Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đề xuất 3 mức tăng lương hưu, không thấp hơn 50% mức tăng lương công chức

Thứ bảy, 12:31 16/03/2024 | Xã hội

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được giao nghiên cứu 4 vấn đề đi kèm với chính sách cải cách tiền lương, trong đó có việc điều chỉnh lương hưu từ 1/7 tới đây.

Cha mẹ có lương hưu cao đến mấy cũng đừng cho con tiền làm 2 việc này: Không phải ki bo mà là tỉnh táo!Cha mẹ có lương hưu cao đến mấy cũng đừng cho con tiền làm 2 việc này: Không phải ki bo mà là tỉnh táo!

Nuôi dạy đúng cách là tình yêu tốt đẹp nhất cha mẹ dành cho con cái.

Bỏ lương cơ sở, không còn căn cứ điều chỉnh lương hưu

Tại phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi chiều 15/3, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh báo cáo về tác động của cải cách chính sách tiền lương đến việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội.

Theo đó, từ ngày 1/7 tới đây, cả nước thực hiện cải cách chính sách tiền lương. Tuy nhiên, báo cáo của Thường trực Ủy ban Xã hội cho thấy, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi chưa dự liệu được tác động của sự thay đổi này ở các quy định liên quan.

Đề xuất 3 mức tăng lương hưu, không thấp hơn 50% mức tăng lương công chức - Ảnh 2.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh (Ảnh: Tống Giáp).

Điều này dẫn đến khoảng trống về quy định trong dự thảo luật. Tiêu biểu, khi thực hiện chính sách cải cách tiền lương, lương cơ sở và hệ số lương hiện hành được bãi bỏ để xây dựng chế độ tiền lương mới.

Không còn lương cơ sở, theo bà Nguyễn Thúy Anh, sẽ không còn căn cứ khi điều chỉnh lương hưu , trợ cấp xã hội theo quy định của pháp luật hiện hành, không còn căn cứ tính mức hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội cũng như các chế độ khác.

Bên cạnh đó, tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của các đối tượng ở khu vực công sẽ tăng lên so với hiện hành. Việc này sẽ làm tăng phần chi ngân sách nhà nước để đóng bảo hiểm xã hội cho nhóm đối tượng này.

Đề xuất 3 mức tăng lương hưu, không thấp hơn 50% mức tăng lương công chức - Ảnh 3.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp (Ảnh: Tống Giáp).

Đặc biệt, Thường trực Ủy ban Xã hội lo ngại việc tăng lương dẫn đến chênh lệch khá lớn giữa người nghỉ hưu trước và sau ngày 1/7/2024.

Trước mắt, cơ quan chỉnh lý luật cho rằng cần thể hiện các quy định có liên quan đến lương cơ sở theo hướng, khi luật có hiệu lực, mức hưởng lương hưu, trợ cấp xã hội không thấp hơn mức hưởng gần nhất. Việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp (nếu có) thực hiện theo quyết định của Chính phủ.

Cụ thể, Ủy ban đề xuất bổ sung điều khoản chuyển tiếp "Chính phủ quy định mức tiền trợ cấp không thấp hơn mức hiện hưởng gần nhất" trước khi luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi có hiệu lực.

Tăng lương hưu theo 3 nhóm đối tượng

Phát biểu ý kiến liên quan đến lo ngại về mức chênh lệch lớn của người hưởng lương hưu trước và sau ngày 1/7/2024, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải khuyến cáo, trong quá trình chỉnh lý dự Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi cần đề xuất Chính phủ và các cơ quan nghiên cứu về vấn đề trên.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, Quốc hội từng cho tăng lương hưu nhiều lần, đặc biệt quan tâm đến nhóm người nghỉ hưu, đặc biệt là người về hưu trước năm 1995 (nhóm lương hưu thấp), nhưng khoảng cách chênh lệch giữa nhóm lương cao và thấp ngày càng nới thêm.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị Chính phủ đánh giá tác động, nghiên cứu thấu đáo để cải cách chế độ lương hưu toàn diện, đảm bảo công bằng cho những người nghỉ hưu trước và sau ngày 1/7.

Ông Hải lập luận, họ đóng bảo hiểm xã hội mức lương thấp hay cao, nhà nước cũng có phần trách nhiệm với những cống hiến của họ.

Giải trình về nội dung này, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, ngành hiện được giao nghiên cứu, xử lý 4 vấn đề đi kèm với việc cải cách chính sách tiền lương.

Đề xuất 3 mức tăng lương hưu, không thấp hơn 50% mức tăng lương công chức - Ảnh 4.

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung (Ảnh: Tống Giáp).

Thứ nhất, về cải cách tiền lương khu vực nhà nước, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh chủ trương cần thực hiện triệt để 5 nội dung, bắt đầu áp dụng từ 1/1/2025.

Đối với chính sách người có công, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông tin, sẽ thực hiện đúng phương châm thể hiện trong Pháp lệnh người có công là "người có công được hưởng trợ cấp cao hơn bình thường".

"Theo tinh thần đó, mức trợ cấp của người có công sẽ cao hơn 1 bậc so với mức cải cách tiền lương", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khái quát.

Với nhóm đối tượng hưởng bảo trợ xã hội, người đứng đầu ngành Lao động - Thương binh và Xã hội nêu dự kiến sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội theo hướng có mức tăng tương đồng với mức tăng lương bình quân của công chức, với lộ trình gồm hai mốc thời điểm là 1/7/2024 và 1/7/2025.

Vấn đề thời sự là mức tăng lương hưu, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung báo cáo, sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách tiền lương, Bộ đã xây dựng phương án điều chỉnh lương hưu, phân chia thành 3 nhóm đối tượng.

Nhóm đầu tiên là những người nghỉ hưu thông thường. Với nhóm này, mức tăng lương hưu sẽ được tính toán hợp lý giữa khu vực đang làm việc với người nghỉ hưu, hài hòa giữa người cùng chức vụ trước và sau 1/7/2024...

"Quan điểm của chúng tôi, việc điều chỉnh mức lương hưu không thấp hơn 50% so với mức tăng lương sau cải cách để đảm bảo hài hòa, cân đối, không để người nghỉ hưu bị đẩy xa hơn, thiệt thòi khi cải cách tiền lương", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Với nhóm những người nghỉ hưu trước ngày 1/7/2024, nhà nước cần áp dụng mức bù để giảm phần chênh lệch lương giữa người nghỉ hưu trước và sau thời điểm cải cách chính sách tiền lương.

Ngoài áp dụng chính sách bảo hiểm xã hội, những người hưởng lương theo ngân sách khi về hưu được đảm bảo đầy đủ chế độ như người nghỉ hưu bình thường.

Thứ ba, với nhóm nghỉ hưu trước năm 1995, Bộ trưởng cho biết, sẽ có chính sách đặc biệt để đẩy lương hưu lên cao hơn nữa.

"Với nhóm này, chúng tôi sẽ đề nghị Bộ Chính trị, các cơ quan có thẩm quyền cho áp dụng những chính sách đặc biệt", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề cập.

Tin sáng 16/2: Không khí lạnh trở lại nền nhiệt giảm bao nhiêu; lương hưu sẽ tăng theo lương công chức?Tin sáng 16/2: Không khí lạnh trở lại nền nhiệt giảm bao nhiêu; lương hưu sẽ tăng theo lương công chức?

GĐXH - Dự báo thời tiết Hà Nội 3 ngày tới (15-17/2), sóng lạnh yếu nên nền nhiệt giảm nhẹ, trời nhiều mây và có mưa nhỏ; Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, cải cách tiền lương phải đi đôi với điều chỉnh lương hưu.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TPHCM xem pháo hoa

Hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TPHCM xem pháo hoa

Xã hội - 2 giờ trước

Nhiều tuyến ở đường trung tâm TPHCM ùn tắc kéo dài vì người dân đổ về khu vực bờ sông Sài Gòn (quận 1) xem pháo hoa chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Tránh nóng, người dân đổ xô đến các Trung tâm Thương mại trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Tránh nóng, người dân đổ xô đến các Trung tâm Thương mại trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, tại Hà Nội, do nắng nóng oi bức, nhiều người dân đã đổ xô đến các trung tâm thương mại, siêu thị... thay vì đến các điểm vui chơi, giải trí ngoài trời.

Nam Định: 'Ám ảnh' vỏ thuốc bảo vệ thực vật vứt tràn lan bờ ruộng, kênh mương

Nam Định: 'Ám ảnh' vỏ thuốc bảo vệ thực vật vứt tràn lan bờ ruộng, kênh mương

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Việc lạm dụng thuốc diệt cỏ, trừ sâu để bảo vệ cây trồng cũng là tác nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe con người. Vì vậy, cần tuyên truyền người dân thực hiện phong trào thu gom, xử lý bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng để bảo vệ môi trường, sức khỏe con người.

Những khuyến cáo đối với người dân vào trung tâm TP.HCM xem pháo hoa tối 30/4

Những khuyến cáo đối với người dân vào trung tâm TP.HCM xem pháo hoa tối 30/4

Xã hội - 8 giờ trước

Nhiều tuyến đường trung tâm TP.HCM sẽ bị hạn chế, phân luồng và cấm xe nhằm phục vụ chương trình bắn pháo hoa trong tối nay (30/4). Do đó, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an TP.HCM vừa đưa ra một số khuyến cáo đề nghị người dân.

Đi trên đường, người phụ nữ bị sét đánh tử vong

Đi trên đường, người phụ nữ bị sét đánh tử vong

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Đang đi trên đường, người phụ nữ ở Thừa Thiên Huế bị sét đánh trúng vào người rồi tử vong.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 30/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 30/4/2024

Xã hội - 9 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Ba ngày 30/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Vụ truy sát trong đêm và phát súng giữa đèo (P cuối): Cuộc truy đuổi dọc đất nước

Vụ truy sát trong đêm và phát súng giữa đèo (P cuối): Cuộc truy đuổi dọc đất nước

Pháp luật - 9 giờ trước

GĐXH - Qua khai thác chủ nhân chiếc xe ô tô màu đỏ đã xuất hiện tại nơi anh H bị sát hại vào tối 6/4/2017, Công an tỉnh Nam Định thấy nổi lên đối tượng Nguyễn Hoàng Linh (SN 1987, trú tại Nam Định). Linh là kẻ có tiền án cùng nhiều mối quan hệ xã hội rất phức tạp. Sau khi anh H tử vong, Linh cũng "biến mất" khỏi Nam Định.

Nhận biết 3 mối đe dọa khiến bạn đuối nước khi tắm biển

Nhận biết 3 mối đe dọa khiến bạn đuối nước khi tắm biển

Đời sống - 10 giờ trước

Tắm biển khác xa với bể bơi, hay khi tắm sông. Đó là bởi sóng và các dòng chảy có thể khiến bạn dễ mất sức, dẫn tới đuối nước, hoặc bị cuốn ra xa bờ.

Những tình huống gây ùn ứ trên cao tốc dịp nghỉ lễ

Những tình huống gây ùn ứ trên cao tốc dịp nghỉ lễ

Xã hội - 11 giờ trước

Đôi khi ùn tắc trên cao tốc dịp nghỉ lễ không phải do tai nạn giao thông, lưu lượng phương tiện gia tăng mà lại từ nguyên nhân chủ quan của các tài xế.

TP.HCM yên bình, đẹp lạ thường dưới sắc cờ đỏ rực rỡ sáng 30/4

TP.HCM yên bình, đẹp lạ thường dưới sắc cờ đỏ rực rỡ sáng 30/4

Xã hội - 13 giờ trước

Từ đường phố lớn đến các con hẻm nhỏ ở TPHCM, cờ đỏ sao vàng rực rỡ hòa vào không khí kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Top