ 1.8000-2.000 người tới khám. Trong thời gian cao điểm dịch, cũng như nhiều bệnh viện khác, lượng bệnh nhân giảm mạnh. Trong tháng 5, khi được phép khám, chữa bệnh trở lại bình thường, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 1.000 -1.200 bệnh nhân.

Tại bệnh viện chuyên ngành da liễu hàng đầu cả nước này, khi hết thời gian cách ly xã hội, bệnh viện cũng dỡ bỏ giãn cách tại khu vực chờ khám và các khu vực chờ khác. Tuy nhiên, tại đây vẫn duy trì việc đo thân nhiệt ngay từ cổng vào bệnh viện; sàng lọc, phân luồng, tầm soát triệu chứng viêm đường hô hấp; sát khuẩn tay, đeo khẩu trang đối với người bệnh, người nhà người bệnh đến viện.

Ngoài việc khai tờ khai y tế bằng giấy, nhân viên y tế còn hướng dẫn, kiểm tra người bệnh, người nhà người bệnh thực hiện khai báo y tế điện tử. Chính điều này đã giúp bệnh nhân giảm thời gian chờ đợi, đặc biệt trong mùa nắng nóng.

Bệnh viện cũng huy động lực lượng lớn nhân viên y tế như điều dưỡng trực các chốt kiểm tra thân nhiệt, khai báo y tế hay tiếp nhận tờ khai, đặc biệt những giờ cao điểm đông bệnh nhân như từ 6 đến 8 giờ sáng.

"Thời kỳ dịch bệnh, thời gian hành chính cho việc khám bệnh được tiến hành từ 7 giờ sáng, nay sau khi hết giãn cách, khám chữa bệnh bình thường, chúng tôi đẩy thời gian khám từ 5h30 sáng tới 18 giờ tối" - BS Đặng Bích Diệp, Trưởng phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho hay.

Đi bệnh viện sau giãn cách xã hội như đi sân bay - Ảnh 3.

Hướng dẫn người dân khai báo y tế trước khi vào khám bệnh

Đi bệnh viện sau giãn cách xã hội như đi sân bay - Ảnh 4.

Tất cả mọi người đều được nhắc nhở đeo khẩu trang, sát khuẩn tay

Nhờ đẩy mạnh đăng ký khám trực tuyến, khai báo y tế trực tuyến, bệnh viện đã giảm tối đa việc tập trung đông người, giảm thời gian bệnh nhân phải chờ đợi tới lượt khám hay thanh toán viện phí. Bệnh viện cũng kích hoạt hệ thống làm mát trong toàn viện, khiến bệnh nhân giảm bức xúc đặc biệt trong thời tiết nắng nóng 38-40 độ C.

Tại Bệnh viện Bạch Mai, từ ngày 11/5, tất cả các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú, tái khám và khám theo yêu cầu trở lại hoạt động bình thường.

Đi bệnh viện sau giãn cách xã hội như đi sân bay - Ảnh 5.

Các máy sát khuẩn tay tự động được đặt tại vị trí dễ tìm thấy ở khu khám bệnh, Bệnh viện Bạch Mai.

Ngoài việc đảm bảo hệ thống kiểm tra thân nhiệt tự động và các máy sát khuẩn tay tự động, bệnh viện yêu cầu người đến viện phải khai báo y tế. Để hỗ trợ bệnh nhân vào khám, bên cạnh các nhân viên y tế hướng dẫn còn có các máy lấy số tự động để giảm tải thời gian bệnh nhân chờ đợi.

Toàn bộ nhân viên của Khoa Khám bệnh được huy động làm việc từ 5h30 sáng. Bệnh viện cũng triển khai song hành cả kê khai y tế trên giấy tờ và kê khai y tế điện tử để bệnh nhân có thể khai trước được từ nhà để khi đến viện nhằm giải phóng được bệnh nhân nhanh hơn, tránh ùn tắc bệnh nhân. Với các bệnh nhân bị ho sốt, thì ngay từ cổng bệnh viện đã có các nhân viên y tế phân luồng vào khu khám riêng.

Đi bệnh viện sau giãn cách xã hội như đi sân bay - Ảnh 6.

Ngoài khai báo y tế bằng giấy, Bệnh viện Bạch Mai đẩy mạnh khai báo y tế điện tử để người dân tránh tập trung đông người và giúp giảm thời gian chờ đợi.

Chị Lê Thị Hoài, ở Hoàng Mai, Hà Nội, có người thân điều trị nội trú tại Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai cho hay, hiện bệnh viện chỉ cho phép 1 người nhà bệnh nhân thăm nom trong suốt quá trình từ ngày nhập viện đến khi kết thúc liệu trình điều trị. Mọi chăm sóc đều do điều dưỡng thực hiện, người nhà chỉ được vào khi bác sĩ gọi hoặc thăm giờ cố định từ 19-21 giờ hàng ngày.

Mỗi người nhà được phát một tờ giấy trên đó có ghi rõ tên, số chứng minh thư, số buồng bệnh nhân, khoa phòng. Người nhà muốn vào thăm bệnh nhân theo khung giờ bệnh viện quy định phải xuất trình tờ giấy nói trên kèm chứng minh thư. Đúng 21 giờ loa thông báo hết giờ thăm bệnh nhân sẽ được phát dọc hành lang các buồng bệnh.

Hiện nhà ăn của Bệnh viện Bạch Mai đã đóng cửa. Những bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm Hô hấp được nhân viên y tế phục vụ 3 bữa ăn mỗi ngày, hạn chế ra ngoài để tránh nguy cơ bệnh nặng lên hoặc lây nhiễm chéo những bệnh khác ngoài cộng đồng.

Để người bệnh hạn chế thời gian chờ đợi, tránh tập trung đông người, đẩy nhanh tiến độ khám, nhiều bệnh viện đã tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt sau thời gian giãn cách xã hội.

Tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (bệnh viện hạng 1 của Hà Nội), thời điểm trước khi có dịch COVID-19, viện tiếp nhận khoảng 1.500-1.700 bệnh nhân/ngày, đến tháng 4/2020 giảm còn 600-700 bệnh nhân/ngày và từ tháng 5/2020 số bệnh nhân trung bình là 1.000 người/ngày.

Theo khảo sát của Phòng Quản lý chất lượng của Bệnh viện này, trước đây, một bệnh nhân kèm theo 2-3 xét nghiệm cận lâm sàng phải mất từ 2,5 đến 3,5 tiếng mới khám xong. Tuy nhiên, từ khi khám theo hẹn với hệ thống gọi tự động (autocall), thời gian khám của bệnh nhân giảm còn 1,5 tiếng. Đối với bệnh nhân mạn tính, trước đây, họ phải đến bệnh viện chờ đợi từ 5h sáng đến 11h trưa, thậm chí nếu xét nghiệm máu, thì phải chờ đến 14h mới khám xong; nhưng khi khám theo hẹn, chỉ 30 đến 45 phút là có thể ra về.

Tương tự, tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, từ 27/4, 100% người bệnh khi đến khám đều phải đăng ký qua số điện thoại, qua website, fanpage bệnh viện hoặc tải app vào điện thoại, máy tính thông minh. Nhờ đó, việc đặt lịch khám, xem kết quả xét nghiệm… đều có thể được tiếp cận rõ ràng. Việc khám theo hẹn tránh được tình trạng khi vắng, khi lại quá tải, giúp công tác phòng, chống dịch, kiểm soát lây nhiễm tại bệnh viện được tốt hơn. Hơn nữa, bác sĩ sẽ chủ động về mặt thời gian để khám cho từng người bệnh.

Ngày 15/5, Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 đã có công văn số 2676/CV-BCĐQG gửi Chủ tịch UBND, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 các Bộ, ngành về việc triển khai công tác khám chữa bệnh an toàn phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.

Ban Chỉ đạo Quốc gia cho biết, trong thời gian qua, việc phòng chống dịch bệnh COVID-19 của Việt Nam đã đạt được kết quả rất tích cực, về cơ bản dịch bệnh đã được kiểm soát. Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo tại Thông báo số 177/TB-VPCP ngày 8/5/2020 "đồng ý cho các cơ sở khám chữa bệnh trở lại hoạt động bình thường".

Để thực hiện tốt nhiệm vụ vừa phòng chống dịch bệnh COVID-19, vừa bảo đảm an toàn việc phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, Ban Chi đạo Quốc gia đề nghị: Tiếp tục thực hiện các biện pháp kiểm soát lây nhiễm COVID-19 chặt chẽ trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Duy trì việc đo thân nhiệt, sàng lọc, phân luồng, tẩm soát triệu chứng viêm đường hô hấp; sát khuẩn tay, đeo khẩu trang đối với người bệnh, người nhà người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Hướng dẫn, kiểm tra người bệnh, người nhà người bệnh thực hiện khai báo y tế điện tử; Dỡ bỏ giãn cách tại khu vực chờ khám và các khu vực chờ khác; Tiếp nhận người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh, thực hiện phẫu thuật theo kế hoạch và triển khai các kỹ thuật thường quy.

Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tăng cường áp dụng các giải pháp công nghệ thông tin, cải tiến quy trình khám bệnh như đăng ký hẹn khám trước, thanh toán trực tuyến... để giảm tập trung đông người chờ khám và thanh toán viện phí.

Q.An

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 5 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 20 giờ trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 4 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Top