Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đề xuất đặt tượng rùa bên Bờ Hồ: Chính Tháp Rùa cũng từng gây tranh cãi!

Thứ ba, 15:00 04/04/2017 | Xã hội

GiadinhNet - Liên quan tới đề xuất đúc tượng rùa bằng chất liệu đồng, vàng nặng 10 tấn đặt ở Hồ Gươm đã xuất hiện nhiều tranh cãi. Bên cạnh những ý kiến phản đối cũng có quan điểm cho rằng, nếu không “đổi mới” về hình ảnh thì Hồ Gươm ngàn đời vẫn chỉ mỗi Tháp Rùa, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn… PV Báo Gia đình & Xã hội đã có cuộc trao đổi với nhà văn Nguyễn Trương Quý xung quanh câu chuyện này.


Một trong những mẫu phác thảo rùa vàng Hồ Gươm. Ảnh: TL

Một trong những mẫu phác thảo rùa vàng Hồ Gươm. Ảnh: TL

Tháp Rùa từng gây xôn xao...

Nhà văn Nguyễn Trương Quý tốt nghiệp ĐH Kiến trúc Hà Nội nhưng nhiều năm gần đây, anh gắn bó, định danh với công việc biên tập, sáng tác văn chương và nghiên cứu về văn hóa Hà Nội. Nói về sức hút của quần thể kiến trúc Hồ Gươm, nhà văn Nguyễn Trương Quý cho biết: “Hồ Gươm tuân theo một triết lý về cảnh quan Á Đông như phong thủy, thiên-địa-nhân, hay quy hoạch vườn hoa của người Pháp… để tạo thành điểm nhấn giữa thành phố. Sự tính toán của người xưa là nhằm tìm cách hòa nhập với tự nhiên. Ở đây, người Việt thể hiện lối sống gắn bó với thiên nhiên, nương theo đó để tôn lên vẻ đẹp cảnh quan. Một mô đất đắp thành ngọn núi nhỏ, trên có Tháp Bút làm điểm nhấn chiều cao, một nhịp cầu soi bóng dẫn ra hòn đảo nhỏ tăng chiều sâu không gian… thực chất là sự thừa kế hình mẫu cổ điển trong kiến trúc cung đình Á Đông. Nhìn vào đó, người ta cảm giác được một sự kết nối từ những di sản cung đình thời vua Lê chúa Trịnh. Sau đó người Pháp đã rất có ý thức tiếp nối di sản này, tuy họ cũng phạm phải một số động thái mà sau chính họ cũng nuối tiếc như phá chùa Báo Ân để xây nhà Bưu điện (mà họ để lại tháp Hòa Phong của chùa này như một dấu vết). Về mặt tổng thể, kiến trúc quanh Hồ Gươm khá hài hòa, không có chi tiết nào quá to, quá thô, các công trình không cao quá ba tầng để tránh phá vỡ sự cân bằng”.

Nhà văn Nguyễn Trương Quý nói thêm, ngay đến Tháp Rùa, ban đầu cũng là một công trình gây tranh cãi. Về mặt kiến trúc, đó là công trình “lai căng” giữa bảo tháp kiểu Á Đông, cửa lại kiểu gô-tích, mái cong như mái chùa, mặt bằng không vuông mà hình chữ nhật… Thế rồi, qua năm tháng, Tháp Rùa trở thành biểu tượng thân thương với người Hà Nội, người Việt Nam. Vậy vì sao nó được chấp nhận? Bởi nó ở đúng điểm cần thiết, hội tụ các hướng nhìn trong hình thức một công trình nhỏ, khiêm nhường. Về sau, các công trình của người Pháp xây dựng quanh Bờ Hồ, dù ảnh hưởng văn hóa Pháp nhưng vừa phải hài hòa với tự nhiên, không màu mè, đồ sộ thái quá.

Trở lại đề xuất đặt tượng rùa nặng 10 tấn tại Hồ Gươm, tác giả cuốn sách “Tự nhiên như người Hà Nội” nhận định, ý tưởng đặt tượng hay tác phẩm điêu khắc quanh Bờ Hồ đã xuất hiện cách đây đến 20 năm và chỉ cần thống kê qua đồ án tốt nghiệp của sinh viên kiến trúc thời ấy đã đầy rẫy, có lúc còn thành “mốt” nhưng tất cả thường giống nhau một điểm là khó khả thi. Chẳng hạn như một nữ kiến trúc sư từng gây ấn tượng với đề tài quy hoạch Hồ Gươm mà điểm nhấn là mục xây hình tượng chín con rồng phía Nam hồ phun nước chầu về Bắc. Ý tưởng lạ nhưng để áp dụng đâu có dễ.

Không đặt tượng rùa, Hồ Gươm có gì để nhớ?

Nhà văn Nguyễn Trương Quý .
Nhà văn Nguyễn Trương Quý .

Nếu như trên thế giới, tại những địa danh nổi tiếng, chuyện dựng một bức tượng hay quần thể điêu khắc được coi là bình thường thì ở Việt Nam, trước khi xuất hiện một bức tượng luôn tồn tại nhiều tranh cãi. Trước câu hỏi: Có cần “đổi mới” về hình thức cho Hồ Gươm bởi rất có thể thế hệ trẻ hoặc du khách bốn phương cần tiếp cận địa danh này với góc nhìn khác, nhà văn Nguyễn Trương Quý nói: “Những “phần mềm” như trồng hoa, âm nhạc đường phố… là những thứ có thể thay đổi được. Tuy nhiên, việc đúc một bức tượng hay quần thể điêu khắc thuộc về “phần cứng”, là những thứ “dương”. Xung quanh việc sắp đặt tượng ở Bờ Hồ, cũng nên tư duy một cách hiện đại hơn. Bây giờ nên ngừng cách làm tượng kiểu thật thà mô phỏng lại một linh vật, cổ vật nào đó, nó phản ánh một tư duy “lỗi mốt”. Như chuyện con rồng ở Hải Phòng gần đây đã cho thấy khi người ta cố gắng nệ cổ nhưng kết quả lại thành trò cười. Nhìn ra các điêu khắc ở không gian công cộng, các đô thị thế giới đã tư duy bằng ngôn ngữ hiện đại và mang tính biểu tượng cao hơn. Chúng ta cứ quanh quẩn mô phỏng mãi, chẳng hạn có hình một con rùa to đến hàng tấn phóng to lên, sẽ là sự thụt lùi. Tóm lại, về cả yếu tố bố cục không gian lẫn thẩm mỹ không khả thi. Giá kể là một khuôn viên thật lớn ở một công viên chủ đề thì còn có thể xem xét. Chưa kể, không gian Hồ Gươm được quy hoạch từ thời Pháp thuộc đã tương đối hoàn chỉnh. Bao nhiêu công trình kiến trúc mang tính di sản đã ở đó, bản thân chúng đã đủ nhắc nhớ con người đến lịch sử văn hóa của khu vực. Thêm một thứ gì cũng cần xét đến sự đóng góp mang tính thời đại và nhất thiết ăn nhập với tổng thể. Khi đã có rùa tiêu bản trong đền Ngọc Sơn và nhất là có ngôi tháp mang tên Rùa gần 150 năm nay thì tượng một con rùa to quá cỡ không phải là một ý tưởng hay. Trong khi chúng ta không giữ nổi rùa thật được sống thì chúng ta đi đúc tượng như thế, theo tôi là một sự thất bại về bảo tồn di sản văn hóa”.

Hỏi nhà văn Nguyễn Trương Quý về đề xuất cho sức hút Hồ Gươm, anh cho hay, tuy không gian này nhỏ nhưng còn nhiều việc cần làm như: Kiểm soát rác vỉa hè, bờ kè, hệ thống chiếu sáng, cống rãnh, chỉ dẫn... Anh nói: “Tôi có đi nhiều nơi trên thế giới và thấy rằng người ta chăm chút đến từng chi tiết rất nhỏ, từ những chiếc biển chỉ dẫn xinh xắn, nhỏ gọn bằng mấy thứ tiếng để du khách biết chứ không to lù lù át cả công trình giới thiệu. Xung quanh Hồ Gươm, chiếc đồng hồ lớn do Thụy Sỹ tặng, không chú thích thì ai biết? Hoặc tháp Hòa Phong, nếu du khách không có sách hay tra Google thì họ hiểu đó là công trình gì? Trong khi đó, chúng ta thừa những thứ rất phản cảm, ví dụ chiếc biển hiệu ghi “nội quy công viên vườn hoa” ngay cạnh cây gạo ở Bờ Hồ nhìn thẳng ra Tháp Rùa ở phía phố Đinh Tiên Hoàng, tấm biển rất to đứng ở vị trí không thể thiếu thẩm mỹ và thiếu tinh tế hơn. Trên cây gạo cũng lại có đèn pha to, dây buộc quanh chạc cây nhìn rất thô… đến những bồn hoa bên dưới, có cần thiết phải làm rào sắt bao quanh không khi người trèo vẫn cứ trèo, người giẫm vẫn cứ giẫm… Tất cả những chi tiết ấy rất cần thiết, phản ánh chiều sâu của văn hóa ứng xử với Hồ Gươm. Chúng ta đang sở hữu một gia tài vô giá nhưng hình như chúng ta chưa biết yêu, chưa biết chăm nom cho sinh sôi nảy nở”.

Thành Nam

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người dân Hà Nội và miền Bắc ngán ngẩm kiểu thời tiết thay đổi bất ngờ từ nay đến cuối tuần

Người dân Hà Nội và miền Bắc ngán ngẩm kiểu thời tiết thay đổi bất ngờ từ nay đến cuối tuần

Thời sự - 17 phút trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, sau một ngày đón mưa dông nền nhiệt giảm, nắng nóng mở rộng thêm ở khu vực Bắc Bộ. Hà Nội là một trong những điểm tăng nhiệt và xảy ra nắng nóng, mức nhiệt dự báo tăng thêm 3 độ.

Hơn 1.600 ngôi nhà tốc mái ở miền núi phía Bắc

Hơn 1.600 ngôi nhà tốc mái ở miền núi phía Bắc

Đời sống - 52 phút trước

Đến chiều tối 18/4, những cơn dông, lốc và mưa rào lớn đã làm hơn 1.600 ngôi nhà ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc bị bay mất nóc, tróc mái lợp, thủng dột, hư hại...

Thủ khoa đại học sau 20 năm thành nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới

Thủ khoa đại học sau 20 năm thành nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới

Giáo dục - 1 giờ trước

Trở thành thủ khoa đại học năm 2003 với số điểm tuyệt đối, sau 21 năm, PGS Hà Khải Minh hiện là một trong những nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới.

Tạo trend 'đi tìm kho báu bà Trương Mỹ Lan' coi chừng pháp luật; Hàng loạt tác giả tuyên bố dừng hợp tác với Nhã Nam

Tạo trend 'đi tìm kho báu bà Trương Mỹ Lan' coi chừng pháp luật; Hàng loạt tác giả tuyên bố dừng hợp tác với Nhã Nam

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Những ngày qua cư dân mạng dựng hàng loạt clip về việc bà Trương Mỹ Lan giấu kho báu 673.000 tỉ đồng ở biển khơi. Dù biết là đùa giỡn theo trend nhưng người dân phải hết sức cẩn thận, tránh vi phạm pháp luật

Sát hại người quen rồi dựng thành hiện trường vụ tai nạn

Sát hại người quen rồi dựng thành hiện trường vụ tai nạn

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Công an tỉnh Sơn La vừa bắt giữ 2 đối tượng gây ra vụ giết người vào đêm 17/4 tại huyện Mai Sơn.

Giám đốc Nhã Nam bị tạm dừng công việc sau cáo buộc 'quấy rối nhân viên nữ'

Giám đốc Nhã Nam bị tạm dừng công việc sau cáo buộc 'quấy rối nhân viên nữ'

Xã hội - 10 giờ trước

GĐXH - Mới đây, trên fanpage của Nhã Nam đã bất ngờ đăng tải một thông báo về việc ra quyết định tạm thời ngừng vị trí công tác Tổng giám đốc của ông Nguyễn Nhật Anh tại công ty.

Biển người chen nhau tắm ở công viên nước Đầm Sen

Biển người chen nhau tắm ở công viên nước Đầm Sen

Xã hội - 10 giờ trước

Chiều 18/4, hàng nghìn người dân đổ về vui chơi, giải nhiệt tại công viên nước Đầm Sen (quận 11, TPHCM) trong ngày giỗ Tổ Hùng Vương.

Nghỉ lễ nhà nhà đi chơi, riêng người này ‘rinh’ ngay giải thưởng tiền tỷ Vietlott về tay

Nghỉ lễ nhà nhà đi chơi, riêng người này ‘rinh’ ngay giải thưởng tiền tỷ Vietlott về tay

Xã hội - 11 giờ trước

GĐXH – Tối 18/4, Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) thông báo đã tìm ra chủ nhân tấm vé trúng giải Jackpot 2 của xổ số Power 6/55.

Quyết định mới nhất của cha nạn nhân trong vụ bé gái 12 tuổi sinh con ở Hà Nội

Quyết định mới nhất của cha nạn nhân trong vụ bé gái 12 tuổi sinh con ở Hà Nội

Xã hội - 11 giờ trước

GĐXH - Bố bé Đ.T.N.L cho biết do không có điều kiện chăm sóc nên định tìm một trung tâm bảo trợ nhờ hỗ trợ nuôi dạy bé trai mới sinh 2 năm tới.

Dự án mở rộng một phần đường 70 ra sao sau 4 năm thi công?

Dự án mở rộng một phần đường 70 ra sao sau 4 năm thi công?

Đời sống - 12 giờ trước

GĐXH - Dự án đầu tư xây dựng một phần tuyến đường 70 (đoạn từ cầu Ngà đến hết ranh giới Làng giáo dục quốc tế) và đường quanh Làng giáo dục quốc tế thuộc địa phận quận Nam Từ Liêm, cùng một phần huyện Hoài Đức, khởi công từ 2020 nhưng đến nay vẫn ngổn ngang.

Top