Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đêm nào cũng tỉnh giấc vào đúng “khung giờ” này thì coi chừng gan, phổi, ruột của bạn đã mắc trọng bệnh, càng để lâu càng khó chữa

Thứ ba, 09:03 31/12/2019 | Sống khỏe

Mỗi một khung giờ tỉnh dậy lại ẩn chứa một điều "bí mật" khác nhau về sức khỏe mà rất ít người biết.

Giấc ngủ là một phần quan trọng trong cuộc sống và sức khỏe. Theo tiến sĩ Jose Colon (Hoa Kỳ), việc tỉnh giấc 4-6 lần mỗi đêm là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu đêm nào bạn cũng tỉnh giấc vào một khung giờ giống hệt nhau, khiến bạn cảm thấy uể oải, thiếu sức sống vào sáng hôm sau thì hãy cẩn thận bởi đó hoàn toàn có thể là dấu hiệu bệnh.

Đêm nào cũng tỉnh giấc vào đúng “khung giờ” này thì coi chừng gan, phổi, ruột của bạn đã mắc trọng bệnh, càng để lâu càng khó chữa - Ảnh 1.

Khung giờ mắc bệnh của các cơ quan nội tạng.

Bright Side cũng chỉ ra rằng, mỗi một khung giờ tỉnh dậy lại ẩn chứa một điều "bí mật" khác nhau về sức khỏe, cụ thể như sau:

21h – 23h: Mắc bệnh tuyến giáp

Giấc ngủ được "lập trình" như sau: Khi con người chìm vào giấc ngủ, hệ thống nội tiết của chúng ta tự cân bằng lại, các mạch máu hoạt động mạnh hơn. Chính vì vậy khi có bất cứ vấn đề sức khỏe nào liên quan đến hệ thống miễn dịch, tuyến giáp, tuyến thượng thận hoặc quá trình trao đổi chất thì cơ thể bạn sẽ bỗng dưng trở nên tỉnh táo hơn vào khoảng thời gian này.

Đêm nào cũng tỉnh giấc vào đúng “khung giờ” này thì coi chừng gan, phổi, ruột của bạn đã mắc trọng bệnh, càng để lâu càng khó chữa - Ảnh 2.

Việc tỉnh dậy đều đặn vào khung giờ 21h-23h là dấu hiệu của bệnh tuyến giáp.

Không những thế, việc tỉnh dậy đều đặn vào khung giờ 21h-23h cũng có thể là một dấu hiệu của sự lo lắng, căng thẳng quá mức trong ngày. Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, bạn nên tập thiền, tập yoga hoặc tập các bài tập căng cơ trước khi đi ngủ.

23h-1h: Túi mật có vấn đề

Túi mật là nơi dự trữ mật do gan bài tiết ra, vô cùng cần thiết cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ, phân hủy tất cả chất béo đã tiêu thụ trong ngày. Nếu ngày nào bạn cũng tỉnh dậy vào lúc 23h-1h sáng, rất có thể bạn đã có sỏi mật hoặc một căn bệnh nào đó liên quan đến túi mật.

Không những thế, những cảm xúc như thất vọng, tức giận, sợ hãi… cũng có thể gây hại cho túi mật. Bạn nên điều chỉnh lại lượng chất béo và loại dầu ăn của mình.

1h-3h sáng: Gan bị tổn thương

1h-3h sáng là khoảng thời gian cơ thể đang thực hiện chức năng tự làm sạch, loại bỏ các chất thải từ máu và các mô khác. Thế nhưng, nếu đêm nào bạn cũng tỉnh giấc vào thời điểm này, rất có thể gan của bạn có quá nhiều độc tố cần xử lý.

Đêm nào cũng tỉnh giấc vào đúng “khung giờ” này thì coi chừng gan, phổi, ruột của bạn đã mắc trọng bệnh, càng để lâu càng khó chữa - Ảnh 3.

Đêm nào bạn cũng tỉnh giấc vào thời điểm 1h-3h sáng, rất có thể gan của bạn đã có vấn đề.

Ngoài ra, điều này cũng xuất phát từ những cảm xúc tiêu cực như giận dữ, thất vọng, tội lỗi… hãy giải quyết hoàn toàn những cảm xúc này để có thể trở lại giấc ngủ ngon.

Để không làm tổn hại gan, bạn nên cắt giảm rượu và caffeine, cố gắng uống nhiều nước tinh khiết hơn. Gan cũng có thể bị ảnh hưởng bởi bữa ăn cuối ngày, vì vậy bạn nên ăn tối nhẹ nhàng, đi ngủ sớm để củng cố lại chức năng gan.

3h-5h sáng: Phổi đã bị suy yếu

Phổi là một bộ phận trong cơ thể với vai trò chính là trao đổi các khí - đem ôxy từ không khí vào tĩnh mạch phổi, và điôxít cacbon từ động mạch phổi ra ngoài. Việc tỉnh dậy vào lúc 3h-5h sáng mỗi ngày kèm các triệu chứng như ho, hắt hơi, nghẹt mũi thì rất có thể phổi của bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng. Bạn nên tập một số bài tập thở để có giấc ngủ tốt hơn.

Đêm nào cũng tỉnh giấc vào đúng “khung giờ” này thì coi chừng gan, phổi, ruột của bạn đã mắc trọng bệnh, càng để lâu càng khó chữa - Ảnh 4.

Bạn nên tập một số bài tập thở để có giấc ngủ tốt hơn.

5h-6h sáng: Ruột già có vấn đề

Thời điểm 5h-6h sáng mỗi ngày, năng lượng sẽ tập trung ở khu vực ruột già để loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Nếu cơ quan này gặp vấn đề, bạn sẽ tỉnh giấc đều đặn vào lúc 5h-6h sáng, gây ra táo bón, tăng cân hoặc lão hóa sớm.

Đêm nào cũng tỉnh giấc vào đúng “khung giờ” này thì coi chừng gan, phổi, ruột của bạn đã mắc trọng bệnh, càng để lâu càng khó chữa - Ảnh 5.

Thời điểm 5h-6h sáng mỗi ngày, năng lượng sẽ tập trung ở khu vực ruột già để loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể.

Để ruột già hoạt động tốt và điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ, bạn nên tập bài tập căng cơ bắp, uống nhiều nước sau khi thức dậy. Nếu đã điều chỉnh thói quen sinh hoạt mà giấc ngủ vẫn bị gián đoạn, bạn hãy tìm đến bác sĩ để được thăm khám cặn kẽ hơn.

Những lưu ý để có một giấc ngủ sâu hơn:

- Tắt hết đèn khi ngủ.

- Không dùng thiết bị điện tử trước khi ngủ.

- Chọn đúng tư thế ngủ.

- Ăn thực phẩm tốt cho giấc ngủ: Đậu nành, thực phẩm giàu chất xơ, cá, sữa chua, ngũ cốc nguyên hạt, chuối…

Theo Helino

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Y tế - 16 phút trước

GĐXH - Ngày 28/3, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho hay, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận bé gái 7 tuổi (ở huyện Đan Phượng) mắc rubella. Trước đó, bé gái đã được tiêm chủng 2 mũi vaccine phòng bệnh này.

Trì hoãn điều trị bệnh 1 ngày để ăn cưới, người phụ nữ 54 tuổi ở TP HCM nguy kịch

Trì hoãn điều trị bệnh 1 ngày để ăn cưới, người phụ nữ 54 tuổi ở TP HCM nguy kịch

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Dời lịch chạy thận 1 ngày đi ăn cưới, cộng với việc không tuân thủ chế độ ăn kiêng dành cho người suy thận mạn, người phụ nữ 54 tuổi gặp nguy kịch.

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Y tế - 4 giờ trước

"Khi ép tim lần đầu tiên tôi còn hô lên "Anh em ơi! cấp cứu!", bởi ở bệnh viện, chúng tôi thường hô lên như vậy khi có một ca bệnh cần cấp cứu".

Nghệ sĩ Phước Sang đột quỵ lần 2 có tiền sử mắc bệnh này, ai có dấu hiệu tương tự cần cảnh giác!

Nghệ sĩ Phước Sang đột quỵ lần 2 có tiền sử mắc bệnh này, ai có dấu hiệu tương tự cần cảnh giác!

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

GĐXH - Trước khi bị đột quỵ, nghệ sĩ Phước Sang có tiền sử bị cao huyết áp. Di chứng của đột quỵ cách đây 11 năm khiến thể trạng của anh chỉ tầm 70-80% so với người bình thường.

Vinhomes Ocean Park 2 là khu đô thị đầu tiên của Vinhomes có trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Vinhomes Ocean Park 2 là khu đô thị đầu tiên của Vinhomes có trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Sống khỏe - 7 giờ trước

Ngày 27/3/2024, Tập đoàn Vingroup đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn Y tế Well Group (Nhật Bản) để phát triển mô hình Trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cao cấp tại Việt Nam.

Chế độ ăn cho người bệnh gan nhiễm mỡ

Chế độ ăn cho người bệnh gan nhiễm mỡ

Sống khỏe - 8 giờ trước

Hàm lượng chất béo trong gan quá cao có thể là dấu hiệu của bệnh gan nhiễm mỡ. Thay đổi chế độ ăn uống là phương pháp điều trị đầu tiên cho tình trạng này.

Thêm một loại rau 'hoàng đế' bổ ngang nhân sâm, tổ yến, đây là 9 công dụng tuyệt vời với sức khỏe của bạn

Thêm một loại rau 'hoàng đế' bổ ngang nhân sâm, tổ yến, đây là 9 công dụng tuyệt vời với sức khỏe của bạn

Sống khỏe - 9 giờ trước

GĐXH - Măng tây được biết có đặc tính chống viêm, giúp bảo vệ cơ thể trước nguy cơ bị bệnh tim và bệnh tiểu đường týp 2...

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Y tế - 18 giờ trước

Sau khi ăn bán trú, hàng chục học sinh trường Tiểu học Quang Hanh (Quảng Ninh) đau bụng, buồn nôn phải nhập viện theo dõi.

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - "Nhưng giờ nghĩ lại, đó có thể là sự sắp đặt, là nhân duyên để mình gặp bệnh nhân và cứu người bệnh. Vì máy bay delay nên bọn em mới quyết định đi ăn ở nhà hàng đó và gặp chú", chị Hạ nói.

Chế độ ăn cho trẻ dậy thì sớm

Chế độ ăn cho trẻ dậy thì sớm

Mẹ và bé - 19 giờ trước

Trẻ em ngày nay có xu hướng dậy thì sớm. Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố góp phần gây dậy thì sớm ở trẻ.

Top